D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.4. Thang đo/thang xếp hạng (Rating Scale)
2.4.1. Khái niệm
Thang đo/ thang xếp hạng là công cụ đo lường mức độ mà học sinh đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
Thang đo/ thang xếp hạng là một dạng tỉ mỉ hơn của bảng kiểm. Trong khi ở bảng kiểm, mức độ kĩ năng hoặc hành vi thường được đánh dấu bởi “có” hoặc “khơng” thì ở thang đo/thang xếp hạng, mức độ này thường được lượng hóa bởi các chữ số từ 1 đến 3 hoặc từ 1 đến 5 hay các chữ cái A, B, C,.. hoặc các từ “giỏi”, “khá”, “trung bình”, “yếu”, “kém”,… [27/317]
2.4.2. Phân loại thang đo
Thông thường ở tiểu học, có các loại thang xếp hạng như: thang số (Numerical Rating Scale), thang xếp hạng đồ họa (Graphic Rating Scale) và thang dạng mơ tả.
Ví dụ: GV thiết kế và sử dụng một số thang đo sau:
Ví dụ 1: Bạn Nam tham gia phát biểu xây dựng bài học ở mức độ nào? 1 2 3 4 5
Trong đó mức 1- rất khơng tích cực; mức 2 – khơng tích cực; mức 3 – tích cực; mức 4 – khá tích cực; mức 5 – rất tích cực
Ví dụ 3: Em hãy đánh dấu (✓) vào cột phù hợp với ý kiến của em
Hành vi Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Hiếm khi Không bao giờ 1. Sử dụng tiết kiệm nước 2. Tắt điện khi ra khỏi nhà và khỏi lớp.
3. Phân loại rác thải tại nguồn
4. Tham gia các phương tiện giao thông công cộng. 5. Bảo vệ cây xanh
2.4.3. Quy trình thiết kế thang đo đánh giá năng lực
Bước 1: Xác định tiêu chí (hành vi, đặc điểm,...) quan trọng cần đánh giá trong những hoạt động, sản phẩm cụ thể
Bước 2: Lựa chọn hình thức thể hiện của thang đánh giá dưới dạng số, dạng đồ thị hay dạng mô tả
Bước 3: Với mỗi tiêu chí, xác định mức độ đo cho phù hợp (khơng nên quá nhiều mức độ vì người đánh giá sẽ khó phân biệt rạch rịi các mức độ với nhau)
Bước 4: Giải thích mức độ hoặc mô tả mức độ của thang đánh giá một cách rõ ràng, sao cho các mức độ đó có thể quan sát được