Tác động của những yếu tố chính trị kinh tế văn hoá xã hội đến quá trình xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 69)

đến quá trình xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một là, sự sụp đổ hệ thống XHCN, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản (CNTB) trên thế giới đã tác động trực tiếp đến đến hiệu quả quá trình xây dựng đạo đức người CAND.

Phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đặt con người trong mối quan hệ với điều kiện kinh tế - xã hội, sự hình thành hoàn thiện nhân cách

đạo đức của con người được đặt trong tương tác của nhân tố đó. Thời đại nào sản sinh ra con người mang dấu ấn của thời đại đó. Khi xây dựng đạo đức cần đặc biệt chú ý đến những tác động khách quan đó để có giải pháp tác động tới quan niệm sống, quan niệm về lý tưởng, niềm tin và lẽ sống đạo đức của con người. Tác động rõ nhất tới tư tưởng, niềm tin, lý tưởng đạo đức cách mạng trước hết là sự sụp đổ

của hệ thống XHCN Đông Âu và Liên Xô trong những thập niên cuối thế kỷ XX đã

ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng niềm tin và lý tưởng của của người cộng sản nói chung, người CAND nói riêng.

Rõ ràng, việc củng cố, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan đạo đức cộng sản, xây dựng đạo đức XHCN trước bối cảnh quốc tế, thời đại hiện nay là không hề thuận lợi. Hơn nữa, CNTB đang tạm thời thắng thế, văn hoá tư sản, giá trị

tư bản và tính chất "tư bản hoá toàn cầu" là những tác động khách quan đến hiệu quả quá trình xây dựng đạo đức người CAND hiện nay.

Hai là, mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng đạo đức người CAND.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, vật chất quyết định ý thức, ý thức xét

đến cùng cũng chịu sự chi phối của lực lượng vật chất. Đời sống vật chất - tồn tại xã hội quyết định đời sống văn hoá tinh thần của một xã hội. Do đó, nghiên cứu con người và đạo đức của con người phải đặt con người trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội bởi con người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử xã hội trong sự tương tác biện chứng của các yếu tốđó. Phương pháp luận triết học duy vật

biện chứng luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của yếu tố kinh tế, xét đến cùng kinh tế quyết định chính trị, quyết định đời sống tinh thần, đạo đức và nhân cách của con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức kinh tế mang tính phổ quát, dẫn dắt sự vận động và phát triển của loài người trong xã hội văn minh. Kinh tế thị trường tác động mạnh mẽđến sự hình thành nhân cách của con người và cũng đồng thời tác động mạnh mẽđến sự hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách người CAND. Nhưng mặt trái của nó cũng làm cho đạo

đức và văn hoá phức tạp hơn và xuất hiện chiều hướng đi xuống. Đặc biệt, xã hội ta sau hơn 30 năm phát triển kinh tế thị trường, sự tác động của cơ chế, của tiền bạc đã làm méo mó quan hệ giữa người và người, nó làm cho những chuẩn mực đạo đức xã hội tưởng chừng như vĩnh cửu, bất biến thì nay thay đổi thậm chí khó có điều kiện để khẳng định. Lòng nhân ái, chủ nghĩa tập thể, triết lý cộng động, sự sẻ chia giúp đỡ, lòng hào hiệp dường như bị lạc lối trong cơ lốc của cơ chế thị trường... Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ tới lý tưởng, lẽ sống của một bộ

phận chiến sĩ CAND, làm cho quan niệm về nghĩa vụ, hạnh phúc và lương tâm cũng khác hơn quan niệm trước đây... Để xây dựng đạo đức người CAND, cần tính

đến những tác động khách quan của yếu tố kinh tế, các quan hệ kinh tế thị trường.

Ba là, môi trường văn hoá - xã hội có sự tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng đạo đức người CAND.

Chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp cận con người với tư cách con người - văn hoá. Con người hình thành trong môi trường văn hoá, do văn hoá, giáo dục mà tạo dựng nên đặc điểm nhân cách, đạo đức của con người ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau. Từ

góc độ này, việc nghiên cứu con người và xây dựng đạo đức người CAND cần thấy rõ những tác động của môi trường văn hoá, những yếu tố văn hoá trong mối liên quan

đến đạo đức, lối sống. Với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị, tình hình văn hoá xã hội cũng thay đổi mạnh mẽ, tác động đến sự tiếp biến văn hoá ở

nước ta và tác động đến con người, trong đó có người CAND. Đặc biệt, gần đây, với sự du nhập ồạt, thiếu chọn lọc văn hoá ngoại lai tràn vào đã xuất hiện xu hướng xem nhẹ các giá trị truyền thống, xem nhẹ văn hoá dân tộc. Tất cả những yếu tố đó tác

động nhất định tới nhận thức, tình cảm đạo đức của người CAND, ảnh hưởng tới những quan niệm về lý tưởng nghề nghiệp, về trách nhiệm và quyền hạn của người CAND, ảnh hưởng tới cách ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp người CAND.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 69)