Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức và xây dựng đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 40)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MINH VỀĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC

2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức và xây dựng đạo đức đạo đức

Học thuyết Mác - Lênin với ngọn cờ tư tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề vềđạo đức, xây dựng đạo đức nói chung và xây dựng đạo đức người CAND nói riêng.

Về mặt lý luận, đạo đức là một hiện tượng xã hội xuất hiện đồng thời với sự

ra đời và tồn tại của loài người. Tuy nhiên, tư tưởng và quan niệm về đạo đức chỉ được hình thành khi trình độ nhận thức của con người đã phát triển đến trình độ có thể khái quát những hiện tượng đạo đức riêng lẻ để nhận thức những giá trị, chuẩn mực chung, mang tính phổ quát. Bằng nhiều nguồn tài liệu cho thấy, những tư

tưởng đầu tiên vềđạo đức xuất hiện tại các trung tâm văn minh lớn thời kỳ cổ đại ở

cả phương Đông và phương Tây nhưẤn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp, La Mã... Mặc dù quan niệm cụ thểở từng trung tâm nói trên có những điểm khác biệt nhau, nhưng những quan niệm đó có những điểm chung, thống nhất. Các quan niệm đó đều cho rằng đạo đức là biểu hiện những thói quen, tập tục, quy ước trong quan hệ giữa con người với con người; là những nguyên tắc luân lý, những quy phạm ứng xử do cuộc sống đặt ra đòi hỏi con người phải tự giác tuân theo để duy trì sự ổn định của cộng

đồng xã hội.

Ở nước ta, thuật ngữ "đạo đức" được quan niệm tương đối thống nhất với quan niệm chung nói trên. Trong Từ điển Triết học, viết: Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chếđịnh xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội không trừ lĩnh vực nào [150, tr.15]. Theo Từ điển Triết học: Đạo đức là quy tắc của sinh hoạt chung trong xã hội và của hành vi con người, quy định những nghĩa vụ của người này đối

với người khác và đối với xã hội; đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội [148]. Trong Từ điển tiếng Việt: Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định mà có [148].

Nhìn chung có nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ từng cách tiếp cận cụ

thể, song điểm nhất quán ở các quan niệm trên đều cho rằng đạo đức là một hiện tượng xã hội nhằm điều chỉnh những quan hệ giữa người với người trong xã hội, nhằm tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng số các nguyên tắc và quy tắc mà hành vi của con người phải tuân theo, nó là sự biểu hiện những quan hệ hiện thực xác định của con người đối với nhau và đối với những hình thái cộng đồng người cụ thể như gia

đình, tập thể, giai cấp, dân tộc, nhân loại,... Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội dùng đểđiều chỉnh và đánh giá hành vi, cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và với cộng đồng xã hội, nhằm bảo đảm hài hoà về lợi ích giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Từ góc độ triết học đạo đức, loài người hình thành và tách ra khỏi đời sống vô thức, bản năng của loài vật bắt đầu từ chỗ con người tự ý thức về bản thân mình, ý thức về xã hội và tự giác gắn mình với cộng đồng xã hội trên các nguyên tắc, quy tắc đạo đức. Những quy tắc, nguyên tắc, quan niệm đạo đức làm thành bản chất xã hội, tính xã hội, tính nhân văn của con người.

Mặc dù các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin không dành những tác phẩm chuyên khảo để bàn riêng về đạo đức. Nhưng vấn đề đạo đức luôn được nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ với con người. Sẽ là khiếm khuyết nếu chia cắt phạm trù đạo

đức ra khỏi phạm trù con người. Muốn lý giải các vấn đềđạo đức cần phải dựa trên cơ

sở lý luận và phương pháp luận triết học duy vật biện chứng về con người.

Trước hết, triết học Mác - Lênin khẳng định đạo đức không tồn tại ngoài hoạt động sống của con người và của xã hội. Các chuẩn mực đạo đức không phải từ

trên trời "ban tặng" cho con người, mà là kết quả hoạt động thực tiễn của con người và xã hội tạo nên. Không có con người trong hoạt động mang tính xã hội thì sẽ

không có các nguyên tắc, quy tắc và các chuẩn mực đạo đức. Đạo đức là một hiện tượng mang tính phổ biến của xã hội, của mọi thời đại, nó tồn tại một cách tất yếu khách quan nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người. Vì thế sự hình thành

đạo đức là nhu cầu khách quan, mang tính tất yếu để duy trì tồn tại, vận động và phát triển xã hội. Đạo đức trở thành con đường để mỗi con người và cả xã hội vận

động và phát triển trong sự hoàn thiện bản thân mình. Không có các chuẩn mực đạo

đức chi phối, con người sẽ bị cái tôi ích kỷ chi phối.

