Nội dung xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 66)

Một là, xây dựng lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, Đảng và Nhân dân.

Trung thành trước hết là một khái niệm đạo đức, một phẩm chất cần có của con người thể hiện ở niềm tin, bản lĩnh, lý tưởng, sự giác ngộ. Trung thành và phản bội là hai khái niệm đối lập có thể tiếp cận cả từ góc độ đạo đức học và góc độ

chính trị học. Trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhân dân làm một nguyên tắc đạo

đức XHCN. Người CAND là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước, mang bản chất của giai cấp công nhân, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng của giai cấp công nhân. Vì vậy, trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, nhân dân vừa là phẩm chất chính trị đồng thời cũng là phẩm chất đạo đức.

Xây dựng lòng trung thành là yêu cầu hết sức quan trọng đối với phẩm chất

đạo đức, chính trị người CAND. Trong nhận thức chính trị và quyết tâm chính trị, người cán bộ chiến sĩ CAND cần nhận thức một trong những yếu tố cơ bản, nền tảng, quyết định sự lớn mạnh, trưởng thành của lực lượng CAND chính là bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng trên lập trường của giai cấp công nhân. Đó là vũ khí sắc bén, nguồn sức mạnh bảo đảm cho CAND vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lênin đã từng căn dặn: Trong cuộc

đấu tranh cách mạng, nếu giai cấp cách mạng không có lập trường cách mạng vững vàng, không giữ vững nguyên tắc, không tỏ rõ bản lĩnh chính trị, hoặc rơi vào sự

tròng trành, dao động, mất phương hướng, thì có nghĩa là đưa chính trị tới chỗ tự

sát. Lĩnh vực công tác Công an là lĩnh vực chính trị, mang bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vô cùng gay go và quyết liệt, sự hữu khuynh hay tả

khuynh trong cuộc đấu tranh này đều dẫn đến tổn thất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng bản lĩnh chính trị trong CAND là việc xây dựng lực lượng CAND thực hiện các hoạt động, biện pháp nhằm bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của đảng đối với lực lượng CAND về mọi mặt, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, không hoang mang dao động trước các biến cố của thời cuộc, luôn giữ vững lý tưởng niềm tin về

sự thắng lợi của con đường XHCN.

Xây dựng lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc còn thể hiện ở sự tận tâm tận lực với lợi ích của nhân dân, với dân tộc, luôn vì hạnh phúc của nhân dân, xây dựng ý chí vững vàng kiên định vượt qua những khó khăn, không hoang mang dao

động trước những thách thức, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải đấu tranh với những biểu hiện sai trái, bảo vệđường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hai là, xây dựng phẩm chất đạo đức yêu ngành, yêu nghề, tận tuỵ, tận tâm với nghề nghiệp.

Đạo đức là con đường để con người tự tu dưỡng, tự rèn luyện hoàn thiện chính mình. Một con người có đạo đức luôn là người có khát vọng vươn lên, say mê học tập, làm việc và cống hiến. Yêu ngành, yêu nghề là một yêu cầu chuẩn mực đạo

đức, giúp chủ thể xác định được lý tưởng nghề nghiệp, nhận thức đúng đắn giới hạn

được phép và không được phép của nghề nghiệp theo sự hướng dẫn của lương tâm. Lý luận đạo đức học mácxít khẳng định để làm tốt công tác và trọng trách trong công việc của mình, người CAND đòi hỏi phải có những phẩm chất thuộc về nghề

nghiệp rất đặc biệt, mang tính đặc thù so với các công việc và ngành nghề khác. Người chiến sĩ CAND phải có lòng yêu nghề, say mê nhiệt tình với công việc được giao. Đây là một phẩm chất rất quan trọng trong đạo đức nghề nghiệp của người CAND. Phẩm chất này được xem như là cơ sở, điều kiện để thực hiện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp khác. Bất cứ một công việc nào cũng đòi hỏi người thực hiện nó phải có lòng yêu nghề, có yêu nghề say mê với công việc thì mới hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ. Vì vậy những người được lựa chọn vào nghề Công an phải có hiểu biết rõ về tính chất công việc và nghề nghiệp mà mình lựa chọn, xác định rõ và sẵn sàng chấp nhận những gian khổ, hy sinh mất mát. Việc bồi đắp, nuôi dưỡng lòng yêu nghề phải được tiến hành thường xuyên và trở thành ý thức thường trực trong mỗi người CAND.

