Những hạn chế, bất cập trong thực tiễn xây dựng đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 109 - 115)

Công an nhân dân

Một là, quá trình xây dựng đạo đức mặc dù được quan tâm của các cấp và của toàn xã hội, nhưng chưa thường xuyên, liên tục và quyết liệt.

Hạn chế này cũng nằm trong thực trạng chung của tình hình xây dựng đạo

đức xã hội ta trong 30 năm đổi mới. Trên thực tế, chúng ta đã quá chú trọng đến tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ mà chưa thật sự chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, xây dựng văn hoá. Mà quy luật của sự hoàn thiện đạo đức là một quá trình liên tục "mưa dầm, ngấm lâu". Xây dựng đạo đức người CAND với những yêu cầu, chuẩn mực cao thì càng đòi hỏi phải rất bài bản, kiên trì, bền bỉ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua quá trình xây dựng đạo đức người CAND còn chưa được thường xuyên, liên tục. Có những nơi còn chưa thấy

được tầm quan trọng của quá trình này nên đã đôi lúc lơ là, khi có sự vi phạm đạo

đức của cán bộ chiến sĩ đơn vị mình mới nhận ra. Mặt khác, chúng ta đã quá nặng về chủ nghĩa hình thức nên các phong trào, chỉ thị nghị quyết chưa được thực hiện triệt để, xử lý vi phạm, khuyết điểm chưa quyết liệt (như thường xuyên viết kiểm

điểm theo quý, viết thu hoạch thực hiện nghị quyết, học tập và quán triệt nghị

quyết, nghe thời sự, nghe báo cáo vềđạo đức chưa có sựđổi mới về nội dung). Hầu như các nội dung xây dựng chỉđược thực hiện qua các phong trào mang tính bề nổi, thậm chí có những hình thức còn mang tính ép buộc, không chạm được vào ý thức tự giác của mỗi cán bộ chiến sĩ.

Từ góc độc tiếp cận triết học, chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận rằng, sự

quan tâm, xây dựng đạo đức của các chủ thể - thiết chế như gia đình, nhà trường và cả xã hội, Bộ Công an, lãnh đạo, cấp uỷ các đơn vị Công an nhân dân chưa thật sự

đề cao tầm quan trọng của giáo dục, xây dựng đạo đức. Vẫn còn hiện tượng nặng về

chỉ tiêu nghiệp vụ, chỉ tiêu thi đua, thậm chí là những chỉ tiêu "giao khoán". Sự vào cuộc của nhân dân, của xã hội, cơ quan thông tin báo chí, công luận khi phê phán, thậm chí lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức người CAND còn có hiện tượng né tránh, hữu khuynh, sợ va chạm. Đôi khi người dân thấy cán bộ chiến sĩ có biểu hiện vi phạm nhưng sợ không dám phản ánh, tố cáo; gia đình người thân của cán bộ

chiến sĩ biết con em mình có biểu hiện suy thoái nhưng vì danh dự gia đình, vì tương lai nghề nghiệp, vì miếng cơm, manh áo, vì sợ bị tổn thương nên có hiện tượng bao che, dung túng, hoặc lơ là, buông lơi trong quá trình xây dựng đạo đức người Công an.

Sự thiếu quyết liệt, xuê xoa trong việc đánh giá sự tiến bộ đạo đức người CAND còn do căn bệnh thành tích cố hữu trong công tác cán bộ. Công tác đánh giá kết quả phấn đấu, rèn luyện cán bộ chiến sĩ hàng năm chủ yếu được lượng hoá bằng các con số thể hiện kết quả công tác nghiệp vụ đơn thuần mà ít chú trọng đến đánh giá theo hướng lượng hoá các tiêu chí đạo đức. Hiện nay đánh giá về lòng trung thành, cần, kiệm, liêm chính, nhân ái, lễ phép còn hết sức trừu tượng và định tính. Vì thế mà đôi khi tốt xấu bị pha trộn, khó nhận diện.

Hai là, nội dung xây dựng đạo đức người CAND còn mang tính chung chung, chưa thật gắn với yêu cầu nghề nghiệp.