Về mặt nguồn gốc, những quy tắc, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức mà con người tự nguyện, tự giác tuân theo xét đến cùng "là sự biểu hiện những quan hệ

hiện thực xác định của con người với nhau và đối với những hình thái cộng đồng người khác nhau: gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung" [147, tr.449]. Ý thức đạo đức chịu sự chi phối và quyết định của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức đạo đức như thếấy. Những chuẩn mực đạo đức ra đời và tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống, nó trở thành phương thức cơ bản để điều chỉnh ý thức và hành vi của con người trong "tổnghoà các quan hệ xã hội". Xét từ phương diện xã hội và tính mục đích cũng như từ phương diện hành vi của mỗi cá nhân, đạo đức là thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi con người nhằm đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội. Vì thếđạo đức còn mang hình thái của các giá trị xã hội, là những điều tốt đẹp, cái đúng, cái chuẩn mực góp phần thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển tiến bộ.

Đạo đức trong mối quan hệ với con người thì đạo đức là nền tảng của nhân cách. Trong mỗi con người nhân cách là biểu hiện tập trung của văn hoá và đạo

đức, theo đó nhân cách là những phẩm chất, những trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong của từng cá nhân. Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhân cách con người hiện thực gắn liền với bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo nghĩa rộng, nhân cách bao gồm

đức và tài.

Đạo đức của con người không tự nhiên mà có, nó không bẩm sinh mà hình thành trong "tổng hoà quan hệ xã hội", nó vận hành và tương tác trong thực tiễn đời sống xã hội và được định hình giá trị cũng nhưđiều chỉnh bởi nhu cầu của xã hội.

đó nói đến đạo đức là nói đến vai trò điều chỉnh và tựđiều chỉnh của con người một cách tự nguyện tự giác, nó mang tính hướng thiện, chân thành và khát vọng vị tha.

Đạo đức của con người biểu hiện ra thành triết lý sống, lẽ sống, những quan niệm

đúng đắn về hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm và thiện ác. Sự hoàn thiện đạo đức của mỗi cá nhân và của cả loài người cũng đồng hành với sự hoàn thiện bản chất nhân văn của nhân loại. Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của đạo đức loài người trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, gắn với các hình thái kinh tế - xã hội và chịu sự quyết định của phương thức sản xuất, tồn tại xã hội quyết định ý thức đạo đức của xã hội đó, đều đó cho thấy đạo đức mang tính lịch sử.

Thứ hai, triết học Mác - Lênin khi bàn đến đạo đức, luôn nhấn mạnh đặc trưng của đạo đức là ý thức, năng lực và hành vi tự nguyện, tự giác của con người. Tính tự nguyện, tự giác là đặc trưng cơ bản, phản ánh bản chất của hành vi đạo đức. Sống trong gia đình, cộng đồng, trong tổ chức xã hội...con người tự nhận thức được trách nhiệm của mình, cái nên làm, cái nên tránh, để từ đó có những hành động

đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Mỗi cá nhân phải nhận thức được những đòi hỏi của xã hội, hay nói cách khác, mỗi cá nhân phải nhận thức được tính tất yếu của lợi ích xã hội và tự nguyện tự giác thực hiện tính tất yếu ấy thông qua vai trò lương tâm, ý thức trách nhiệm và sự nỗ lực bản thân. Đây chính là quá trình chuyển hoá yêu cầu đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Hành vi đạo đức của con người, xét từ góc độ triết học, con người đã bước từ "vương quốc tất yếu" sang "vương quốc của tự do". Đạo đức do lương tâm thúc giục, nó làm cho phương thức điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện, tự giác. Ở góc độ này

đạo đức thể hiện vai trò chủ thể tích cực, chủđộng, tự giác, sáng tạo của con người trong đời sống xã hội. Điều đó có nghĩa là, mỗi con người dù sống ở bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn hay thuận lợi, đều phải luôn suy nghĩ và hành động cho phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội, không xâm phạm, làm tổn hại lợi ích chân chính của người khác.

