Vai trò của việc xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 59)

Xây dựng đạo đức giữ vị trí cốt lõi trong xây dựng con người. Đạo đức là nền tảng của nhân cách con người. Giữa khái niệm đạo đức và xây dựng đạo đức có

mối quan hệ nhân quả hữu cơ với nhau. Quá trình xây dựng đạo đức được thực hiện có hiệu quả thì sẽ có đạo đức tốt và ngược lại. Đạo đức không tự nhiên mà có, nó là kết quả quá trình đào tạo, giáo dục, rèn luyện, tự rèn luyện liên tục, bền bỉ của con người. Một chân lý hiển nhiên là không có quá trình xây dựng, giáo dục đạo đức thì không có bất kỳ sự phát triển và tiến bộ xã hội nào. Xây dựng đạo đức trên một ý nghĩa nào đó có sứ mạng cao cả là xây dựng và sáng tạo ra con người và sự tiến bộ xã hội. Muốn có đạo đức người CAND tất yếu phải có quá trình xây dựng đạo đức. Ở đây, xây dựng đạo đức là người Công an là nguyên nhân và đạo đức người Công an là kết quả. Đạo đức người CAND không nằm ngoài quy luật nhân quảđó. Tầm quan trọng của xây dựng đạo đức người CAND thể hiện trên một sốđiểm khái quát sau:

Một là, xây dựng đạo đức người CAND là cơ sở, nền tảng để hình thành nên các chuẩn mực đạo đức người CAND.

Xây dựng con người và xây dựng đạo đức là quy luật vận động, phát triển và tiến bộ xã hội của loài người. Lịch sửđạo đức đã trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao của lịch sử. Tiến bộđạo đức góp phần vào sự tiến bộ xã hội. Lịch sử loài người

đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao, đó cũng đồng thời là các bước tiến bộ về đạo đức. Đạo đức là gốc của đạo làm người, giúp cho con người hoàn thành vai trò, trách nhiệm xã hội của mình, định hướng đúng đắn cho suy nghĩ

và hành vi, tạo nên động lực bên trong để con người sống, cống hiến và hoàn thiện chính bản thân mình. Điều đó nói lên tính tất yếu và tầm quan trọng của vấn đề xây dựng đạo đức nói chung.

Đạo đức học Mácxít khẳng định đạo đức con người được hình thành thông qua con đường giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng những quan niệm sống đúng đắn, nhân văn. Xây dựng đạo đức chính là quá trình tác động tổng hợp để hình thành nhận thức đạo đức, tình cảm đạo đức và niềm tin đạo đức trong bản thân mỗi con người, làm cho con người từ "không có đạo đức" đến "có đạo đức". Đạo đức người CAND không bẩm sinh, có sẵn trong mỗi con người mà phải là kết quả của quá trình giáo dục, xây dựng, thẩm thấu, và định hình các chuẩn mực đạo đức. Đạo đức người CAND trước hết thể hiện ở phẩm chất chính trị, lòng trung thành tuyệt đối, ý thức lập trường giai cấp kiên định, lý tưởng cách mạng kiên trung, sự vững vàng, dũng cảm, cương quyết, nhạy bén, mưu trí... Những thuộc tính này phải là kết quả

thành. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Thực tiễn cho thấy, bất cứ khi nào công tác giáo dục, xây dựng đạo đức, văn hoá được chú trọng thì khi đó con người phát huy tốt vai trò chủ thể tích cực và hoạt động sáng tạo, xã hội vận động phát triển mạnh mẽ và ngược lại.

Hai là, xây dựng đạo đức là yêu cầu khách quan, tất yếu mang tính quy luật nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh đồng thời là chủ thể của hoàn cảnh đó. Không nằm ngoài nguyên lý cơ bản đó, những phẩm chất cần có của người CAND được quy định bởi yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm vững chắc ANQG và trật tự an toàn xã hội. Do đó toát lên những giá trị cốt lõi người CAND trước hết phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng sản, trung thành với con đường xây dựng CNXH của Đảng và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Có niềm tin vào Đảng vào Nhà nước. Giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình yêu thương giai cấp và đồng loại, nhân văn, nhân

đạo, kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng. Người CAND phải là những con người có đạo đức - lối sống chuẩn mực. Đó là những con người có đạo đức tốt đẹp trong sáng, biết yêu thương và quý trọng con người, sống tình nghĩa, khoan dung, yêu thương đồng loại. Nhưng đồng thời đó cũng là những con người năng động, biết thích nghi với hoàn cảnh, xây dựng đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn để phù hoàn hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Khái niệm người CAND ở góc độ chung nhất cũng là người cách mạng, là con người mới, của chếđộ mới có lối sống lành mạnh, trong sáng về tâm hồn và nhân cách, biết yêu thương đồng chí đồng đội, hành động nhân văn; CAND phải là những con người có ý thức trình độ, năng lực làm chủ trong học tập, công việc chuyên môn nghiệp vụ và tuân thủ theo nguyên tắc và đặc thù riêng của lực lượng Công an, phát huy sức sáng tạo và linh hoạt của mình. Tôn trọng thành quả

lao động của mình và tôn trọng thành quả lao động của người khác. Người CAND phải có nhận thức sâu sắc về công việc mình đảm nhận, nhiệm vụ mà mình được giao, làm việc có ý thức kỷ luật, cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết

