Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội, báo chí và dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 157 - 163)

hội, báo chí và dư luận xã hội

Công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân. Điều đó cũng đã được quy định rất rõ trong pháp luật - Điều 8, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ

nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân" [129]. Điều 8, Luật Cán bộ, công chức quy định về "Nghĩa vụ của cán

phục vụ nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng và pháp luật của Nhà nước" [128]. Điều 5, Luật CAND ghi rõ: "… Hoạt động của CAND phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" [130].

Để xây dựng đạo đức người CAND trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin về con người, cần triển khai một số nội dung sau:

Một là, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân làm nên lịch sử. Chân lý vĩnh cửu đó đặt trong mục tiêu xây dựng lực lượng CAND thời kỳđổi mới có ý nghĩa thật to lớn. Để ngăn ngừa những biểu hiện lệch lạc vềđạo đức, lối sống của người Công an cần phát huy tối

đa vai trò giám sát, phản biện của nhân dân. Hãy tạo ra hệ thống đánh giá đa chiều, lắng nghe ý kiến nhận xét từ nhân dân để mỗi người Công an tựđiều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và chuẩn mực nghề nghiệp cũng như quy định của chuẩn mực pháp luật. Nhất là tới đây, Bộ Công an đưa gần 2 vạn cán bộ chiến sĩ Công an về cơ sở. Điều đó rất cần phát huy tối đa vai trò giám sát, kiểm tra của nhân dân. Đây là giải pháp giáo dục cán bộ chiến sĩ hết sức hiệu quả và mang tính thực tiễn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được học yêu mến; Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước" [107, tr.552].

Sự giám sát phản biện của người dân không chỉ dừng lại ở tư cách đạo đức người CAND mà vai trò của người dân còn phải nêu cao trong việc đánh giá kết quả

hoạt động phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, sự giám sát của nhân dân không chỉ nơi công tác mà cả nơi cư trú.

Hai là, phát huy tốt vai trò của dư luận xã hội. Định hướng đánh giá của dư

luận xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong xây dựng đạo đức người CAND.

Thông qua dư luận xã hội để tác động điều chỉnh nhận thức và hành vi người cán bộ

CAND. Qua vai trò tác động của dư luận xã hội mà mỗi cán bộ Công an tự kiểm

điểm, tự soi xét lại chính mình, có đủ nghị lực và quyết tâm hoàn thiện mình hơn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Cán bộ nào không dám công khai

thừa nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, không có can đảm sửa chữa khuyết điểm thì những người đó không xứng đáng là cán bộ" [107, tr.584]. Trong điều kiện hiện nay, cần phát huy tối đa dân chủ trong dư luận xã hội, có tinh thần tiếp thu, cầu thị những góp ý của nhân dân, nắm bắt thông tin dư luận xã hội để kịp thời xem xét, giáo dục cán bộ chiến sĩ hoàn thiện tư

cách đạo đức.

Ba là, phát huy vai trò của báo chí, truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền những tâm gương cán bộ Công an điển hình, tấm gương người tốt việc tốt để định hướng, tác động, cổ vũ và giáo dục đạo đức người CAND. Đạo đức học mácxít luôn nhấn mạnh giáo dục đạo đức bằng dư luận, bằng sự phán xét của cộng đồng và bằng sự lan toả của những tấm gương. Nghị quyết lần thứ 4 khoá XII của Đảng đã nhấn mạnh cần phải tạo ra "một sự thống nhất giữa sức mạnh của dư luận xã hội, dư

luận đạo đức ở từng tổ chức, đơn vị với sức mạnh từ thức tỉnh lương tâm của mỗi cán bộ, đảng viên" [44, tr.39]. Dư luận xã hội thông qua hình thức biểu dương, ca ngợi tấm gương người tốt, việc tốt, những cá nhân điển hình được vinh danh để qua

đó góp phần giáo dục, ý thức đạo đức người cán bộ CAND, tạo ra sự lan toả mạnh mẽ của phong trào thi đua ái quốc. Ngược lại dư luận lên án, phê phán những hành vi xấu, những cán bộ CAND vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật sẽ là sự

cảnh tỉnh lương tâm, làm cho mỗi cán bộ chiến sĩ có tinh thần tự giác, tự chủđi theo tiếng gọi của lương tâm hướng thiện.

Rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ chiến sĩ CAND theo tinh thần Nghị

quyết Trung ương 4 khoá XII bắt đầu từ trên xuống dưới, từ nội bộ cấp uỷ ra đến toàn

đơn vị; cán bộ lãnh đạo, bí thư, cấp uỷ phải gương mẫu, đi đầu, trung thực, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: "một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" [111, tr.263].

Cần đẩy mạnh công tác văn hoá, văn nghệ trong CAND nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ chiến sĩ nhằm tạo lập môi trường văn hoá, thiết chế văn hoá và con người văn hoá trong CAND.

Bốn là: Tôn trọng cảm xúc của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy người cán bộ cách mạng là luôn luôn phải lắng nghe nhân dân, nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm thì mới thực sự là công bộc của dân, mới thực sự biết "Hiếu" với nhân dân, với mỗi người chiến sĩ Công an

nhân dân điều đó càng cần thiết. Bởi quần chúng nhân dân là người đóng góp lớn lớn vào sự nghiệp cách mạng nói chung. Và, mỗi chiến công của lực lượng công an trong phòng chống tội phạm đều nhờ vào sựđóng góp và hỗ trợ của nhân dân. Do

đó, trên mỗi địa bàn, mỗi khu vực, địa phương…, mỗi người chiến sĩ công an cần phải luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, lắng nghe sự chia sẻ của nhân dân, tôn trọng nhân dân, hiểu rõ cảm xúc của nhân dân để vừa giúp đỡ nhân dân, vừa dựa vào dân để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: dân giúp đỡ nhiều thì chúng ta thành công nhiều, giúp đỡ ít thì chúng ta thành công ít.

Kết luận Chương 4

Trên cơ sở lý khảo sát thực trạng xây dựng đạo đức người CAND, đánh giá khách quan những thành tựu và những hạn chế cùng nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, từ những vấn đềđặt ra đối với việc xây dựng đạo đức người CAND giai đoạn hiện nay, luận án đã đề xuất một số phương hướng và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm xây dựng đạo đức người CAND hiện nay: Về phương hướng chung trong giai đoạn hiện nay, trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới khu vực và trong nước, thuận lợi, nguy cơ thách thức đan xen nhau cùng tác động, nhiệm vụ bảo vệ ANTT càng trở nên nặng nề và yêu cầu ngày càng cao. Vì thếđể

xây dựng đạo người Công an đảm bảo thực sự trong sạch, vững mạnh cần tiếp tục quán triệt quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm của Đảng về xây dựng đạo đức người Công an phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT giai đoạn mới hiện nay; Quán triệt quan điểm của

Đảng về đường lối bảo vệ ANTT; Quán triệt quan điểm của Đảng về định hướng xây dựng đạo đức người CAND.

Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức người CAND giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong CAND, làm tốt công tác chính trị tư tưởng; Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo trong CAND; Phát huy tính tích cực chủ thể trong rèn luyện đạo đức người CAND; Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội, báo chí và dư luận xã hội. Các phương hướng và giải pháp trên nằm trong mối liên hệ hữu cơ, bổ sung và tác động biện chứng với nhau. Mỗi phương hướng và giải pháp lại chứa đựng những yêu cầu, nội dung cụ thể và những

KẾT LUẬN

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với lịch sử loài người. Sự

phát triển và hoàn thiện đạo đức trở thành nội dung quan trọng trong quy luật vận

động và phát triển tiến bộ của loài người. Triết học Mác - Lênin khi nghiên cứu về đạo đức đã đưa triết học về đạo đức vượt lên thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình để xác lập những nội dung lý luận và phương pháp luận khoa học, duy vật, biện chứng về đạo đức. Luận án không có tham vọng bàn chuyên biệt về vấn đề đạo đức, mà dựa trên những quan điểm cốt lõi, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để tiếp cận nghiên cứu vấn đề xây dựng đạo đức người CAND.