Yêu ngành, yêu nghề sẽ hình thành nên trong phẩm chất người CAND ý thức trọng danh dự - một trong những phạm trù đạo đức cơ bản quan trọng của con người nói chung và người CAND nói riêng. Lý luận đạo đức học đã chỉ rõ ý thức tận tuỵ, siêng năng, cần cù chịu khó là một trong những phẩm chất cơ bản của một con người hoàn thiện. Hồ Chí Minh từng so sánh đạo cần, kiệm, liêm, chính như

bốn đức lớn của trời đất và con người. Tận tuỵ với công việc, toàn tâm toàn ý là biểu hiện rất quan trọng của giác ngộ lý tưởng cách mạng. Lòng trung thành tuyệt

đối với Chính phủ chỉ có thểđược khẳng định bằng sự tận tuỵ với công việc được giao. Nếu không tận tuỵ, chi tiết, khách quan người Công an có thể dẫn đến sai phạm trong công tác nghiệp vụ, làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; Nếu không tận tuỵ, người Công an sẽ rơi vào bản tính so bì, ngại khó, ngại khổ, thoái thác nhiệm vụ khi gặp khó khăn, thách thức...

Ba là, xây dựng phẩm chất đạo đức kính trọng, lễ phép với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

Đạo đức tham gia điều chỉnh ý thức và hành vi con người theo các chuẩn mực giá trị được xã hội đề cao. Kính trọng lễ phép chỉ có được ở những con người có giáo dục, có văn hoá, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng người cao tuổi, ân cần, giúp đỡ người khác. Sự kính trọng lễ phép đối với người bình thường đã cần thiết, với người Công an càng cần thiết hơn. Công việc hàng ngày của Công an có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của người dân, đến sinh mệnh chính trị, đến tính mạng và tài sản của người dân. Do vậy đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ

Công an phải có mối quan hệ mất thiết với nhân dân. Người CAND phải có quan

điểm quần chúng đúng đắn, kính trọng và lễ phép với nhân dân, ứng xử có văn hoá khi tiếp xúc với nhân dân có như vậy mới được nhân dân tin yêu, xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân. Dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Kính trọng, lễ phép đối với nhân dân đòi hỏi mỗi chiến sĩ khi tiếp xúc, giải quyết công việc, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hoá, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành, nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân. Khi ăn ở, sinh hoạt tại nhà dân, phải giữđúng tư thế, lễ tiết, tác phong; tôn trọng nếp sống của gia đình, phong tục tập quán của địa phương và làm tốt công tác dân vận. Khi sinh hoạt ở gia đình, nơi cư trú và những nơi khác, phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đoàn kết với nhân dân nơi cư trú; trong quan hệ gia đình phải hiếu thảo, bình đẳng, hoà thuận, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Sống lành mạnh, trong sạch, thương yêu giúp đỡ mọi người không chỉ tạo ra môi trường lành mạnh để xây dựng tập thể

vững mạnh mà còn chống được những tác động xấu, tiêu cực từ mặt trái của kinh tế

thị trường. Lý tưởng đạo đức người Công an ách mạng là phục vụ nhân dân, chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh", "Sẽ gắng sức làm cho ai nấy

đề có phần hạnh phúc"[107, tr.56].

Bốn là, xây dựng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

người CAND. Cần, kiêm, liêm, chính là thước đo nhân cách người Công an cách mạng. Phẩm chất này quan trọng đến mức, trong Sáu điều Bác Hồ dạy về tư cách người Công an cách mạng, lời dạy: Đối với tự mình phải, cần, kiệm, liêm, chính,

được xếp ở vị trí hàng đầu. Yêu cầu này do tính chất, đặc thù của công tác Công an quy định. Vì người CAND được Đảng và Nhà nước giao phó quyền lực, được sử

dụng pháp luật, nghiệp vụ để thực thi nhiệm vụ, nếu không có đạo cần, kiệm, liêm, chính họ sẽ sử dụng quyền lực, lạm quyền, vượt quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân" [106, tr.104]

Có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, người Công an sẽ

không bị gục ngã trước sự cám dỗ, trước sức công phá của kẻ thù bằng những "viên

đạn bọc đường". Từ góc độ đạo đức học, con người chỉ có thể hoàn thiện mình khi tự mình soi xét chính mình, tự mình "vượt lên chính mình". Bởi đạo đức là lòng tự

trọng và lòng trung thực, là bản ngã biết tự xấu hổ với chính mình, khi ấy con người

đạt tới tự do trong ý nghĩa cao cả của cái thiện.

Truyền thống phương Đông coi trọng đạo đức con người. Cần, kiệm, liêm, chính là truyền thống của đạo đức Phương Đông. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức phương Đông để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, sáu điều dạy của Bác cũng thấm nhuần tư tưởng ấy. Người Công an không nêu tấm gương sáng về đạo đức thì sẽ không được nhân dân tin yêu mến phục, không có được sức mạnh lớn nhất là lòng dân. Đây là sức mạnh không có loại vũ khí tối tân nào, không có phương tiện kỹ thuật hiện đại nào thay thếđược. Ngoài

đức tính cần, kiệm, liêm, chính còn phải có tính ngay thẳng, trung thực. Đây là phẩm chất mà nhân dân đòi hỏi rất khắt khe ở người cán bộ chiến sĩ Công an. Hiện nay trong tiến trình dân chủ hoá, trình độ dân trí càng cao, thông tin ngày càng được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy nếu người Công an không trung thực, ngay thẳng thật thà thì sớm muộn sự việc cũng sẽ bị lật tẩy, khi đó sẽảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào lực lượng CAND.

