Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề tổ hợp xác suất (Trang 78 - 84)

- Các nhóm trình bày kết quả lên bảng.

-HS căn cứ vào kết quả đƣa ra nhận xét về hiệu quả của hoạt động nhóm.

3.4.2. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

- Sau q trình thực nghiệm, chúng tơi phân tích, xử lí kết quả thử nghiệm:

* Về mặt định tính

Đánh giá về mặt định tính đƣợc xác định theo sự hứng thú và mức độ tích cực học tập của HS, độ bền kiến thức sau thử nghiệm và sự đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm qua các giờ dạy thực nghiệm, cụ thể:

- Về hứng thú và mức độ tích cực học tập.

Thơng qua quá trình thực nghiệm, chúng tơi thấy tinh thần thái độ học tập của các em rất tốt biểu hiện là các em tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những tình huống có vấn đề mà GV đƣa ra, các em rất hào hứng, thích thú hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao và cùng hồi hộp chờ nhận xét từ phía GV. Điều này cho thấy phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề đã có hiệu quả trong việc hấp dẫn lôi cuốn HS học tập, làm cho HS hứng thú khi học tập chủ đề “Tổ hợp – xác suất”.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong bài làm của mình là các em nhớ lâu, nhớ chính xác hơn, cách giải đa dạng hơn, điều đó đƣợc thể hiện ở chất lƣợng bài làm của nhiều HS.

- Sự đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm của GV sau các tiết dạy thực nghiệm.

Qua tiết học thực nghiệm, qua trao đổi với GV, chúng tôi nhận đƣợc sự phản ánh của GV:

+ Các biện pháp sƣ phạm đƣa ra hoàn toàn phù hợp với chủ đề “Tổ hợp – xác suất” và có thể thực hiện đƣợc.

+ Các giờ học đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia, HS tham gia các tiết học sơi nổi, nhiệt tình và hào hứng hơn.

+ Hệ thống các biện pháp giúp GV thực hiện đƣợc vai trò chủ động của ngƣời tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS.

+ Việc sử dụng các biện pháp sƣ phạm giúp HS giảm bớt những sai lầm phổ biến.

Kết quả đạt đƣợc qua các giờ dạy nội dung tổ hợp xác suất theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS cho ta thấy: Việc áp dụng các biện pháp sƣ phạm cũng đã đem lại một kết quả nhất định.

- Quá trình học tập học sinh ln tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài,

phát hiện và GQVĐ, có ý thức và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập làm cho các giờ học sôi nổi hơn.

- Phần lớn các em học sinh nắm đƣợc các kiến thức cơ bản của chƣơng một cách vững chắc hơn, phân biệt đƣợc các quy tắc, công thức dễ nhầm lẫn nhau nhƣ: quy tắc cộng, quy tắc nhân, công thức chỉnh hợp, tổ hợp,...

theo phƣơng pháp GQVĐ toán học, HS bị cuốn hút vào các công việc học tập, tạo cho HS lịng ham học, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, khơi dậy khả năng sáng tạo của mỗi HS. Đồng thời cũng giúp cho HS phát triển tƣ duy và thêm yêu thích mơn tốn hơn.

* Về mặt định lượng

Kết quả làm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc thống kê và tính tốn thơng qua bảng dƣới đây:

Bảng kết quả kiểm tra đƣợc phân loại Lần kiểm tra số Phƣơng án Lớp Tổng bài kiểm Điểm

dƣới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi

SL % SL % SL % SL % 1 Thử nghiệm 11A8 38 2 5,3 9 23,7 23 60,5 4 10,5 Đối chứng 11A7 38 6 15,8 13 34,2 17 44,7 2 5,3

Nhìn vào bảng ta thấy rõ sự khác biệt về điểm số ở các mức độ: dƣới TB, TB, Khá, Giỏi ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm số HS đạt điểm dƣới TB và TB tỉ lệ thấp (dƣới TB 5,3%, TB 23,7%), tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi, khá cao (khá 60,5%, giỏi 10,5%).

Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm kém, TB cao hơn ở lớp thực nghiệm (dƣới TB 15,8%, TB 34,2%), trong khi đó điểm khá, giỏi lại thấp hơn hẳn so với các lớp thực nghiệm (khá 44,7%, giỏi 5,3%).

Qua kết quả thống kê trên ta thấy bƣớc đầu thực hiện việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ tốn học cho HS thơng qua chủ đề tổ hợp xác suất là thành công. Các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề ra là khả thi và hợp lí.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm là kiểm định giả thuyết khoa học. Cụ thể là các biện pháp sƣ phạm dạy học giải tích theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS (đƣa ra ở chƣơng 2) có khả thi và góp phần phát triển năng lực QGVĐ tốn học cho HS hay khơng.

Từ các kết quả thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm cho thấy: - Việc đƣa ra các biện pháp dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, và các tình huống vận dụng kiến thức Tổ hợp - xác suất theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ là một việc làm ý nghĩa và đã dành đƣợc sự quan tâm của GV và HS.

- Các biện pháp sƣ phạm có thể chuyển giao để GV vận dụng vào quá trình dạy học Tổ hợp xác suất ở trƣờng THPT thuận lợi và mang lại hiệu quả.

- Khả năng vận dụng năng lực GQVĐ khi thực hiện hoạt động tìm hiểu và nhận biết vấn đề, hoạt động tìm giải pháp trong tình huống vận dụng kiến thức Tổ hợp xác suất của HS sau thực nghiệm tốt hơn trƣớc thực nghiệm, HS lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. HS lớp thực nghiệm có khả năng sử dụng năng lực GQVĐ và sáng tạo để đề xuất giải pháp mới, đề xuất vấn đề mới, áp dụng vào tình huống mới và xây dựng phƣơng pháp giải. Chất lƣợng làm bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ năng lực GQVĐ của HS bƣớc đầu đƣợc nâng lên. Thực hiện các biện pháp đó phát triển năng lực GQVĐ cho HS, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tổ hợp xác suất ở trƣờng THPT. - Mục đích thực nghiệm đã hồn thành, tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã đƣợc khẳng định, đồng thời giả thuyết khoa học của luận văn có thể đƣợc chấp nhận về mặt thực tiễn.

KẾT LUẬN

Luận văn đã đạt đƣợc một số vấn đề sau:

1. Nghiên cứu về năng lực nói chung, năng lực tốn học nói riêng và năng lực phát hiện và GQVĐ cũng nhƣ nghiên cứu về cơ sở lí luận của phƣơng pháp dạy học phát hiện và GQVĐ.

2. Ngoài ra luận văn còn hệ thống lại nội dung chƣơng Tổ hợp xác suất và một số thực trạng dạy học chƣơng này ở trƣờng THPT.

3. Dựa vào các cơ sở lí luận và thực tiễn thì luận văn cũng đã đề ra các biện pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

4. Qua luận văn cũng cho chúng ta thấy đƣợc rằng trong quá trình dạy học GV nên áp dụng phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ tốn học cho HS để góp phần làm phong phú thêm các phƣơng pháp dạy học mà GV áp dụng khi đứng lớp cũng nhƣ góp phần nâng cao chất lƣợng học tập của HS.

5. Đã tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đƣợc đƣa ra trong chƣơng II của luận văn.

6. Đề tài có thể nghiên cứu theo hƣớng:

- Phát triển năng lực GQVĐ toán học bằng phƣơng pháp dạy học kiến tạo. - Phát triển năng lực GQVĐ toán học bằng phƣơng pháp dạy học dự án. - Phát triển năng lực GQVĐ toán học bằng phƣơng pháp dạy học hợp tác. - Phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học các khái niệm ở trƣờng THPT. - Phát triển năng lực GQVĐ tốn học trong dạy học định lí ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề tổ hợp xác suất (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)