Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng đạo đức người Công an cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 45)

Công an cách mạng

Tiếp thu và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vềđạo

đức, trong Di sản tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm

đặc biệt về xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng. Không chỉ đề cập đến xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng nói chung mà Người còn có những định hướng tư tưởng hết sức sâu sắc, thiết thực trong xây dựng đạo đức nghề nghiệp, trong đó có đạo đức người CAND.

Các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều cho rằng, trong Di sản tư tưởng Hồ

Chí Minh, tư tưởng về đạo đức và đạo đức người cán bộ cách mạng luôn chiếm vị

trí quan trọng nhất. Dường như trong tất cả các tác phẩm của Người từ các khía cạnh khác nhau, vấn đềđạo đức và xây dựng đạo đức cách mạng luôn được Người

đề cập. Mặc dù Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta cuốn giáo trình hoặc một tác phẩm mang tính chuyên khảo vềđạo đức người cán bộ cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người cán bộ cách mạng được hình thành trên nền tảng tinh hoa đạo đức truyền thống dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đạo đức dân tộc Việt Nam với triết lý nhân sinh "Làm người, dựng làng, giữ

nước". Yêu nước trở thành giá trị sống, triết lý sống cao đẹp của người Việt Nam chân chính. Hồ Chí Minh từng khái quát: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ

cướp nước... Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung" [107, tr.171-172]. Việc xây dựng đạo đức cách mạng trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thấy tư

tưởng đạo đức của Người được xác lập trên lập trường duy vật biện chứng. Đạo đức mang tính dân tộc, là dòng chảy của lịch sử, là sự tiếp nối biện chứng trong tính kế

thừa và phát triển của lịch sử. Chính vì thế tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng có sự lan toả, thẩm thấu hết sức mạnh mẽ. Những giá trịđạo đức của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước được kết tinh lại như những tiêu điểm sáng chói, những giá trị cốt lõi như

chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, đồng tâm hiệp lực, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; đức tính cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư được Hồ Chí Minh kế thừa và chuyển hoá, hiện hữu trong phẩm chất đạo đức người cán bộ cách mạng. Nhờ vậy mà đạo đức người cán bộ cách mạng thực chất là sự phát huy cao độ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc phù hợp với giai đoạn cách mạng mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức và xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng còn có sự kế thừa từ những tinh hoa văn hoá đạo đức phương Đông và phương Tây. Người đã chắt lọc thật tinh tế những giá trị hợp lý của đạo đức Nho, giáo, Phật Giáo như đạo trung quân, hiếu đễ, tinh thần nhân ái, vị tha, khoan dung,

độ lượng trong đạo đức Phật giáo, tiếp thu tinh thần nhân văn, khai sáng, triết lý nhân bản trong văn hoá đạo đức phương Tây để xây dựng đạo đức người cán bộ

cách mạng. Vì thế tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng đã tiếp cận với giá trị đạo đức mang tính nhân loại. Ởđây đã có sự tiếp biến

và giao thoa giữa đạo đức dân tộc và đạo đức nhân loại. Người từng nói: Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo Giê Su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả, chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng, chủ

nghĩa Tôn Trung Sơn có ưu điểm là những chính sách của nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta... Vì thế cần tiếp thu có chọn lọc và kết thừa một cách hợp lý các giá trị tinh hoa của nhân loại trong xây dựng đạo đức con người Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người cán bộ cách mạng thực chất là phạm trù đạo đức mới, đạo đức người cộng sản. Việc tiếp thu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm về con người, xây dựng đạo đức người cộng sản của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin tạo thành bước ngoặt về

chất để hình thành tư tưởng đạo đức mới, đạo cộng sản. Tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức người cán bộ cách mạng là tư tưởng đạo đức mới, đạo đức của người cách mạng hay nói cách khác là đạo đức cộng sản.

Khi đề cập đến đạo đức cách mạng, Người khẳng định: Đạo đức cách mạng là gì? Người giải thích, đạo đức cách mạng khác về chất so với đạo đức phong kiến, đạo

đức tư sản. Đạo đức cách mạng là đạo đức vì dân vì nước, là tận trung với nước, tận hiếu với dân, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là yêu thương con người, sống có tình yêu thương đồng chí, đồng đội, là đạo đức của tinh thần quốc tế trong sáng, có lý có tình. Người đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức cách mạng. Người nói: Muốn làm cách mạng thì trước hết phải có đạo đức cách mạng; đạo đức là gốc, là cái căn bản, là nền tảng của người cán bộ cách mạng. Đạo đức là ngọn nguồn của sức mạnh, là sức quy tụ, là động lực của cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì cách mạng mới thành công. Người viết: "Đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông, cũng như

sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [107, tr.252-253].

Vì thấy rõ tầm quan trọng sống còn của đạo đức cách mạng, Người đặc biệt coi trọng công tác xây dựng đạo đức cách mạng. Người nhắc nhở đây là công việc khó khăn, lâu dài, phải kiên trì, bền bỉ, tự nguyện, tự giác. Để xây dựng đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng một cách tự nguyện, tự giác, thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi và học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng trong suốt cả cuộc đời. Người quan niệm đạo đức

cách mạng khác về chất so với đạo đức cũ, đạo đức cũ của các giai cấp bóc lột. Đạo

đức cách mạng đòi hỏi phải đặt lợi ích của Tổ quốc, nhân dân, tập thể lên trên hết, phải hy sinh cái tôi ích kỷ của mình để phụng sự lợi ích chung của cách mạng. Điều

đó cho thấy, đạo đức cách mạng không bẩm sinh, tự có trong mỗi con người, nó cũng không dễ dàng nảy nở và phát triển nếu không có sự kiên trì, nỗ lực, vượt lên "tự tư, tự lợi" của bản thân mình. Người viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [107, tr.293].

