Những biểu hiện suy thoái về đạo đức người Công an nhân dân hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 109)

hin nay

Thứ nhất, sự suy thoái vềđạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ chiến sĩ CAND.

Biểu hiện:

+ Tình yêu nghề nghiệp giảm sút, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao,

động cơ, mục đích, lý tưởng nghề nghiệp chưa đúng đắn.

Tuy nhiên, trước tác động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và thế giới, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ CAND vẫn còn chủ quan mất cảnh giác, trước âm mưu, hoạt động của bọn tội phạm, kém tu dưỡng rèn luyện kỷ

luật đạo đức và lối sống, có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân chưa cao, trong thực thi nhiệm vụ

còn có hành vi vi phạm, tiêu cực, sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân, thậm chí vi phạm pháp luật còn diễn ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Đó là tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức trái với yêu cầu xây dựng đạo đức người CAND. Biểu hiện này có nguyên nhân từ vấn

đề đạo đức nghề nghiệp người CAND có biểu hiện suy giảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tình yêu, trách nhiệm nghề nghiệp là cơ sở, là điều kiện để các phẩm chất nghề nghiệp khác được phát huy. Một nhà nghiên cứu ở Trung Quốc từng khẳng

định rằng: Yêu cương vị công tác, yêu nghề nghiệp, chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lý, phục vụ quần chúng, cống hiến cho xã hội là nội dung chủ yếu của

đạo đức chức nghiệp [72, tr.491].

Về phương diện triết học, suy thoái là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hoá và biến chất của sự vật, hiện tượng, quá trình hay chính bản thân con người và tổ chức xã hội của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ

ra: Trong thế giới cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng biến hoá. Có cái thì biến hoá tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hoá lạc hậu đi, tức là suy thoái. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sự giảm sút ý chí chiến

đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động về chính trị, sa sút phẩm chất đạo đức, xuống cấp về lối sống. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống khác với những băn

khoăn, lo lắng, bức xúc, có lúc thiếu lòng tin; khác với vi phạm một số khuyết điểm, chấp hành không nghiêm một số quy định của Hiến pháp, pháp luật. Do đó, suy thoái bao giờ cũng mang tính bản chất, tính tổng thể của sự vật, hiện tượng, quá trình hay con người và tổ chức của con người. Đối với suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, từ suy thoái về mặt này dẫn đến hay tất yếu sẽ kéo theo sự suy thoái mặt khác, làm hư hỏng, làm biến chất cán bộ, đảng viên và làm hỏng mọi việc của cá nhân và tổ chức của họ. Hiện nay, sự suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra

ở các đối tượng khác nhau, từđảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý - đảng viên thường, đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ cao cấp. Nó được biểu hiện ở những vấn đề cụ thể sau đây.

Lôgic khoa học cho chúng ta nhận thức rằng, giảm sút về lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp là điểm khởi đầu của mọi sự suy thoái tiếp theo. Hiệu quả công tác của người CAND có liên quan mật thiết với trách nhiệm nghề nghiệp. Khi người CAND yêu nghề, tận tuỵ, tận tâm với nghề nghiệp thì sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngược lại khi người CAND quan niệm sai lệch về động cơ, mục đích nghề nghiệp mình lựa chọn thì tất yếu sẽ

dẫn đến những biểu hiện đó là sự ngại khó, ngại khổ, suy bì, tính toán cá nhân, "chạy" công việc, chạy chức tước, luồn lách, đểđược an nhàn, bổng lộc, thậm chí bảo kê tội phạm để thu lợi bất chính...

Qua khảo sát về tâm lý khi chọn nghề với 1000 phiếu hỏi, trong đó có 200 phiếu khảo sát dành cho các sinh viên D tại Học viện Cảnh sát Nhân dân, 200 phiếu hỏi dành cho sinh viên D của Học viện An ninh nhân dân và 300 phiếu dành cho khối cán bộđang công tác tại các cơ quan nghiệp vụ khối An ninh và Cảnh sát, 300

được phát cho hệ liên thông tại Công an Hà Nội, với câu hỏi "Tại sao đồng chí chọn nghề Công an", khi trả lời nhiều phương án thì có tới 50% chọn câu trả lời "Không phải xin việc sau khi ra trường", 30% trả lời "lương cao" và 20% trả lời "yêu thích". Như vậy, ngay từ khi mới bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp hầu hết thanh niên trẻ hiện nay các em lựa chọn ngành nghề Công an với một tâm lý thực dụng, thích không phải bon chen tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, hoặc với tâm lý thích làm giàu bằng vị trí công việc, hoàn toàn vì lợi ích cá nhân chứ không hoàn toàn do yêu thích, đam mê bằng lý tưởng cao đẹp mà truyền thống lực lượng Công an đã xây

dựng. Do đó, sau khi ra công tác thực tiễn một bộ phận đã thiếu rèn luyện tu dưỡng, ngại khó, ngại khổ, sẵn sang đánh mất nhân cách, bao che tội phạm để phục vụ ham muốn vật chất, lợi ích cá nhân.

Hạn chế trên về sự lệch lạc trong động cơ, mục đích, lý tưởng nghề nghiệp thường là sự khởi đầu những lại hết sức nguy hại đưa đẩy con người Công an đi chệch quỹ đạo nhân cách chân chính để rồi sa vào chủ nghĩa cá nhân. Bác Hồ đã từng cảnh báo" Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, "miễn là mình béo, mặc thiên hạ

gầy". Nó đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu..." [112, tr.90]. Từ góc độ đạo đức học, suy thoái về tư tưởng sẽ là căn nguyên đưa tới sự suy thoái trong hành vi, phong cách, lối sống. Tư tưởng tiến bộ, suy nghĩ tích cực, có niềm tin vào chính mình và niềm tin vào sự phát triển sẽ thúc đẩy con người không ngừng hoàn thiện phẩm hạnh của mình, sống đẹp, sống có ích.

