.Đánh giá chung về Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam VITOURS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút khách nhật bản tại công ty cổ phần du lịch việt nam VITOURS (Trang 97)

2.5.1. Ưu điểm.

Dựa vào những kết quả đã phân tích ở các phần trên cho thấy tuy Vitours đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các công ty lữ hành khác trên địa bàn thành phố nhưng lượng khách đến với Vitours vẫn tăng và tương đối ổn định nhờ các ưu điểm sau:

• Thành lập vào năm 1975, sau hơn 40 năm đi vào hoạt động đã tạo cho Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam uy tín, thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được các mối quan hệ thân thiết lâu dài và bền vững.

• Nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi: ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng có thể dễ dàng tiếp cận du khách những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Vitours.

• Vì mới được nâng cấp và sửa chữa nên cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, tình trạng sử dụng tốt. Tiêu biểu đó là hệ thống xe vận chuyển được đầu tư với hệ thống trang thiết bị trên xe hiện đại, tiện nghi hơn.

• Đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên trẻ trung, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, Vitours thực hiện tốt công tác bố trí nhân sự và quản lí nhân sự giúp đạt hiệu quả cao nhất trong việc phục vụ khách.

• Hệ thống danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú với sự kết hợp hiều loại hình du lịch khác nhau cùng hệ thống tuyến điểm du lịch đa dạng trong một chương trình du lịch có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách.

• Phối hợp sử dụng nhiều chính sách giá linh hoạt phù hợp với từng đối tượng từng tình huống như chính sách giá phân biệt, chính sách giá trọn gói, chính sách giá chiết khấu,…..

• Hệ thống kênh phân phối rộng và dài giúp cho thông tin sản phẩm dịch vụ cũng như dịch vụ có thể đến được với hầu hết các khách hàng.

• Chiến lược quảng cáo được thực hiện trên nhiều kênh truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của khách hàng đến với du khách 1 cách nhanh nhất.

2.5.2. Nhược điểm.

Mặc dù có đội ngũ nhân viên trẻ, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết song trình độ ngoại ngữ là một điểm hạn chế của Vitours. Nhân viên Vitours hầu như chỉ giao tiếp được một ngoại ngữ, do đó chỉ đáp ứng được một nhóm đối tượng khách sử dụng ngôn ngữ Anh, gây khó khăn trong việc giao tiếp cũng như hiểu được yêu cầu của khách với thị trường tiềm năng như Nhật Bản.

Quy trình phục vụ được nhân viên thực hiện đúng và đầy đủ tuy nhiên trong một số trường hợp do vào mùa cao điểm, khách đông nên nhân viên khó kiểm tra, giám sát được chất lượng dịch vụ từ các nhà cung cấp trước khi cung cấp cho khách. Điều này sẽ làm cho khách không được hài lòng với sản phẩm mà Vitours cung cấp.

Có lẽ vì Vitours đã tồn tại lâu đời và có uy tín và thương hiệu sẵn trên thị trường nên ít chú trọng vào công tác quảng cáo– công cụ hấp dẫn khách vô cùng hiệu quả. Điều này có thể giúp Vitours tiết kiệm chi phí tuy nhiên trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, ngày càng nhiều công ty lữ hành mọc lên và họ đang tận dụng công cụ này rất tốt và nếu cứ tiếp tục như thế trong thời gian tới Vitours không cho ra các chương trình quảng cáo hấp dẫn có thể mất một lượng lớn khách vào tay các công ty lữ hành khác.

Quảng cáo trên website của Vitours chưa thực sự hiệu quả, lượng truy cập cũng như việc đặt tour thông qua website này tương đối thấp vì chưa đưa ra chương trình quảng cáo hấp dẫn có thể thu hút khách, chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ dành cho thị trường tiềm năng Nhật Bản.

Việc cập nhât các thông tin quảng cáo trên các trang web đại lý du lịch trực tuyến mà Vitours hiện đang phân phối sản phẩm còn chậm.

Các hoạt động đã thực hiện mang lại cho Vitours nguồn khách Nhật Bản đến trong năm 2016 so với các năm có tăng lên nhưng chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của Vitours.

