Khái niệm đạo đức người Công an nhân dân và xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 51)

2.2.1. Khái niệm đạo đức người Công an nhân dân và xây dựng đạo đức người Công an nhân dân người Công an nhân dân

Về mặt lịch sử, cơ quan Công an, Cảnh sát đầu tiên trên thế giới ra đời từ rất sớm ở châu Âu, châu Á. Cơ quan Công an, Cảnh sát của Nhà nước La Mã cổ đại mang tên Politeia (tiếng Hy lạp cổ có nghĩa là Quản lý dân, hành chính, chính trị)

được coi là cơ quan Công an hoàn chỉnh nhất thời cổ đại với 4 chức năng: Bảo vệ

nhà vua và nhà nước, phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự công cộng, quản lý tù nhân. Về sau, từ Politeia đã đi vào các ngôn ngữ thế giới như: Police (tiếng Anh, tiếng Pháp), Polizei (tiếng Đức), Polizia (tiếng Italia), Cơ quan Politeia luôn gắn liền với hoạt động và sự tồn tại của Nhà nước. Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia

đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước" bản tiếng Đức, Ph. Ănghen đã viết "Thiếu Cảnh sát (Polizei), Nhà nước (Staat) không thể tồn tại được".

Lực lượng CAND Việt Nam ra đời từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 19 tháng 08 năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, Nhà nước đã thành lập lực lượng CAND Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cơ quan bảo vệ an ninh, trật tự của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là CAND Việt Nam.

Từ "Công an" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là "An ninh công cộng - Public Security". Trên thế giới hiện có 3 nước là Trung Quốc, Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên dùng tên này để chỉ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự của nước mình.

Từ năm 1945 đến năm 1953, Nha Công an Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ. Giai đoạn này CAND Việt Nam không chia thành lực lượng An ninh và lực lượng Cảnh sát. Năm 1953, Chính phủ thành lập Thứ Bộ Công an và năm 1954 thành lập Bộ Công an. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mô hình tổ chức của lực lượng CAND có những thay đổi phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh lịch sử từng giai đoạn. Lực lượng CAND hiện nay bao gồm: lực lượng An ninh, Cảnh sát, Tình báo. Khái niệm người CAND là bao gồm cho cả 3 lực lượng nói trên.

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng bảo vệ và nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật của của Nhà nước, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của nhân dân. Nhất quán trong đường lối lãnh đạo,

Đảng ta khẳng định xây dựng lực lượng CAND cách mạng, trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối toàn diện sự nghiệp bảo vệ ANTT, xây dựng bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với cơ sở.

Nhận thức được tầm quan trọng về vai trò và vị trí của lực lượng CAND, trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng uỷ Công an Trung ương

đã ra nhiều văn bản nghị quyết chỉ đạo việc thực nhiệm vụ bảo vệ ANQG và TTATXH. Vì vậy xây dựng đạo đức người CAND hiện nay rất cần thiết, tất yếu để

lực lượng Công an thực sự trong sạch, vững mạnh, cách mạng, chính quy và từng bước hiện đại.

Với tư cách là chủ thể, Bộ Công an quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về xây dựng lực lượng CAND như:

Tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng các văn kiện của Đảng, Pháp luật, nghị định của Nhà nước về xây dựng lực lượng CAND trong đó có xây dựng

đạo đức, thể hiện bằng các phong trào học tập, thi đua, các cuộc vận động, các quy

định, chếđịnh nhằm xây dựng đạo đức người CAND.

Bộ Công an xây dựng các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, phát động các phong trào thi đua nhằm xây dựng đạo đức người CAND. Đồng thời, chỉ đạo và quyết

định các chương trình giáo dục đào tạo đạo đức đối với hệ thống các trường CAND, các trung tâm huấn luyện, thực hành nghiệp vụ; Chỉđạo, kiểm tra, đánh giá kết quả

giáo dục đạo đức đối với Công an các địa phương, các Cục nghiệp vụ trực thuộc Bộ. Phương hướng xây dựng, giáo dục đạo đức bao gồm giáo dục về chính trị tư

tưởng, vềđạo đức lối sống, về công tác tổ chức cán bộ. Các nội dung trên tác động bổ sung lẫn nhau, tạo thành nền tảng, động lực để hình thành, củng cố và nâng cao các chuẩn mực đạo đức người CAND.

Quá trình xây dựng đạo đức người CAND được thực hiện thông qua kênh giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp của gia đình và nhân dân. Công an ta là CAND, từ

nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, chịu sự giám sát, giáo dục của nhân dân. Việc xây dựng đạo đức người CAND nhằm quát triệt và thực hiện nghiêm túc mục tiêu chiến lược nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trước và trong thời kỳđổi mới là xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nội dung yêu cầu xây dựng CAND phải thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy và tiến lên hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Nghị quyết XII của

Đảng khẳng định "Xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến

Hiến pháp năm 2013, Điều 67 có ghi: "Nhà nước xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm".

Nghị quyết số 28- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương kháo XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, khẳng định: Xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu, thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc"

Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước, Đảng uỷ

Công an Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết, phát động nhiều phong trào hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh như: Học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND; 5 lời thề danh dự của CAND Việt Nam; 10 điều kỷ luật trong CAND; Phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ"; Cuộc vận động "CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ; Phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"; Cuộc vận động "Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ".

Đạo đức Công an là những phẩm chất đạo đức gắn liền với đặc thù nghề

nghiệp người CAND, phản ánh những yêu cầu xây dựng lực lượng CAND và lĩnh vực nghề nghiệp người CAND. Đạo đức Công an với những quan niệm, nguyên tắc và các giá trị chuẩn mực cơ bản sẽ tác động trực tiếp đến việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực công tác của cán bộ, chiến sĩ Công an. Do đó, một cách khái quát nhất có thểđịnh nghĩa, Đạo đức người CAND là hệ thống những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi người CAND trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, bảo vệ vững chắc ANQG và bảo đảm TTATXH.