đánh giá công việc và hiệu quả công việc của mình, biết chịu trách nhiệm về việc làm và nhiệm vụ mình đảm nhiệm. Thực hiện nhiệm vụ một cách hăng say, nhiệt

tình, nêu cao tính kỷ luật, có văn hoá, có tình nghĩa, có ý thức nâng cao trình độ về

mọi mặt, giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

Bảo vệ ANTT là lĩnh vực chính trị phản ánh tập trung rõ nét nhất cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, phức tạp, mang tính đối kháng, đối lập, là cuộc đấu tranh giữa hai trận tuyến với các quan hệ lợi ích đối lập nhau, giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa tiến bộ và lạc hậu. Đây là cuộc đấu tranh giữa ta và

địch, liên quan đến sự mất còn của thể chế chính trị…

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang của Đảng, Nhà nước. Chủ tịch Hồ

Chí Minh từng nói: "Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội, để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hoà bình. Một lực lượng nữa là Công an, để

chống kẻđịch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hoà bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hoà bình thì tập luyện. Còn Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình lại càng nhiều việc" [107, tr.44]. Theo Người: Nhiệm vụ của Công an thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp XHCN... Đó là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ đồng thời cũng rất vẻ vang. Là lực lượng vũ trang bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, nhân dân tất yếu phải xây dựng phẩm chất chính trị - đạo đức tuyệt đối trung thành, lẽ sống cống hiến, dám hy sinh vì đất nước, phải có lòng dũng cảm, tính cách mạng, chính quy, tinh nhuệ...thể hiện sức mạnh của lực lượng vũ trang chuyên chính...

Ba là, xây dựng đạo đức người CAND là yêu cầu cấp bách nhằm khắc phục sự

suy thoái, xuống cấp vềđạo đức của một bộ phận cán bộ chiến sĩ Công an hiện nay. Về phương diện nhận thức lý luận, các giá trị đạo đức không hề bất biến, vĩnh hằng với thời gian mà luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, môi trường kinh tế xã hội đương đại tác động. Xây dựng đạo đức của mọi chếđộ xã hội luôn là vấn đề hết sức hệ trọng, mang tính quy luật. Không một chế độ xã hội nào trong lịch sử không đề ra chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp giáo dục

đào tạo, xây dựng đạo đức theo các chuẩn mực mà giai cấp thống trị đặt ra. Về mặt quy luật, chế độ nào chăm lo xây dựng, củng cố sự vững mạnh của đạo đức xã hội thì chếđộđó tồn tại và phát triển và ngược lại, bất kỳ chếđộ nào, giai đoạn nào của lịch sử, vấn đề xây dựng đạo đức không được chú trọng đúng mức là khi đó xã hội rơi vào suy thoái, hỗn loạn, các quan hệ xã hội, quan hệ con người bị đảo lộn, ANTT không bảo đảm.

Nền đạo đức xã hội ta hiện nay sau hơn 30 năm đổi mới đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân gia tăng, lối sống thực dụng trỗi dậy, lấn át chủ nghĩa tập thể, ý thức cộng đồng giảm sút. Kỷ cương, phép nước bị xâm phạm

đáng lo ngại, tội phạm, tệ nạn xã hội có chiều hướng phức tạp, nguy hiểm hơn. Điều

đáng lo ngại hơn chính ở chỗ, một số cơ quan thực thi pháp luật lại có những biểu hiện xuống cấp, xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có một bộ phận không nhỏ cán bộ chiến sĩ CAND. Một số vụ án mà đối tượng phạm tội chính là cán bộ Công an, thậm chí cán bộ cao cấp trong ngành Công an thực hiện, hiện tượng bảo kê tội phạm, nhũng nhiễu dân thường, hách dịch v.v... đã và đang gây tâm trạng xã hội bất bình, làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhân dân đối với người CAND. Vấn đề không còn chỉ là giáo dục đạo đức mà là phải xây dựng, tổ chức lại, phải chấn chỉnh nghiêm khắc, quyết liệt và kiên trì để lực lượng CAND xứng đáng là thanh bảo kiếm bảo vệ chếđộ, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Bốn là,xây dựng đạo đức là cơ sởđể phát triển năng lực công tác của người CAND.

