Đánh giá kết quả học tập bằng thực hành

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 45 - 48)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.4.4. Đánh giá kết quả học tập bằng thực hành

1.4.4.1. Khái niệm

Đánh giá bằng thực hành là cách thức GV tổ chức cho HS thực hiện một số kĩ năng đã được hình thành thơng qua học tập nhằm thu thập thông tin về kĩ năng, thái độ hoạt động của HS và đưa ra những kết luận trên cơ sở phân tích những thơng tin ấy.

Thực hành thường được sử dụng để đánh giá hành vi học tập của người học trong các tình huống cụ thể (đóng vai xử lí một tình huống trong cuộc sống, sử dụng dụng cụ đo, thực hành một số cơng việc trong gia đình, xác định phương hướng, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm tại lớp và tại gia đình, điều tra về dân số, bảo vệ môi trường sống,…)

1.4.4.2. Ưu điểm và hạn chế của đánh giá bằng thực hành

a. Ưu điểm

- Cho phép đánh giá nhiều kĩ năng khác nhau của HS.

- Cung cấp một công cụ đánh giá vừa q trình, vừa sản phẩm thơng qua việc HS thực hiện nhiệm vụ thực hành.

- Kích thích hoạt động thực tiễn, tạo điều kiện cho HS sử dụng kiến thức trên những tình huống thực tế và rèn luyện các hành động thực tế thuộc kĩ năng thể chất trong khi thực hành (ví dụ: thu thập vật liệu, sử dụng máy tính,…).

- Tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn. - Mở rộng sự liên tưởng và phát triển kĩ năng.

- Sự tiến bộ của HS có thể quan sát, đánh giá được theo thời gian.

- HS có thể nhận được kết quả đánh giá và đưa ra ý kiến phản hồi về kết quả đó trong thời gian ngắn nhất.

- HS có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình và tự tin hơn với những kĩ năng mà mình đã được hình thành.

b. Hạn chế

- Cùng một lúc khó có thể kiểm tra được nhiều HS. Chỉ có thể quan sát, ghi chép và đánh giá từng đối tượng hoặc một nhóm nhỏ HS.

- Tốn thời gian tiến hành, nhất là các bài thực hành mở rộng.

- Dễ dẫn đến nhàm chán nếu như khơng có mục đích rõ ràng và có sự khuyến khích cao.

- Việc cho điểm cũng như nhận xét đánh giá có thể khơng đáng tin cậy.

- Tính khái quát của việc đánh giá quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành thấp.

1.4.4.3. Giới thiệu một số công cụ đánh giá

Để đánh giá kĩ năng của HS, phương pháp thực hành tỏ ra là một phương pháp có hiệu quả. Thơng thường, người ta sử dụng các công cụ để ghi chép kết quả thực hành như: bài thực hành hạn chế, bài thực hành mở rộng và phiếu quan sát định kì các kĩ năng thực hành.

Bài thực hành là một cơng cụ đánh giá trong đó các hành vi học tập của người học sẽ được xem xét trong những tình huống cụ thể. Bài thực hành đòi hỏi người học thực hiện các kĩ năng bằng hành động thực tế. Như thế, bài thực hành liên quan nhiều đến “làm” hơn là đến “biết”. Trong dạy học, kết quả học tập của nhiều môn học được đánh giá qua bài thực hành.

Bài thực hành hạn chế thường bắt đầu bằng những chỉ dẫn hay động lệnh, trong đó có nội dung và yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài học hoặc trong một nội dung chuyên biệt.

Bài thực hành mở rộng địi hỏi người học phải tìm kiếm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau vượt ra ngồi phạm vi những thơng tin đã được cung cấp trong chính bài tập ấy hay vượt ra ngồi nội dung của một vài bài đang học.

Ví dụ: Khi học chủ đề Gia đình lớp 3, GV có thể sứ dụng phiếu sau để đánh giá khả năng quan sát và giải quyết vấn đề của HS

Họ và tên:………………………… PHIẾU THỰC HÀNH * Hãy quan sát những thứ dễ cháy ở gia đình em và điền vào bảng sau:

STT Những thứ dễ cháy ở nhà em Vị trí của chúng (Hiện chúng được đặt ở đâu?) Nhận xét của em (Để như vậy đã hợp lí chưa?) Nếu được sắp xếp lại, em sẽ để ở đâu? Hợp lí Chưa hợp 1 2 3 4

1.4.4.4. Một số lưu ý

Trong khi sử dụng bài thực hành, GV vừa đánh giá tiến trình hoạt động mà HS đã thực hiện, vừa đánh giá sản phẩm HS tạo ra từ việc thực hiện nhiệm vụ. Như một bài tự luận, bài thực hành hiếm khi có câu trả lời hay một đáp án duy nhất đúng.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)