Đánh giá kết quả học tập bằng vấn đáp

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 40 - 43)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.4.2.Đánh giá kết quả học tập bằng vấn đáp

2.4.2.1. Khái niệm

Vấn đáp là hoạt động hỏi và trả lời bằng miệng.

Đánh giá bằng vấn đáp là cách thức đối thoại giữa người đánh giá và người được đánh giá, tiến hành trên cơ sở một hệ thống câu hỏi nhằm thu thập thông tin và đưa ra những kết luận trên cơ sở phân tích những thơng tin ấy.

Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng việc tương tác hỏi – đáp giữa người đánh giá (thầy cô, CM HS,…) và người được đánh giá (HS) nhằm thu thập thông tin từ người được đánh giá.

Đánh giá bằng vấn đáp được xem như một phương pháp đánh giá truyền thống trong nhà trường phổ thông. Vấn đáp thường xuyên được sử dụng để đánh giá trực tiếp giữa GV và HS trong một bài đang học hoặc sau một bài đã học. Trên thực tế, GV thường là người đặt câu hỏi còn HS là người độc lập trả lời. Tuy nhiên, hiệu quả của câu hỏi là một vấn đề cần bàn đến.

Do tính chất liên tục và thường xuyên mà đánh giá bằng vấn đáp là cách thức quan trọng và thực tiễn để tạo nên chất lượng của quá trình học tập của HS. Nghĩa là thơng qua hoạt động này, GV có thể theo dõi sự lĩnh hội và phát triển kiến thức và thái độ của HS. Từ đó, GV có thể có những biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học.

2.4.2.2. Ưu điểm và hạn chế của đánh giá bằng vấn đáp

Đánh giá bằng vấn đáp có một số ưu điểm và hạn chế chủ yếu sau:

a. Ưu điểm

- Đánh giá được kết quả thu nhận kiến thức, thái độ của HS một cách trực tiếp. Nhờ đó, GV có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời về nội dung và phương pháp dạy học nhằm động viên, khuyến khích đối với các HS đang tiến bộ; đồng thời, giúp đỡ những HS gặp khó khăn và ít tiến bộ trong học tập.

- Phạm vi kiểm tra có thể mở rộng tùy ý nhờ các câu hỏi thêm về các vấn đề có liên quan. Từ đó, dần dần hình thành cho HS phương pháp tư duy tổng hợp trên cơ sở những câu hỏi phụ xoay quanh những câu hỏi chính.

- Thơng qua đánh giá, có thể tăng cường mối quan hệ tương tác giữa GV và HS. - Rèn luyện được tính tự tin và khả năng diễn đạt của HS.

- Thuận lợi đối với HS gặp khó khăn trong kĩ năng viết. - HS thường xuyên được kiểm tra.

- Giúp cho GV thăm dò và làm rõ nhằm tránh mơ hồ trong khi đánh giá.

b. Hạn chế

- Tâm lí của GV và HS ảnh hưởng đến chất lượng câu hỏi và câu trả lời.

- Trong 1 tiết học, GV chỉ có thể nêu một số câu hỏi hạn chế với một số HS hạn chế. - GV bị động về mặt thời gian vì phụ thuộc vào chất lượng câu trả lời của HS.

- GV khó đạt được sự thống nhất trong các cuộc “thảo luận tự do”. - Để tạo nên những câu hỏi chất lượng thì cần phải đầu tư nhiều.

2.4.2.3. Giới thiệu một số công cụ đánh giá

Một số cơng cụ đánh giá bằng vấn đáp có thể sử dụng được trong đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội như: kết hợp vấn đáp bằng lời với chỉ dẫn hành động; trắc nghiệm khách quan; phiếu vấn đáp giữa HS với HS

Ví dụ: Khi học về chủ đề Trái đất và bầu trời lớp 1, GV có thể sử dụng các câu hỏi sau để kiểm tra hiểu biết về Mặt Trời của HS

1. Vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất?

2. Con người sử dụng ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời để làm gì? 3. Gia đình em có sử dụng ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời vào những việc gì?

4. Nêu một ví dụ về tác hại của Mặt Trời đối với đời sống con người (cảm nắng,...).

PHIẾU VẤN ĐÁP

HS trả lời:……………………….

Em hãy lắng nghe và chọn phương án đúng nhất:

Đạt: ......... /4 câu

CÂU HỎI Đạt (v)

1. Hoạt động nào là hoạt động chủ yếu của HS trường em? A. Vui chơi

B. Biểu diễn văn nghệ C. Làm vệ sinh trường lớp D. Học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động học tập theo môn học?

A. Trình bày sản phẩm trong giờ Thủ cơng B. Đại hội liên đội

C. Thảo luận theo nhóm trong giờ Tiếng Việt D. Làm việc cá nhân trong giờ Toán

3. Tên gọi nào sau đây không phải là tên gọi của môn học ở lớp em?

A. Âm nhạc

B. Thủ công, kĩ thuật C. Múa

D. Mĩ thuật

4. Quan sát cây, phân loại rễ cây là hoạt động em thực hiện trong giờ học của môn học nào?

A. Đạo đức B. Mĩ thuật C. Thể dục

D. Tự nhiên và Xã hội

2.4.2.4. Một số lưu ý

Các nhà giáo dục nói chung đều thống nhất là GV cần nhấn mạnh việc phát triển khả năng suy nghĩ có phê phán hơn là chỉ tích lũy các sự kiện. Nhưng trên thực tế, câu hỏi của GV thường mang tính sự kiện nhiều hơn là mang tính suy nghĩ. Một câu hỏi tốt cần phải được suy nghĩ cẩn thận trước và phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp. - Kích thích HS suy nghĩ.

Khi sử dụng câu hỏi miệng, GV cần thực hiện theo các bước sau: - Đặt câu hỏi chung cho cả lớp

- Dừng lại để HS có thời gian xem xét câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời.

- Gọi tên HS: việc chọn HS trả lời cũng cần được cân nhắc nhiều mặt (yêu cầu của chương trình, trình độ HS,…) để tránh chỉ định HS trả lời một cách ngẫu nhiên, tùy tiện.

- Nghe câu trả lời: Cần biết lắng nghe câu trả lời của HS, tránh cắt ngang, biết gợi ý, khuyến khích khi cần thiết.

- Cho ý kiến đánh giá về câu trả lời: Cần yêu cầu HS trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn để nhận xét, bổ sung khi cần thiết.

Để nâng cao chất lượng của câu hỏi, từ đó nâng cao trình độ tư duy của HS, thì hệ thống câu hỏi cần phải được chuẩn bị trước, được sắp xếp theo một trình tự logic. Sao cho mỗi câu hỏi là một bước lí giải cho mục đích đánh giá mà GV đặt ra.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển NL PC môn TNXH Môdule 3.6 (Trang 40 - 43)