Để xây dựng đạo đức cách mạng, theo Người cần phải nêu cao đạo làm gương, nói phải đi đôi với làm và làm nhiều hơn nói. Người cho rằng đạo đức cách mạng là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo

đức. Đó là sự khác biệt căn bản giữa đạo đức cũ và đạo đức mới. Người thường nhắc nhở: Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã..." [107, tr.552].

Điều đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức cách mạng còn ở chỗ, Người thấy rõ bản tính của văn hoá và con người phương Đông rất thuần hậu, giản dị, không sáo ngữ, trừu tượng mà phồn thực, cụ thể, sinh động. Người viết: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền..." [112, tr.263].

Để xây dựng đạo đức cách mạng, Người khẳng định nguyên tắc xây và chống. Xây dựng đạo đức cách mạng phải đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân. Luận điểm này cho thấy sự sâu sắc về cảm quan và tư duy minh triết biện chứng của Hồ Chí Minh. Xây và chống trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng thật sâu sắc. Người cho rằng xây dựng đạo đức cách mạng là công việc hết sức khó khăn, to lớn, lâu dài và gian khổ nên phải lấy xây là chính. Nhưng vì trong mỗi con người luôn có mặt xấu và mặt tốt, cái thiện và cái ác nên chống cái xấu, phòng ngừa cái ác thực chất để mà xây dựng cái tốt, cái tích cực. Người từng nói về ba loại địch: Chủ nghĩa

đế quốc xâm lược là kẻ thù nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu, bảo thủ là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ và loại địch thứ ba là chủ

phong kiến, nó có thể làm sụp đổ chế độ. Người viết: "Tư tưởng cộng sản và tư

tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt

được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ" [117, tr.448]. Vì thế Người cho rằng xây dựng đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng đạo đức cách mạng phải bằng giáo dục, tuyên truyền, cổ động, nêu gương, nhân rộng các tấm gương người tốt việc tốt, làm sao để cái tốt trong xã hội nảy nở như hoa mùa xuân. Nhưng

đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân phải kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, không khoan nhượng, phải dũng cảm, bản lĩnh, nghiêm khắc với chính mình nhưng bao dung với

đồng chí đồng đội, không vì thân sơ mà bao che, dung túng cho chính mình và cho

đồng chí đồng đội. Người nói: muốn gột rửa chủ nghĩa cá nhân thì phải "ví như rửa mặt thì phải rửa mặt hàng ngày". Từ đó Người kết luận: "Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻđịch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu" [111, tr.287]. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân là chống giặc nội xâm - thứ kẻ thù nguy hiểm nhất ẩn nấp ở bên trong mỗi con người, vì thế mỗi người phải tự mình chống lại những thói hư tật xấu, những sự hư hỏng của chính mình. Người khẳng định đây là cuộc chiến suốt đời và không ít sự đau

đớn trong lòng. Phải có đức tính trung thực và can đảm mới làm được. Người luôn nhấn mạnh sự tự phê bình và phê bình để xây dựng đạo đức cách mạng. Người căn dặn mỗi người cán bộ cần phải có những đức tính là: không tự kiêu, không có cái bệnh "làm quan cách mạng"; phải siêng năng, siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm; phải cầu tiến bộ, không lúc nào ngừng nghiên cứu, tự

luyện, sửa chữa những khuyết điểm; trung thành với mục đích cách mạng: giữa cho nước nhà được độc lập, nòi giống được tự do.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng đạo đức người CAND. Người khẳng định cần phải xây dựng người CAND một cách toàn diện. Trong đó cần tập trung xây dựng lực lượng CAND thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ

chức và đạo đức. Theo Người, cần xây dựng bộ máy CAND kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc khắc về bản chất so với "Công an đế quốc". Người nhấn mạnh "Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là

người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân" [111, tr.269]. Trong Thư gửi

đồng chí Hoàng Mai năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những tư tưởng lớn, mang tính khái quát cao về nhiệm vụ xây dựng đạo đức, tư cách người Công an Cách mạng. Người viết: Tư cách người Công an cách mạng là: "Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính/ Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ/ Đối với chính phủ, phải tuyệt

đối trung thành/ Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép/ Đối với công việc, phải tận tuỵ/ Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo" [107, tr.298, 299). Bác nhấn mạnh về

vai trò của lực lượng Công an "Là một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước nhân dân, dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, Công an phải bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân". "Đối với nhân dân, đối với Đảng, với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của công an rất lớn, rất nặng nề". "Mỗi một cán bộ công an đều có trách nhiệm vào đấy. Ai cũng tiến bộ, cũng khắc phục được khuyết điểm, phát huy được ưu điểm, thì toàn bộ bộ máy Công an sẽ tốt". "Mỗi cán bộ Công an phải cố gắng, gương mẫu trong học tập, trong công tác, gương mẫu vềđạo đức cách mạng". Cuối cùng Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ

Công an bằng vần thơ ngắn gọn rất sâu sắc: "Đoàn kết cảnh giác - Liêm, chính, kiệm, cần - Hoàn thành nhiệm vụ - Khắc phục khó khăn - Dũng cảm trước địch - Vì nước quên thân - Trung thành với Đảng - Tận tuỵ với dân" [109, tr.29-33].

Sự phân tích lý luận trên, khẳng định những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng, về xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận để xây dựng đạo đức người CAND trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo vệ ANTT trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 45)