Đây là vấn đề hạn chế mà chúng ta chưa bổ sung hay khắc phục được. Hầu hết các nội dung chưa thiết thực, còn chung chung theo lối mòn. Các nội dung xây dựng đạo đức từ Bộ cho tới cơ sở đơn vị chưa được cải tiến cho phù hợp. Các đơn vị hầu như chỉ chú trọng tới kết quả công tác nghiệp vụ mà không chú trọng tới vấn

đề đạo đức. Các phong trào thi đua của các đơn vị chỉ mang tính hình thức, hô hào chung chung chưa mang lại hiệu quả.

Nội dung xây dựng đạo đức người CAND chưa thật mang tính đặc thù, phản ánh nội dung yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp. Dường như cán bộ chiến sĩ chưa thấy hết được, chưa thẩm thấu hết ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của các chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp trong thực tiễn công tác. Quá trình xây dựng, giáo dục khung chuẩn mực đạo đức người CAND trên thực tế không có sự khác biệt với khung chuẩn mực chung của đạo đức người cán bộ cách mạng. Có thể nói rằng ở nước ta hiện nay, xây dựng đạo đức nghề nghiệp còn khá hạn chế, chưa tạo ra nét đặc trưng, hướng tới

thương hiệu phẩm chất nghề nghiệp. Vì thế, khó có thể tìm thấy sự khác biệt nhiều giữa đạo đức người Công an, Quân đội, Công nhân, Kỹ sư, Luật sư...

Tính trừu tượng, chung chung trong quá trình giáo dục, xây dựng đạo đức người Công an còn nặng về lý thuyết, thiếu những nội giáo dục thực tiễn, bồi đắp tình cảm qua thực tiễn trải nghiệm. Xây dựng đạo đức phải bằng cả hai con đường, giáo dục nhận thức đạo đức và giáo dục thực tiễn. Đã có những chương trình lồng ghép giáo dục đạo đức như tham quan di tích cách mạng, truyền thống văn hoá... song kết quả chưa cao.

Hiện nay trong các trường CAND nội dung các môn học hướng đến mục tiêu xây dựng đạo đức nghề nghiệp người CAND còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong chương trình khung đào tạo mục tiêu về xây dựng, giáo dục đạo đức người CAND

đã được nêu ra khá rõ nhưng đánh giá, thẩm định kết quả đạt được thì rất khó và thường mang tính định tính hơn là định lượng. Dường như nội dung chương trình giáo dục đào tạo chỉ nhấn mạnh vào nghiệp vụ, pháp luật và giáo dục thể chất, nội dung xây dựng đạo đức chưa thật sự khoa học, hiệu quả.

Ba là, phương pháp xây dựng đạo đức còn chậm được đổi mới, chưa thật sự phù hợp, tạo nên động lực thúc đẩy ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ chiến sĩ CAND.

Xây dựng đạo đức là một quá trình lâu dài, kiên trì, cũng đồng thời là một nghệ thuật. Do đó xây dựng về phương diện đạo đức không chỉđòi hỏi sự công phu, nghiêm túc mà còn phải có nhũng phương pháp rất phù hợp, tinh tế, từ các chủ thể

xây dựng trong quá trình tác động có chủđích tới đối tượng xây dựng. Tác động to lớn của xây dựng đạo đức biểu hiện ở sự thức tỉnh, thúc đẩy sự phát triển nhận thức, truyền cảm hứng, cảm xúc, tạo ra hiệu ứng và sức lan tỏa tới từng cá thể và cộng

đồng xã hội, nhờđó thực hiện bước chuyển quan trọng từ giáo dục, xây dựng tới tự

giáo dục, tự xây dựng tạo thành nhu cầu đạo đức và văn hóa đạo đức ở mỗi người.

Điều đó là hết sức cần thiết trong xây dựng đạo đức cho người chiến sĩ CAND. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chúng ta vẫn dập khuôn máy móc, chưa có những phương pháp mang tính đột phá, tạo dấu ấn, tác động sâu sắc tới nhận thức, ý thức của người chiến sĩ CAND.

