Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 115 - 117)

Thứ nhất, do các yếu tố phức tạp của thời đại tác động tiêu cực đến đạo đức người CAND. Như chúng ta đã thấy, tình hình thế giới, khu vực thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh giành ảnh hưởng đã dẫn đến những cuộc khủng bố và xung đột vũ trang, khủng hoảng hạt nhân, thiên tai bão lũ, dịch bệnh v.v... Tất cả những yếu tốđó đã tác động tiêu cực

đến nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị núp dưới nhiều danh nghĩa, chiêu bài khác nhau công kích, xuyên tạc Chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ráo riết thực hiện "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chếđộ XHCN ở nước ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Chúng dùng mọi cách để phá hoại, lôi kéo, dụ dỗ nhằm tác động vào lực lượng Công an, làm cho lực lượng Công an mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phai nhạt lý tưởng cách mạng, coi nhẹ trách nhiệm của mình trước nhân dân. Làm mất giá trị cao đẹp của lương tâm nghề nghiệp người CAND dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng vềđạo đức và trong quá trình thực thi nhiệm vụ, không có ý chí phấn đấu vươn lên.

Thứ hai, do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm, lý tưởng đạo đức của người CAND. Có thể thấy thực tế thời gian vừa qua, cơ chế thị trường đã len lỏi vào trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong

đó có lực lượng Công an. Nó đã làm lý tưởng cách mạng trong một bộ phận cán bộ

chiến sĩ bị cạn mòn và làm mờ nhạt niềm tin về những giá trị cao đẹp về CNXH, tha hoá mối quan hệ giữa con người với con người. Quan hệ giữa người và người bị đồng tiền làm biến chất, tha hoá.

Kinh tế thị trường làm cho con người tích cực, năng động, nhạy bén hơn nhưng nó cũng kích thích chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng thực dụng nẩy nở, phát triển mà điểm nổi bật của nó là chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất đơn thuần, coi nhẹ giá trị tinh thần; chỉ coi trọng lợi ích cá nhân cục bộ, coi nhẹ lợi ích cộng đồng; chỉ

quan tâm lợi ích nhất thời, trước mắt, coi nhẹ lợi ích cơ bản, lâu dài. Những điều đó

đã dẫn tới những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cộng sản, xa rời mục tiêu của CNXH, diễn ra tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", suy thoái về tư tưởng chính trị,

đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí chiến đấu ở một bộ phận cán bộ đảng viên, cán bộ

chiến sĩ trong lực lượng Công an.

Thứ ba, do sự tác động tiêu cực của đời sống xã hội làm cho những giá trị

nhân văn, tốt đẹp cao quý của người chiến sĩ Công an cũng chịu những tác động tiêu cực. Nhiều vấn đề về tư tưởng, sự xuống cấp về văn hoá - xã hội, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng có diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏđến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ lực lượng CAND. Lối sống vô cảm với đồng đội, tình cảm thân ái, trách nhiệm nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau trong đồng chí đồng đội đang bị xói mòn bởi sự tác động của xã hội. Trách nhiệm nghĩa vụ với tổ quốc và nhân dân không còn thiêng liêng cao quý như trước đây khiến cho một bộ phận cán bộ chiến sĩ mải chạy theo lợi ích cá nhân mà lãng quên đi lợi ích chung của quốc gia dân tộc, có người còn bán rẻ lương tâm nghề nghiệp của một người chiến sĩ Công an chỉ vì lợi ích trước mắt và vì tiền (như làm lộ bí mật nhà nước, bán tài liệu mật liên quan đến ANQG, bảo kê và tiếp tay cho tội phạm v.v...).

Thứ tư, văn hoá ứng xử của người và người trong xã hội xuống cấp tác động

đến văn hoá ứng xử của của một bộ phận cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Công an. Một bộ phận cán bộ chiến sĩ đã không ý thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội đã hành xử một cách thiếu chuẩn mực trong cuộc sống đời thường cũng như

trong khi thực thi nhiệm vụ đã làm giảm sút, tình cảm và niềm tin của nhân dân đối với lực lượng Công an. Dẫn đến những hành động lệch chuẩn nhưđối với nhân dân thì cửa quyền hách dịch, hành xử lỗ mãng, thiếu văn hoá, thiếu chuẩn mực, trong thực thi nhiệm vụ thì gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Một số người dùng mọi mánh khoé để thực hiện tham vọng cá nhân với mục đích quyền lực cá nhân, chạy chức chạy quyền với mục tiêu tham ô nhũng nhiễu với cấp dưới và nhân dân v.v...

Điều đó đã làm méo mó hình ảnh người CAND, thậm chí gây bức xúc, phẫn nộ

Cuộc sống xã hội vốn vận động không ngừng, là một dòng chảy liên tục mà

ởđó có cả những tiêu cực và tích cực, những tồn tại nảy sinh. Quy luật vận động và phát triển của xã hội đã cho thấy cuộc sống luôn luôn vận hành, trong đó đi lên, phát triển là xu thế tất yếu nhưng trong quá trình phát triển đó vẫn tồn tại những mâu thuẫn nội tại của nó, đó là mâu thuẫn giữa cái tích cực và tiêu cực, giữa cái tốt

đẹp và xấu xa, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái vô lương tâm và lương tâm v.v... Người CAND cũng là những con người bình thường nên không tránh khỏi những vấp váp, sai lầm, tiêu cực. Vì vậy chúng ta không nên thần thánh hoá, cách mạng hoá con người trong lực lượng CAND, không nên nhìn nhận bằng thái độ duy tâm về đạo đức người CAND mà phải nhìn nhận họ một cách biện chứng. Những sai phạm, thiếu sót và tiêu cực trong lực lượng CAND cần được soi rọi và khắc phục bằng ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ năm, do tính phức tạp, khó khăn, nguy hiểm của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Cần nhận thức khách quan rằng, người CAND với tính chất phức tạp của nghề nghiệp luôn phải đối diện với quá nhiều những thách thức, trở lực, sự

tấn công của các thế lực tội phạm. Môi trường xã hội mà người Công an hoạt động hết sức nguy hiểm, nguy cơ "tha hoá" rất cao. Các đối tượng phạm tội tìm cách mua chuộc, khống chế, uy hiếp, trói buộc người CAND bằng nhiều thủ đoạn, trong đó chúng dùng tiền bạc thu được từ hành vi phạm tội để mua chuộc, tác động làm chuyển hoá ý thức đạo đức cách mạng của người CAND.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 115 - 117)