Vấn đề xây dựng đạo đức người CAND, được luận án kế thừa chắt lọc từ kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước, trong ngành và ngoài ngành CAND, xác định những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết trong nghiên cứu của mình. Luận án không nghiên cứu xây dựng đạo đức người CAND từ khoa học tổ chức hay khoa học xây dựng lực lượng CAND mà tiếp cận từ khoa học triết học - đạo đức. Từ phương diện lý luận, luận án đã làm rõ nội hàm của khái niệm đạo đức và xây dựng đạo đức người CAND, chỉ rõ tầm quan trọng của đạo

đức và xây dựng đạo đức người Công an cách mạng. Muốn làm cách mạng thì trước hết phải có đạo đức cách mạng. Cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT mang bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go phức tạp. Bảo vệ ANQG và trật tự

an toàn xã hội, phòng chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ của CAND. Nguyên lý đấu tranh cách mạng đã chỉ rõ, giá trị

của một cuộc cách mạng không phải chỉ dừng lại ở chỗ giành chính quyền mà còn là ở nhiệm vụ bảo vệ và củng cố chính quyền. Xây dựng đạo đức người CAND trở

thành vấn đề hệ trọng sống còn để bảo đảm lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đạo đức phản ánh qua ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Về mặt lý luận, luận án đã phân tích và khái quát những yêu cầu, nội dung cơ bản của việc xây dựng đạo đức người CAND. Do tính quy định của nghề nghiệp, đạo đức người CAND luận án đã xác định 6 chuẩn mực để xây dựng đạo đức người CAND đồng

thời phân tích tính quy luật những tác động của các yếu tố đến quá trình xây dựng

đạo đức người CAND.

Từ lý luận đến thực tiễn, luận án đã khảo sát quá trình xây dựng đạo đức người CAND từ khi lực lượng Công an được thành lập, nhất là việc xây dựng đạo

đức người CAND trong hơn 30 năm đổi mới. Luận án khẳng định, quá trình xây dựng đạo đức người CAND đã đạt được những thành quả quan trọng, cơ bản, vững chắc, nhờ đó mà lực lượng CAND không ngừng trưởng thành và lớn mạnh như

ngày nay. An ninh trật tự của đất nước được giữ vững cũng bởi lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là "thanh bảo kiếm" của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tuy vậy, đạo đức tự nó không phải cái vĩnh cửu, bất biến mà nó luôn biển đổi, chịu sự tác động, va đập của hoàn cảnh. Đạo đức tồn tại cụ thể trong mỗi con người, mỗi tập thể, mỗi cộng đồng và mỗi giai đoạn nhất định. Trong sự vận

động hiện thực đó, không thể có một nền đạo đức mang tính tuyệt đối. Quá trình xây dựng đạo đức người CAND bên cạnh những thành tựu còn có nhiều hạn chế, nhất là giai đoạn đất nước đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mặt trái của các vấn đề trên tác động tiêu cực làm đạo đức người CAND bị ảnh hưởng, suy thoái biểu hiện ở những mức độ, phạm vi, hình thái khác nhau. Như sự

suy thoái vềđạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ chiến sĩ CAND; chủ nghĩa cá nhân gia tăng, sai phạm của cán bộ chiến sĩ ngày càng nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng khiến dư luận bức xúc, niềm tin bị ảnh hưởng... Nếu không chặn đứng, khắc phục và đẩy lùi thì lực lượng CAND sẽ không làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng đạo đức người CAND đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay và những năm tiếp theo trở thành vấn đề cấp bách vừa cơ bản, lâu dài một mặt để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang CAND hơn 70 năm qua và xây dựng lực lượng CAND toàn diện trong giai đoạn mới.

Luận án đã phân tích và chỉ rõ những vấn đề đặt ra như là những mâu thuẫn biện chứng cần giải quyết. Trên cơ sở đó luận án đề ra 3 phương hướng chung mang nguyên tắc của định hướng chiến lược và 5 giải pháp chủ yếu để

xây dựng lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 157 - 163)