Trong cả quá trình xây dựng đạo đức, chúng ta vẫn nặng về tính hình thức, phương pháp thì đơn điệu, áp đặt theo kiểu mệnh lệnh, hành chính, thiên về lý trí mà ít chú ý tới những tác động về mặt tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn, làm phong phú

và sâu sắc thế giới tinh thần của cán bộ chiến sĩ. Chủ yếu thông qua các văn bản, nghị định, chỉ thị, thậm chí có những đơn vị còn pháp lệnh hoá thông qua điều lệnh CAND làm cho cán bộ chiến sĩ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, sáo rỗng. Các phương pháp trong quá trình xây dựng còn chưa chú trọng tới tính hài hòa giữa lý trí và tình cảm, chưa chú trọng đến sự kích thích và nuôi dưỡng cảm xúc tâm hồn cho cán bộ

chiến sĩ. Phương pháp còn nặng về tính phô trương, hô hào, tuyên truyền mà chưa khơi dậy được tình cảm, lương tâm và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp người CAND, ở đó đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ, cân đối các cung bậc: Tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ, nhất là đối tượnglà các cán bộ chiến sĩ trẻ

trong lực lượng Công an, mà đối tượng này lại chiếm số đông trong lực lượng công an, nhất là trong các nhà trường, học viện CAND.

Ba là, hình thức tổ chức các phong trào xây dựng đạo đức người CAND còn

đơn điệu, nghèo nàn, chưa tạo ra sự lan toả, hiệu ứng rộng rãi, tích cực.

Hình thức xây dựng đạo đức sẽđi liền với các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình xây dựng đạo đức người CAND. Tuy nhiên, trong thời gian sau đổi mới đến nay, thực tiễn xây dựng đạo đức trong lực lượng Công an cho thấy, hầu như chúng ta chỉ chú ý tới hình thức mà chưa chú trọng tới nội dung và yêu cầu cũng như hiệu quả. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, phong trào CAND học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tổ chức liên tục, tốn nhiều thời gian tiền của và công sức nhưng hiệu quả chưa cao. Mà chúng ta thấy sự vi phạm còn nhiều hơn, thậm chí có những cán bộ cao cấp trong lực lượng còn vi phạm, thậm chí vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm. Chúng ta có thể thấy rất rõ chúng ta chỉ chú trọng tới các phong trào thi đua, tới các tấm gương điển hình người tốt việc tốt, mà chưa chú trọng việc nhân rộng ra thành phong trào thường xuyên trong từng đơn vị trong toàn lực lượng.

Tấm gương về sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, của cấp

ủy và người đứng đầu cấp ủy cũng chỉ mang tính hình thức, chưa sâu sát về nội dung. Một số lãnh đạo, chỉ huy được bổ nhiệm không đúng quy trình, thậm chí đạo

đức còn chưa thuyết phục, chưa chuẩn mực, chưa mang tính cảm hóa cấp dưới, chưa trở thành tấm gương cho cán bộ chiến sĩ cấp dưới noi theo. Mà một tấm gương sáng còn quý hơn hàng trăm bài diễn văn, nhất là trong lực lượng CAND. Bởi vì sự

ảnh hưởng rộng rãi, có tác dụng quyết định tới chất lượng, hiệu quả giáo dục và xây dựng đạo đức người cán bộ, chiến sĩ CAND. Như vậy có thể thấy hình thức xây dựng, giáo dục đạo đức bằng tấm gương, bằng phẩm chất gương mẫu, tính nhất quán, nói ít làm nhiều, đã nói là làm, nhất quán giữa lời nói và việc làm như lời dạy của Bác Hồ rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, lực lượng Công an bên cạnh những tấm gương tốt, dũng cảm, hi sinh quên mình vì nhiệm vụ

vì nhân dân, là kết quả lâu dài của quá trình xây dựng thì vẫn còn tồn tại những mặt trái, những vi phạm với tư cách là sự tha hoá của đạo đức. Điều đó thể hiện quá trình xây dựng đạo đức trong lực lượng còn nặng về hình thức, chưa thật sự thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm và nhận thức của từng cán bộ chiến sĩ, chưa thực sự tạo ra sự lan toả trong toàn lực lượng.

