Đặc điểm xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Thứ nhất, xây dựng đạo đức người CAND trước hết phải căn cứ vào đặc

điểm chức năng, nhiệm vụ của CAND Việt Nam.

- Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ

ANQG, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ANQG, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù

địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về ANQG, trật tự, an toàn xã hội. - Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, bộ phận trọng yếu của nhà nước thể hiện sức mạnh bạo lực, chuyên chính trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Điều đó khẳng định tính chất giai cấp, tính vũ trang hết sức rõ nét. Cùng với lực lượng QĐND, CAND hợp thành lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiệm vụ chính yếu, bao trùm của CAND là bảo vệ vững chắc ANQG và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm ANQG. Nội dung của bảo vệ ANQG bao gồm: Bảo vệ an ninh chính trị; bảo vệ an ninh kinh tế; bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng, bảo vệ an ninh thông tin; bảo vệ an ninh xã hội; bảo vệ an ninh lãnh thổ. Trong đó đặc biệt coi trọng bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý xã hội của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Nhiệm vụ

này được Bộ Công an giao cho lực lượng An ninh nhân dân làm nòng cốt.

- Bảo đảm TTATXH là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội. Nội dung bảo

đảm TTATXH bao gồm: đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật; quản lý hành chính về trật tự xã hội; quản lý trật tự an toàn giao thông; phòng chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, phòng chống các sự cố về môi trường. Nhiệm vụ này được Bộ Công an giao cho lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Giữa bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH có mối liên hệ biện chứng với nhau, là tiền đề, điều kiện cho nhau và cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng là bảo vệ Tổ quốc XHCN.

- Ngoài lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Tình báo là bộ phận của CAND (quân đội có tình báo quân đội) là lực lượng hoạt động bí mật, sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ thu thập và xử lý các tin liên quan đến lợi ích sống còn của đất nước, góp phần làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động thù địch, chống phá nước ta, nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Theo Từđiển CAND: Cơ quan tình báo là công cụ đặc biệt của Nhà nước chuyên thực hiện những nhiệm vụ bí mật liên quan đến những lợi ích sống còn của quốc gia. Theo cấp độ có tình báo chiến lược, tình báo chiến thuật; theo lĩnh vực có tình báo chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, tình báo phản gián ở nước ngoài… Thuật ngữ Công an trong cách hiểu đã bao hàm lực lượng An ninh, Cảnh sát, Tình báo.

Vì vậy, xây dựng đạo đức người CAND thực chất là hướng đến xây dựng các chuẩn mực đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tính đặc thù nghề nghiệp người Công an trên các lĩnh vực an ninh, cảnh sát, tình báo. Đặc điểm của các chuẩn mực

ấy phải bao quát được các đặc trưng lĩnh vực đặc thù nói trên. Phẩm chất đạo đức người CAND và phẩm chất đạo đức người Công an trên các lĩnh vực an ninh, cảnh sát, tình báo phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái phổ

biến với cái đặc thù.

Thứ hai, xây dựng đạo đức người CAND là hoạt động mang tính tích cực, chủđộng của các chủ thể xây dựng bao gồm quá trình giáo dục đạo đức (gia đình, nhà trường và xã hội), kết hợp với thực tiễn học tập, công tác, chiến đấu của người CAND. Quá trình xây dựng đạo đức người CAND được bắt đầu từ khi được tuyển dụng công dân vào ngành CAND. Theo quy luật kế thừa, đạo đức người CAND không tự nhiên mà có, không hình thành trên mảnh đất trống không mà được kế

thừa, tiếp nối quá trình xây dựng, giáo dục đạo đức trước đó. Quá trình xây dựng

đạo đức người CAND thể hiện trước hết ở sự tác động thông qua các chương trình giáo dục đạo đức, các phong trào thi đua, các nội dung phấn đấu, rèn đức, luyện tài của cán bộ chiến sĩ và sự tự rèn luyện, tự học tập, tự hoàn thiện chính bản thân mình theo các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức người CAND. Quá trình này vừa tác động trực tiếp và cả những tác động gián tiếp lên chủ thểđạo đức, để chuyển hoá những chuẩn mực, yêu cầu đạo đức mang tính chất tự giác, tự nguyện, củng cố nhận thức

hoạt động tác động để chủ thểđạo đức người CAND bước ra khỏi "vương quốc của tất yếu" để sang hoạt động trong vương quốc của tự do".

Chủ thể chịu trách nhiệm xây dựng đạo đức người CAND trước hết là các trường CAND, các đơn vị tuyển dụng, sử dụng cán bộ chiến sĩ Công an, lãnh đạo và cấp uỷ Công an các cấp, vai trò giám sát, kiểm tra, góp ý của nhân dân, của xã hội và sự tác động thông qua vai trò giáo dục của gia đình của các cán bộ chiến sĩ.

Thứ ba, xây dựng đạo đức người CAND phải tiến hành một cách bài bản, nghiêm túc, thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Mục tiêu "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại" quy định về nội dung, yêu cầu, biện pháp, hình thức xây dựng đạo đức người CAND. Xây dựng lực lượng CAND cách mạng thực chất là xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mang bản chất giai cấp công nhân, mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, tận trung với nước, tận hiếu với dân, cần kiệm liêm chính chí công vô tư…

Thứ tư, xây dựng đạo đức người CAND phải gắn với đặc điểm nghề nghiệp CAND, đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tình hình khu vực và quốc tế. Đặc biệt xây dựng đạo đức người CAND giai đoạn hiện nay phải trên cơ sở

kế thừa và tiếp nối những thành quả trong quá trình xây dựng đạo đức người CAND hơn 70 năm qua. Đồng thời thấy rõ những nguy cơ thách thức, những hạn chế, tồn tại, yếu kém về phương diện đạo đức đã và đang diễn ra trong CAND để có định hướng xây dựng kịp thời, hiệu quả.

Thứ năm,đặc điểm cấu trúc đạo đức người CAND mang tính tổng hợp bao gồm sự thống nhất hữu cơ giữa các yêu cầu xây dựng phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức. Xây dựng bản lĩnh chính trị cũng đồng nghĩa với xây dựng nhân cách

đạo đức người CAND và ngược lại. Đặc điểm này nói lên tính đặc thù nổi bật trong cấu trúc đạo đức người CAND. Phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức hoà quyện, kết tinh làm thành các chuẩn mực đạo đức người CAND.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)