Xây dựng cho mình một lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, liêm khiết và gần gũi với mọi người là điều cần thiết đối với mỗi cán bộ chiến sĩ CAND. Sống

gương mẫu, trung thực, chân chính là phẩm chất thuộc về bản chất của người CAND. Gương mẫu trong lối sống mới được nhân dân tin yêu và học tập noi theo. Sống lành mạnh, trong sạch, thương yêu giúp đỡ mọi người không chỉ tạo ra môi trường lành mạnh để xây dựng tập thể vững mạnh mà còn chống được những tác

động xấu, tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường.

Người cán bộ chiến sĩ Công an là người thực thi pháp luật vì thế phải là tấm gương về thực thi pháp luật. Gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và thực thi pháp luật của Nhà nước trở thành yêu cầu đòi hỏi vềđạo đức của người CAND. Có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, người chiến sĩ Công an mới có đủ "nội lực" để

chiến thắng kẻ thù, giữ gìn được nhân cách, phẩm chất của người Công an cách mạng.

Năm là, xây dựng phẩm chất đạo đức nhân ái, yêu thương con người, yêu thương đồng chí, đồng đội.

Lòng nhân ái, tình yêu thương thuộc giá trị đạo đức cao cả của nhân loại.

Đạo làm người trước hết phải có lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, nhân hậu. Với

đạo đức nghề nghiệp người CAND, yêu thương đồng chí, đồng đội là phẩm chất cơ

bản trong các phẩm chất người Công an cách mạng. Yêu thương con người, thân ái giúp đỡ đồng chí đồng đội thuộc phạm trù nghĩa vụ đạo đức người CAND. Yêu thương đồng chí, đồng đội là sự phản ánh các mối quan hệ trong nội bộ CAND, phản ảnh mối quan hệ của những người cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho độc lập dân tộc và CNXH, cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Yêu thương đồng chí, đồng đội là một phẩm chất đáng quý trong con người chiến sĩ CAND, nó thành một tất yếu bởi vì xuất phát từ truyền thống văn hoá tốt

đẹp của con người Việt Nam, đã góp phần tạo nên sức mạnh to lớn trong công cuộc

đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được nhân dân ta nuôi dưỡng, bồi

đắp và đã được truyền vào trong các thế hệ cán bộ, chiến sĩ CAND và hình thành nên một giá trị văn hoá tốt đẹp trong đời sống tinh thần của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang - phẩm chất tốt đẹp của yêu thương đồng chí, đồng đội.

Phẩm chất yêu thương đồng chí, đồng đội trong được thể hiện ở tinh thần thương yêu giai cấp, cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho độc lập dân tộc và CNXH, cho sự ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; cùng chung hệ tư tưởng cách mạng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phẩm chất yêu thương

nhau như anh em ruột thịt, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thử thách, cùng nhau vượt qua sự nguy hiểm trong khi thực hiện nhiệm vụ cũng như trong cuộc sống đời thường. Cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong công tác, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sáu là, xây dựng bản lĩnh vững vàng, mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tiến công tội phạm.

Đạo đức con người thể hiệu ở ý chí quyết tâm, bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn thách thức, sáng tạo, cương trực, mưu trí trong hoạt động thực tiễn, có năng lực nhận thức đúng sai, tốt, xấu. Từ góc độ đạo đức nghề nghiệp, đối tượng

đấu tranh của lực lượng CAND rất phức tạp, mang tính đặc thù cao, có cả việc đối phó, chống lại các thế lực thù địch, phản động và việc thực hiện tuyên truyền, vận

động nhân dân, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đất nước trong mọi tầng lớp xã hội, trong các cộng

đồng dân cư. Các thế lực thù địch, phản động hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt; những hành vi vi phạm pháp luật trong nhân dân rất phức tạp, đòi hỏi rất cao ở

người chiến sĩ CAND về bản lĩnh chính trị vững vàng và và sự khôn khéo, tỉnh táo cần thiết. Điều đó cho thấy tính chất, đặc điểm rất phức tạp, gây nên những khó khăn đối với chiến sĩ Công an trong việc nhận rõ đối tượng đấu tranh và thực hiện hình thức, biện pháp đấu tranh cho phù hợp.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn, can thiệp lật đổ ở nước ta với quy mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng quyết liệt, tính chất ngày càng nguy hiểm, thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 66)