TIỂU KẾT PHẦN II

Phần II là chương khái quát về quá trình hoạt động,kết quả kinh doanh của công ty cũng như tình hình thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours. Từ đó, chúng ta có thể thấy được thực trạng khai thác, những tiềm năng còn bỏ ngỏ, ít được quan tâm của đối tượng khách này. Đồng thời, nhìn nhận những ưu điểm và nhược điểm trong chính sách Marketing- Mix của công ty. Từ đó, có thể dựa vào đó mà đưa ra những biện pháp phát huy ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm giúp công ty hoàn hiện hơn được làm rõ hơn ở phần III.

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM THU HÚT DU KHÁCH NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS. 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.

3.1.1. Mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có từ rất lâu nhưng thực sự trở nên thân thiết và chính thức phát triển khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.

Ngay từ thế kỷ 16, Việt Nam đã có quan hệ giao thương với Nhật Bản. Thời kỳ này, đã có những thương gia Nhật đến Việt Nam sinh sống và buôn bán. Các thương gia Nhật Bản cùng nhân dân bản xứ đã hình thành nên khu đô thị Hội An sầm uất. Hiện nay, ở Hội An vẫn còn lưu giữ nhiều di tích và các công trình kiến trúc của Nhật Bản như công trình kiến trúc Chùa Cầu, các ngôi nhà cổ và các Hội quán.

Đầu thế kỷ 20, phong trào Đông Du đã đưa một số thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập đường lối cải cách đất nước nhằm văn minh hóa đất nước, tìm con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của ngoại bang.

Trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai, Nhật Bản đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam cộng hòa nhưng đối với Việt Nam dân chủ cộng hòa lại có quan hệ không chính thức. Mãi đến năm 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới có quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản. Tuy nhiên mối quan hệ này vẫn còn dè dặt.

Trong một thời gian dài quan hệ hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng trong những năm trở lại đây đặc biệt từ năm 2002 đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, cụ thể như sau:

Năm 2002, lãnh đạo hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương tram “ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”.

Và năm 2003, hai nước đã kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó trở đi quan hệ giữa Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Năm 2004 hai bên xác định “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững” (Tuyên bố chung cấp Ngoại trưởng tháng 7/2004).

Năm 2006, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 11/2006, Thủ tướng hai nước ra Tuyên bố chung về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”.

- Năm 2007, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda đã ký Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”.

- Năm 2009, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4/2009), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro đã ký Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á", nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược.

- Năm 2010, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (tháng 10/2010), Thủ tướng hai nước ký “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”.

- Năm 2011, trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda đã ký "Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản".

- Năm 2014, trong chuyến thăm cấp nhà nước Nhật Bản tháng 3/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký “Tuyên bố chung Việt Nam- Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”.

- Năm 2015, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 9/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ra “Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”.

Về kinh tế: Thị trường Nhật Bản là một thị trường cao cấp, khắt khe về chất lượng, nhưng đây cũng là một thị trường có tiềm năng lớn. Cần phải khai thác triệt để thị trường

này vì đây là thị trường có khả năng chi tiêu cao. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Nhật Bản cũng là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, giáo dục và đào tạo, môi trường… nhằm thúc đẩy tang trưởng, cải thiện đời sống dân cư xã hội. Đó là những đóng góp có ý nghĩa to lớn và rất hiệu quả cho công cuộc đổi mới trong thời gian qua và cho cả tương lai sau này.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong các nhà đầu từ lớn nhất vào Việt Nam sau Singapore và Đài Loan. Hiện nay đã có rất nhiều các dự án lớn nhỏ của Nhật Bản hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… hoạt động trên các lĩnh vực như chế tạo thép, sản xuất các thiết bị ô top, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất các vật liệu xây dựng. Họ đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản hầu hết đều thành công trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam- nơi được đánh giá có đội ngũ lao động cần cù, chịu khó, vấn đề chủ thợ, pháp luật được thực hiện tốt.

Về du lịch, Nhật Bản cũng là thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002, đã có 280.000 du khách Nhật đến thăm Việt Nam. Năm 2003, do ảnh hưởng của đại dịch SARS khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam giảm sút nhiều.

Tuy nhiên cơ hội và tiềm năng thúc đẩy du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam chính thức đơn phương miễn thị thực nhập cảnh cho người Nhật đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày.