Thứ ba,đạo đức là hệ thống các giá trị. Nhìn một cách tổng quát, giá trị đạo

đức trước hết là sựđúng đắn, phù hợp với quy định của cộng đồng. Một người mà làm trái quy tắc cộng đồng thường bị xã hội lên án, chỉ trích. Ngược lại làm đúng theo yêu cầu của xã hội, đúng với các quy tắc chung thì được biểu dương, ca ngợi. Tiêu chuẩn giá trị của đạo đức được con người giải quyết một cách phù hợp và

đúng đắn với tương quan về mặt lợi ích. Giá trị của đạo đức không dừng lại ở sự đúng đắn, mà cao hơn là sự hướng thiện, là đức hy sinh, vị tha, sự cao thượng. Đạo

đức không chỉ có giá trị khi tham gia vào việc điều chỉnh hành vi và điều hoà lợi ích, xác lập sự ổn định, bình yên cho xã hội. Hơn thế nữa, giá trị nhân văn, hướng thiện của đạo đức thể hiện ở lẽ sống cao đẹp, sự trung thực, nhân hậu, thuỷ chung, yêu thương con người, quý trọng lao động, yêu nước, thương dân...

Xét từ khía cạnh bản chất, sự ra đời các quy tắc đạo đức dùng đểđiều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của con người là yêu cầu khách của đời sống xã hội. Đạo

đức trở thành đặc trưng mang tính bản chất làm thành giá trị nhân văn, giá trị văn hoá của con người. Với tư cách là sản phẩm của xã hội, là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội một cách sâu sắc. Trên phương diện lý luận và phương pháp luận biện chứng về con người, đạo đức là một lĩnh vực đặc biệt của con người, của những quan hệ thực sự mang tính người. Chỉ

có con người với tư cách một chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo, luôn ý thức về bản thân mình và có năng lực nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với cộng

đồng thì mới có ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Vì thế, đạo đức trở thành dấu hiệu căn bản nhất để phân biệt giữa con người, hành vi của con người với hoạt động của loài vật. Bản chất xã hội của đạo đức thể hiện rõ nét ở tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Trong đó tính giai cấp của đạo đức được coi là đặc trưng nổi bật nhất cho bản chất xã hội của đạo đức. Ph. Ănggen đã khẳng định: "Con người dù tự

giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ

những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi" [89, tr.136]. Chính vì thế,

đạo đức của các giai cấp đối kháng nhau thì cũng xung đột và đối kháng nhau một cách gay gắt. Do chịu sự chi phối của lợi ích giai cấp mà đôi khi hành vi này được coi là chính đáng trong quan niệm của giai cấp này thì lại là không chính đáng trong quan niệm của giai cấp khác. Cái thiện trong quan niệm của giai cấp này đôi khi lại là sự bất hạnh, cái ác đối với giai cấp kia.

Đạo đức là văn hoá làm người. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, thể

hiện bản sắc, những giá trị cốt lõi trong lịch sử dân tộc mình, vì thế đạo đức còn mang tính dân tộc sâu đậm. PhĂnggen đã chỉ rõ: "Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện ác đã biến đổi

nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau... [89, tr.135]. Bản sắc dân tộc của đạo đức thể hiện qua quan niệm sống, triết lý nhân sinh, quan niệm về hệ thống các giá trị cốt lõi, phong tục, truyền thống, tập tục của một dân tộc. Xét theo một ý nghĩa nào đó, tính dân tộc của đạo đức như là sự biểu hiện đặc thù cho tính thời đại của nó ở trong các dân tộc khác nhau.

Đạo đức dẫn con người hướng theo cái thiện, làm điều thiện. Xét trên tổng thể, đạo đức như một phương thức để loài người tự hoàn thiện chính bản chất xã hội, nhân văn của mình. Tính nhân loại của đạo đức thực chất là phản ánh và bảo vệ

những lợi ích, những giá trị có ý nghĩa toàn nhân loại. Giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại của đạo đức có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Sự phân biệt giữa chúng chỉ mang tính tương đối. Sự tiến bộ của đạo đức qua các chếđộ xã hội trong lịch sử loài người hợp thành những giá trị nhân loại. Sự tiến bộđạo đức

đến lượt nó lại hợp thành một bộ phận của sự tiến bộ xã hội. Đánh giá sự phát triển, tiến bộ của một chế độ xã hội có nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về sự hoàn thiện các giá trịđạo đức xã hội. Từ góc độ triết học, tiến bộđạo đức đặc hiệu của sự

tiến bộ này là sự sự khẳng định sự tồn tại và phát triển tự do của con người, tức là những giá trị nhân đạo.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức

đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loại người. Trước hết, đạo đức tham gia vào điều tiết các quan hệ lợi ích trong xã hội bao gồm từ trong gia đình, tập thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 40)