Đạo đức học mácxít luôn khẳng định đức và tài là hai mặt thống nhất trong nhân cách của con người. Không có ranh giới hoặc sự phân biệt tuyệt đối giữa chúng. Giữa đạo đức và năng lực có mối quan hệ nhân quả với nhau. Đạo đức là "nền tảng" là "gốc" là nhân tố bảo đảm cho năng lực của con người được phát huy cao độ. Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quyết định của đạo đức, đức phải có trước tài. Nguyên lý này đúng với mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Song với nghề nghiệp người CAND thì vấn đề xây dựng đạo đức lại hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết

định đến năng lực, hiệu quả công tác. Bởi lẽ, do môi trường công tác Công an hết sức phức tạp, nhiều quan hệ xã hội đan chéo, chồng xếp lên nhau. Môi trường công tác, tính chất công tác, đặc điểm công tác, đối tượng đấu tranh hết sức phức tạp, nguy hiểm, nhiều cạm bẫy, rất rễ bị "sa ngã" bị " tha hoá" bởi những "viên đạn bọc

đường". Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, chỉ khi nào người Công an có phẩm chất chính trị vững vàng, bản lĩnh kiên định, có phẩm chất đạo đức trong sáng, khi

đó họ mới đủ năng lực làm chủ chính bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, tính quy luật của xây dựng đạo đức trong quá trình xây dựng lực lượng CAND vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Tầm quan trọng của xây dựng đạo đức người Công an cách mạng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cách đây gần 60 năm trong "Tư cách người Công an Cách mạng", trong 6 điều, các điều liên quan đến chuẩn mực đạo đức, yêu cầu đạo

đức được Người nhấn mạnh và xếp ở vị trí hàng đầu, coi đó là cơ sở, nền tảng, nguyên tắc để người Công an Cách mạng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước, nhân dân giao phó. Do đó, xây dựng đạo đức người CAND có ý nghĩa quyết

định sức mạnh, sức chiến đấu của lực lượng CAND, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Năm là,xây dựng đạo đức là yêu cầu khách quan, cần thiết do tính quy định của đặc thù nghề nghiệp đặt ra.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và bản chất của con người, trong tính biện chứng của nó, khái niệm con người trong CAND vừa hàm chứa những đặc điểm chung của người cán bộ

cách mạng vừa chứa đựng những đặc trưng mang tính đặc thù. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, vì vậy, người CAND đương nhiên phải là con người phát triển toàn diện và hài hoà về thể lực, tâm lực, trí lực, có lối sống đạo đức, nhân văn, có lý tưởng vì nước quên thân vì dân phục vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công an nhân dân là lực lượng giữ vai trò chủ thể nòng cốt trong lĩnh vực bảo vệ ANQG và TTATXH.

Cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT mang tính chất đấu tranh giữa ta và địch, giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Công an nhân dân là

đại diện của chính nghĩa, kỷ cương, lẽ phải, đấu tranh cho cái thiện chiến thắng cái ác, công lý chiến thắng bạo tàn. Điều đó cho thấy người Công an phải được chăm lo xây dựng bài bản vềđạo đức, phải được tôi luyện để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa

đấu tranh bảo vệ ANTT là một trận tuyến thầm lặng, đầy thử thách, hiểm nguy, có cả sự cám dỗ mua chuộc của các thế lực thù địch, các loại tội phạm. Để người CAND có năng lực làm chủ bản thân mình "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" công tác xây dựng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh phải luôn được tăng cường.

Từ sự phân tích khái quát lĩnh vực công tác, chức năng nhiệm vụ người Công an cách mạng, cho thấy vấn đề xây dựng con người trong CAND không chỉ

dừng lại ở những yêu cầu thuần tuý thể chất, hoặc từ cách tiếp cận chiều cạnh sinh học, thể lực mà quan trọng hơn cần thấy rõ yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực để đảm bảo sự thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANQG và

TTATXH. Công tác Công an là hoạt động nghề nghiệp đặc biệt, thể hiện ở đối tượng đấu tranh, địa bàn, phương thức hoạt động, sự phức tạp, tinh vi, nguy hiểm của các loại tội phạm và những yêu cầu mới nảy sinh từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.

Đặc điểm hoạt động của lực lượng CAND rất phức tạp, tính chất nguy hiểm và nhiều khó khăn. Việc bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về ANQG, trật tự, an toàn xã hội là trọng trách lớn lao và vẻ vang của lực lượng CAND. Vì thế, trong bất luận trong thời điểm nào, kể cả khi khó khăn, thử thách, lực lượng CAND phải luôn thể hiện sự tuyệt đối trung thành với

Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; kiên định, vững vàng, làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và địa phương, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững ANQG, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ

cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

Những dẫn luận trên đặt ra yêu cầu tất yếu trong xây dựng các phẩm chất về đạo đức và năng lực con người trong CAND. Công an nhân dân phải là những con người có sức khoẻ tốt, dẻo dai, không ngại đấu tranh, không ngại gian khổ, sẵn sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 59)