Và gần đây nhất, ngày 1/7/2004, Việt Nam đã có quyết định miễn thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam.

Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Từ ngày 30/9/2014, Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc nới lỏng quy chế cấp thị thực nhiều lần và nới lỏng hơn từ ngày 15/2/2016 và nới lỏng thị thực một lần

(từ 20/11/2014) cho công dân Việt Nam. Vì vậy lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng.

Từ năm 2008 trở lại đây, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đã suy giảm nhiều. Bước sang năm , ngành du lịch Việt Nam đã dần hồi phục, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên so với cùng kỳ năm 2016 với các hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước đã được mở rộng. Hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục, du lịch… cũng được tăng cường.

Như vậy giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có mối quan hệ ngoại giao và kinh tế gắn bó lâu dài. Trong tương lai mối quan hệ đó sẽ càng phát triển và thắt chặt hơn nữa vì sự phát triển chung của hai nước. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng rằng trong những năm tới khách du lịch Nhật Bản sẽ đến Việt Nam nhiều hơn.

3.1.2. Tình hình kinh doanh lữ hành trên địa bàn Đà Nẵng.

Đà Nẵng trong những năm gần đây đã và đang phát triển rất nhanh chóng về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, chính vì thế trong những năm qua, Đà Nẵng chuyên tâm đầu tư vào việc phát triển hạ tầng để phục vụ cho ngành du lịch. Đến nay có thể nói,về cơ bản về cơ sở hạ tầng du lịch tại Đà Nẵng có thể đáp ứng được nhu cầu cho du khách ở mọi thành phần.

Mục tiêu của Đà Nẵng đến năm 2020 đạt 8,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18,37%. Trong đó, khách quốc tế khoảng 1,4 triệu lượt khách vào năm 2020. Doanh thu chuyên ngành du lịch đạt tăng lên đến 10,1 ngàn tỷ đồng vào năm 2020. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch đến năm 2020 đạt 13,86 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,25% GDP của thành phố, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt từ 17-18%/ năm.Thành phố Đà Nẵng cũng sẽ nỗ lực để tạo thêm hơn 9 ngàn việc làm việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và vào năm 2020.

Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng những năm gần đây ngày càng tăng. Theo báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng: Năm 2016, Đà Nẵng đón 5,51 triệu lượt khách, tăng 17,7% so với năm 2015, ước đạt 107,2% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,66 triệu lượt (tăng 31,6% so với năm 2015), ước đạt 126,2% so với kế hoạch; khách nội địa ước đạt 3,84 triệu lượt (tăng 12,5% so với năm 2015), ước đạt 100,6% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2015, đạt 107,1%

Nguồn khách du lịch ngày càng tăng, các doanh nghiệp lữ hành cũng ngày càng xuất hiện nhiều ở thành phố Đà Nẵng, hoặc là thành lập mới không thì cũng mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở đây. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng, năm 2015, Đà Nẵng có 218 đơn vị kinh doanh lữ hành với hơn 2.000 hướng dẫn viên, và con số nay đang dần tăng lên Điều đó làm cho tình hình kinh doanh lữ hành ở trên địa bàn thành Đà Nẵng nhìn chung ngày càng phát triển và có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn.

3.1.3. Phương hướng và mục tiêu của công ty.

Trước những mục tiêu và phương hướng chung của toàn ngành, và để hưởng ứng chính sách của Nhà nước cũng như Tổng cục du lịch Việt Nam, Vitours không ngừng phấn đấu để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty, góp phần vì sự phát triển chung của toàn ngành du lịch. Bước sang năm 2017, bên cạnh việc tiếp tục phát triển mảng kinh doanh lữ hành, Vitours còn xây dựng thêm một số chương trình mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động, nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Mục tiêu của công ty trong năm 2017 là phấn đấu thu hút được khoảng 150 nghìn lượt khách, doanh thu tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù toàn thể cán bộ công nhân viên của Vitours cũng đã nhận thức được rằng để đạt được những kết quả này, công ty phải nỗ lực hết mình mong tìm ra hướng đi mới cho công ty, một trong những hướng đi cơ bản nhất đó là tạo nên mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác, nhằm thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix nhằm thu hút khách nhật bản tại công ty cổ phần du lịch việt nam VITOURS (Trang 97)

w