+ Xuất hiện sự gia tăng chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vô cảm, vô trách nhiệm, trái với đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn khá nhiều về suy thoái đạo đức, lối sống. Người thẳng thắn đấu tranh với mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình. Người gọi

đó là các căn bệnh: "Óc hẹp hòi". Ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc hợp tác với những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng. Vì thế mà người ta uất ức và mình thành ra cô độc"; và "Bệnh tham lam - Những người mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ "tự tư tự lợi". Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi. Tiền bạc đó ởđâu ra? Không xoay của

Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình". "Còn có những đồng chí chỉ lo

ăn ngon, mặc đẹp, lo phát tài, lo chiếm của công làm của tư, đạo đức cách mệnh thế

nào, dư luận chê bai thế nào cũng mặc". Người từng nhấn mạnh: "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt" [107, tr.104].

Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: Tình trạng suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, Hội nghị Trung

ương 4 khoá XII đã quyết định ban hành Nghị quyết "Tăng cường xây dựng chỉnh

đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ". Trong đó cũng vạch rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường XHCN, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ hoạ theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất

đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh báo: "Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến sự "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc" [43, tr.47]. Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI nhận định "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh

đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối số́ng…". Nghị quyết Trung ương 4, khoá XII đồng thời cũng chỉ rõ: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ

không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường", có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế,

khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân.

Khảo sát thực tiễn công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong lực lượng CAND cho phép rút ra bài học là nếu người cán bộ chiến sĩ Công an không có lập trường tư tưởng vững vàng, không kiên định, không tự tu dưỡng rèn luyện bản thân mình sẽ dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, không chỉ làm nguy hại đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến người thân và cao hơn nữa là ảnh hưởng đến đồng chí

đồng đội, làm xấu đi hình ảnh người CAND. Từ đó làm mất lòng tin với Nhân dân.

Đặc biệt thời gian vừa qua nhân dân rất bức xúc trước những sai phạm của một số

cán bộ cao cấp trong lực lượng Công an đã tiếp tay cho tội phạm hoạt động, gây sự

hoang mang lo lắng trong nhân dân (vụ Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hoá, nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao - C50). Qua

đó chúng ta thấy sự suy thoái đạo đức lối sống đã và diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ CAND, kể cả cán bộ cao cấp. Điều đó cho thấy chủ nghĩa thực dụng đang len lỏi ngày càng sâu rộng trong lực lượng Công an làm mất lòng tin, gây bức xúc trong nhân dân. Qua khảo sát trên 200 hộ dân cả thành phố và ngoại ô trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy 73,2% người dân tin tưởng vào lực lượng Công an còn lại 26,8% không tin hoặc mất lòng tin vào lực lượng Công an. Khi hỏi về cảm nghĩ về lối sống của lực lượng Công an thì có 66% trong số 200 hộ dân (50 hộ dân ở Phường Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà Nội, 50 hộ dân ở phường Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội, 50 hộ dân ở Vân Hà - Đông Anh - Hà Nội, 50 hộ dân ở Sóc Sơn - Hà Nội, trong đó hầu hết là các cán bộ trong các cơ quan Nhà nước về hưu, giáo viên, trí thức, công nhân và nông dân) cho rằng lực lượng Công an có lối sống thực dụng, 34% cho rằng lực lượng Công an sống trách nhiệm, vì nước quên thân vì dân phục vụ. Khi trả lời câu hỏi: Ông/bà nghĩ gì về những sai phạm mà lực lượng Công an mắc phải gần đây (qua vụ việc 02 cán bộ cấp cao trong ngành Công an có liên quan trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ) có tới 82% trả lời "Không chấp nhận

được" và 18% trả lời "có sự thông cảm". Khi trả lời câu hỏi "Ông/bà nghĩ gì về chủ

trương tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy trong lực lượng CAND" có tới 90% trả

lời "cần thiết" và l0% trả lời "cần xem xét lại sự cần thiết trong lực lượng vũ trang". Biểu hiện thái độ vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân. Hiện nay, vẫn còn không ít người lãnh đạo, cán bộ cấp cao còn xa dân, không sát cơ sở, không

hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được công việc, cuộc sống của nhân dân. Chừng nào người Công an còn xa dân thì chừng đó sức mạnh sẽ bị

suy giảm. Sinh thời Bác Hồ luôn nhắc nhở người cán bộ Công an phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân để "dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào dân thì Công an mới hoàn thành được tốt nhiệm vụ của mình. Nhân dân có hàng chục triệu tai mắt thì kẻ địch khó mà che giấu

được..." [114, tr.223]. Những vụ việc xảy ra gần đây như vụ "điểm nóng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội" tháng 4/2017; vụ tụ tập đông người biểu tình tự phát, đập phá tài sản, gây rối trật tự công cộng ở Bình Thuận ngày 10/6/2018; và một sốđịa phương khác liên quan đến chủ trương thành lập 3 đặc khu kinh tế... cho thấy để

xảy ra những vụ việc đáng tiếc như trên có một phần do công tác nắm tình hình, chưa thật gần dân của người CAND.

Vì chạy theo chủ nghĩa cá nhân, từ bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ chân chính của người Công an cách mạng, hướng theo mục đích làm giàu bất chính, bất chấp đạo lý, lương tâm, đã có những cán bộ lãnh đạo trong CAND trở thành bảo kê tội phạm, lập công ty bình phong để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quảđặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 109)