Đạo đức người CAND được xây dựng trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vềđạo đức, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đạo đức người cán bộ cách mạng và chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND. Khái niệm đạo đức người CAND phải được tiếp cận trong mối quan hệ với khái niệm đạo đức nói chung, đạo đức người cán bộ cách

mạng. Đồng thời từ cách tiếp cận nghề nghiệp, đạo đức người CAND còn được xem xét trong quan hệ với khái niệm đạo đức nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đặc thù. Giữa quan niệm, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức người CAND có mối quan hệ nhân quả, biện chứng với nhau.

Dấu hiệu nội hàm của khái niệm đạo đức người CAND trước hết cũng giống như đạo đức nói chung, đạo đức người CAND bao gồm những quan niệm sống cơ

bản như triết lý sống, những quan niệm về lẽ sống, động cơ, mục đích, ý nghĩa cuộc sống như thế nào. Lẽ sống cao cả của người CAND là vì nhân dân phục vụ. Tương tự

như thế cấu thành nội dung quan niệm vềđạo đức người CAND với các phạm trù hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm và thiện ác, lòng trung thành, dũng cảm, đức tính trung thực... Nội dung những quan niệm này vừa phản ánh nội dung, yêu cầu của quan niệm

đạo đức tiến bộ, vừa phản ánh yêu cầu đòi hỏi khách quan của công tác Công an.

Những nguyên tắc đạo đức người CAND được xây dựng trên cơ sở kế thừa, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức và

đạo đức cách mạng. Nguyên tắc đạo đức người CAND thể hiện ở yêu cầu tính tự

nguyện, tự giác, tự rèn luyện, tự tu dưỡng và tu dưỡng rèn luyện suốt đời; Nói phải đi

đôi với làm và làm nhiều hơn nói. Đạo đức người CAND luôn bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lời nói và việc làm, nêu cao đạo đức làm gương; Đạo đức người CAND còn bao hàm nguyên tắc "xây" phải đi đôi với "chống", mỗi người CAND phải tích cực tham gia xây dựng đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp nhưng phải luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

Đạo đức người CAND còn được khái quát thành các chuẩn mực cơ bản trên cơ sở đó mà điều chỉnh, đánh giá quá trình hoạt động công tác, hành vi ứng xử của người CAND đối với tự mình, đối với nhân dân, đối với chính phủ, đối với đồng chí

đồng đội, đối với công việc và đối với địch. Xử lý tất cả những mối quan hệ cơ bản trên, người CAND phải bảo đảm các "chuẩn mực" đạo đức quy định, tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác, phải được hướng dẫn bởi lương tâm nghề nghiệp với tính trong sáng, hướng thiện vô tư và vị tha, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Nếu trong hoạt động, công tác, trong sinh hoạt, người CAND làm trái "chuẩn mực"

đạo đức thì sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ, nhân cách sẽ bị tha hoá, không còn xứng đáng với tư cách, bản chất người CAND. Chỉ khi nào người CAND có những

quan niệm đạo đức đúng đắn, tự nguyện, tự giác tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, suy nghĩ và hành động phù hợp với các chuẩn mực thì khi đó người CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH.

Từ sự phân tích trên, khái niệm xây dựng đạo đức người CAND là quá trình tác động tổng hợp, tích cực, tự giác của các chủ thể nhằm hình thành, củng cố và nâng cao những chuẩn mực đạo đức của người CAND đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, bảo vệ

vững chắc ANQG và bảo đảm TTATXH.

Nội hàm khái niệm xây dựng đạo đức được xác định là hoạt động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người CAND để hình thành, hoàn thiện phẩm chất đạo

đức người CAND. Do đó, đối tượng xây dựng đạo đức chính là người CAND. Quá trình xây dựng đạo đức người CAND được bắt đầu khi một công dân được tuyển dụng vào ngành Công an. Quá trình này mang tính tổ chức, tính chủđộng, tính kế

hoạch, có sự kiểm tra, đánh giá, có sự kế thừa, phát triển.

Mục đích xây dựng đạo đức người CAND là giáo dục để hình thành các chuẩn mực đạo đức người CAND, củng cố, nâng cao các chuẩn mực đạo đức ấy

đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc ANTT

Nội dung xây dựng đạo đức: mang tính toàn diện, bao gồm những nội dung xây dựng về bản lĩnh chính trị (như lý tưởng, lòng trung thành, quan điểm, lập trường giai cấp, nhãn quan chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng...); các chuẩn mực vềđạo đức như (cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đức tính nhân văn, nhân ái, sự kính trọng lễ phép, sự tận tuỵ, gương mẫu, kiên trì, cương quyết, mưu trí, dũng cảm, trung thực...). Các nội dung này được khái quát hoá thành các chuẩn mực

đạo đức mang tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp người CAND.

Phương pháp xây dựng đạo đức người CAND bao hàm sự tác động tổng hợp, cả trực tiếp, gián tiếp, từ giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nghĩa là thông qua quá trình học tập, rèn luyện, thực tiễn công tác và sinh hoạt của người CAND mà quá trình xây dựng đạo đức người CAND được triển khai và thực hiện.

Chủ thể xây dựng đạo đức người CAND: Đảng, Nhà nước, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong CAND, Cấp uỷ, lãnh đạo đơn vị cơ sở; gia đình, các trường đào tạo trong CAND và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 51)