Bốn là, sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội trong quá trình xây dựng đạo đức người CAND còn lỏng lẻo, chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Coi trọng đúng mức việc giáo dục và xây dựng đạo đức trong môi trường xã hội, trong các công việc thực tế, trong hoạt động thực tiễn, và việc thực hành đạo

đức thông qua công việc, học tập, quan hệ ứng xử trong các gia đình làm cho cán bộ, chiến sĩ CAND có điều kiện trải nghiệm, thể nghiệm trực tiếp, sao cho từ các tình huống, từ hoàn cảnh và môi trường sống và hoạt động họ có thể rút ra những bài học, những thu hoạch bổ ích về đạo đức, lẽ sống. Do đó quá trình xây dựng và giáo dục đạo đức phải có sự phối kết hợp của nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra sựđồng thuận, thống nhất trong xây dựng các phẩm chất đạo đức cho mỗi cán bộ

chiến sĩ công an. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua sự kết hợp này còn lỏng lẻo, chưa sát sao, toàn diện. Trong nhà trường, thường chú trọng tới việc xây dựng, quản lý, giáo dục thông qua kết quả học tập, điều lệnh, thái độ ứng xử với bạn bè, thầy cô. Xây dựng đạo đức là một quá trình lâu dài, kết quả xây dựng không nhìn thấy ngay mà đó là quá trình thâm nhập dần dần hình thành nên tính cách, thái độ và hành vi đối với công việc và con người. Trong thực tế, có những cán bộ chiến sĩ khi vi phạm ở cơ quan, lúc đó gia đình mới biết, hoặc có trường hợp khi có những vấn

đề xảy ra ngoài xã hội hoặc trong gia đình rất lâu sau cơ quan mới biết. Điều đó đã dẫn tới hậu quả không thể khắc phục được đối với nhiều cán bộ chiến sĩ. Đó là hậu quả của sự kết hợp lỏng lẻo giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình xây dựng đạo đức người CAND.

Năm là, mối quan hệ biện chứng gữa xây và chống chưa thực sự gắn kết, còn nặng về xây mà nhẹ về chống.

Xây dựng đạo đức, thực hành đạo đức với đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là vấn đề lâu dài, vượt ra khỏi giới hạn nhiệm kỳ 5 năm của Đại hội XII, nó có sức sống lâu bền, sức lan tỏa rộng rãi, mãi mãi, trở thành nhu cầu văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi chủ thể mang nhân cách văn hóa. Đó là tính hướng đích của giáo dục đạo đức cách mạng người cán bộ, chiến sĩ CAND hiện nay.

Đảm bảo dân chủ trong đối thoại, thảo luận, tranh luận, trên cơ sở những nguyên tắc, những chuẩn mực chung mà phát huy những cá tính, bản sắc riêng, tôn trọng tính độc lập, chủ động của mỗi cá nhân, tinh thần khoan dung văn hóa hay văn hóa khoan dung, tức là tính đa dạng của những khác biệt trong sự thống nhất,

đó là văn hóa. Đạo đức là đạo đức hành động, trong ứng xử, giao tiếp, đối thoại, tranh luận "Văn hóa chính là biết lắng nghe" (LiKhaChov) - đó là thước đo dân chủ,

định hình văn hóa dân chủ.

"Văn hóa là biết nhìn thấy người bên cạnh" (Xukhômlinxki), đó là văn hóa

đạo đức, là tính nhân bản và nhân văn, tôn trọng con người, "phê bình công việc chứ không xúc phạm con người" (Hồ Chí Minh). Bởi thế cơ sở sâu xa của đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức là dân chủ hóa đời sống xã hội, trong đó có đời sống

đạo đức, tạo nên tác dụng thuyết phục, cảm hóa.

Cần phải nhấn mạnh rằng, trong thực trạng xây dựng đạo đức xã hội nói chung và xây dựng đạo đức người Công an nói riêng, mối quan hệ giữa xây và chống chưa được giải quyết hài hòa, biện chứng. Sở dĩ hiện nay, sai phạm của cán bộ chiến sỹ Công an gia tăng, một phần do chúng ta đã xem nhẹ vai trò của đấu tranh phòng chống, ngăn chặn sự suy thoái đạo đức người Công an. Trong quá trình xây dựng đạo đức, chúng ta chưa hình dung hết tính chất phức tạp, nguy hại của mặt trái kinh tế thị trường. Vì thế sau hơn 30 năm đổi mới, đã có cả những cán bộ

Công an cao cấp hàm nguyên Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh phó Giám đốc Công an các địa phương, Trưởng phó phòng… bị kỷ luật vềĐảng, thậm chí bị xử lý hình sự…Điều đó cho thấy, nếu chỉ chú trọng đến xây và buông lỏng chống thì xây sẽ không hiệu quả, thiếu vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 109 - 115)