Phát huy tính tích cực chủ thể trong rèn luyện đạo đức người Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 151 - 155)

Công an nhân dân

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng đồng thời cũng khẳng định ý thức có tính độc lập tương đối có thể tác động trở lại vật chất theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đạo

đức không bẩm sinh mà có, Bác Hồ từng nói "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [112, tr.612]. Vì vậy mỗi chiến sĩ phải tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình theo yêu cầu, tiêu chí của công việc ngành nghề đặt ra, đồng thời trong từng mối quan hệ

phải thực hiện theo 6 điều bác dạy lực lượng Công an. Do đó, để xây dựng và rèn luyện đạo đức của mình, mỗi cán bộ chiến sĩ cần rèn luyện bản thân mình theo những phương diện cụ thể sau:

Thứ nhất, mỗi chiến sĩ Công an phải nâng cao trình độ chính trị: Trước hết mỗi chiến sĩ cần phải nắm vững những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho các công tác cụ thể. Đồng thời thông qua những lý luận đó mỗi cán bộ chiến sĩ trang bị và xây dựng cho mình lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng lòng tin vào Đảng, vào sự lãnh

đạo của Đảng, nâng cao lập trường chính trị, kiên định công cuộc xây dựng CNXH. Nắm được lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để mỗi cán bộ chiến sĩ hiểu rõ

đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao sức chiến đấu của mình phục vụ Nhà nước và Nhân dân. Bởi vì: Cán bộ chiến sĩ Công an càng

được rèn luyện và vũ trang về mặt tư tưởng bao nhiêu thì càng hiểu rõ các chính sách của Đảng và các yêu cầu công tác và nhiệm vụđược giao bấy nhiêu. Sinh thời Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo

đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được công tác Đảng giao phó cho mình" [112, tr.611]. Đặc biệt trong công tác nghiệp vụ, mỗi cán bộ chiến sĩ Công an khi vào ngành đều xác định cho mình một lý tưởng trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, không hoang mang dao

động trước những biến đổi của thời cuộc, không nản chí trước khó khăn nguy hiểm, lực lượng Công an hàng ngày đối diện với mặt trái của xã hội và những loại tội phạm nguy hiểm, manh động nhất là đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, có tổ chức,

phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về hình sự, ma tuý. Nhiều đối tượng bất chấp coi thường pháp luật chống trả điên cuồng lực lượng Công an. Vì vậy, trong những hoàn cảnh đối diện giữa cái sống và cái chết đòi hỏi mỗi chiến sĩ

phải giữa được bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần dũng cảm tiến công tội phạm. Có như vậy mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, mỗi cán bộ chiến sĩ Công an cần nắm vững đường lối chính sách của

Đảng. Từ vai trò vị trí của ngành Công an - cánh tay phải, đắc lực của Đảng và Nhà nước ta, là lực lượng bảo vệĐảng, bảo vệ Nhà nước vì vậy mỗi chiến sĩ cần phải nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để phục vụ mục đích chung là xây dựng thành công CNXH. Trong bất kỳ lĩnh vực công tác nào, ở vị trí nào thì người cán bộ chiến sĩ Công an cũng cần phải nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là nhiệm vụ chính trị của mỗi người trong lực lượng Công an nói riêng. Mỗi chiến sĩ CAND cần nhận thức và quán triệt và thực hiện thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tiếp tục đẩy mạnh việc tự học tập, nghiên cứu và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt phong trào CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và các phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quôc. Đồng thời mỗi cán bộ chiến sĩ Công an có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước. Trên cơ sở đó mỗi cán bộ, chiến sĩ

Công an có nhận thức một cách đầy đủ về ý chí cách mạng, từđó nêu cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, điều lệnh Công an. Mỗi chiến sĩ phải phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất, luôn cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng sai trái, lệch lạc, bảo vệ

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của

Đảng, xứng đáng với truyền thống của lực lượng CAND; trung thành với Đảng, Tổ

quốc và nhân dân, vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Thứ ba, mỗi cán bộ chiến sĩ phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, thấm nhuần những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của người Công an cách mạng, trở thành tiêu chí thiết yếu không thể thiếu trong nhân cách người Công an cách mạng. Đồng chí Lê Hồng Anh nguyên Bộ trưởng Bộ Công an đã từng khẳng định: Những phẩm chất chính trị tinh

thần và đạo đức, sự hơn hẳn về tinh thần chiến đấu của Chiến sĩ CAND đối với kẻ

thù. Đó là sức mạnh vô địch, là ưu thế của chúng ta trong cuộc đấu tranh giành thắng lợi với kẻ thù. Một mục tiêu mà kẻ thù tấn công vào lực lượng Công an là làm cho lực lượng suy thoái về phẩm chất đạo đức bằng nhiều hình thức như mua chuộc, cám dỗ, hối lộ, xuyên tạc... nhằm chia rẽ nội bộ. Thậm chí, dưới tác động của kinh tế thị trường có những đồng chí không giữđược bản lĩnh đã dẫn tới thoái hoá, biến chất, thậm chí còn phạm tội. Vì vậy, mỗi cán bộ chiến sĩ phải phát huy tính tích cực của cá nhân mình đóng vai trò quan trọng nhằm giữ gìn phẩm giá, giữ

gìn sự trong sạch của mình. Bác Hồ đã khẳng định: Cán bộ chiến sĩ Công an phải trau dồi đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư, liên hệ chặt chẽ, mật thiết với quần chúng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, kiên quyết chấm dứt tệ nạn hối lộ, ức hiếp quần chúng dưới bất cứ hình thức nào, gây phiền hà cho nhân dân bằng bất cứ hình thức nào, gây phiền hà cho nhân dân bằng bất cứ sự nguỵ

trang nào. Lực lượng Công an về bản chất là CAND nên xuất phát từ dân, phục vụ

nhân dân, bảo vệ quyền lợi cho dân, cho nên phải gần dân, hiểu dân, nhờ vào dân... và phải giữ vững được phẩm chất của mình, giữ vững được cốt cách và nhân cách của người Công an cách mạng.

Thứ tư, mỗi cán bộ chiến sĩ cần phải rèn luyện bản lĩnh chiến đấu: Muốn có

được bản lĩnh trong chiến đấu và công tác cần phải có tri thức cơ bản làm nền tảng cho sự hiểu biết, từđó mới rèn luyện được bản lĩnh. Đặc biệt mỗi cán bộ chiến sĩ cần

được trang bị những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, có đủ phẩm chất đạo đức cách mạng của người làm công tác Công an. Do đó để có bản lĩnh chiến đấu tức là phải nhận rõ được kẻ thù, nhận thức

được thủđoạn hoạt động của bọn tội phạm. Muốn vậy cần phải mưu trí, sáng tạo, linh hoạt. Bác Hồđã dạy mỗi cán bộ chiến sĩ cần phải xác định: Phạm vi hoạt động của CAND rất rộng rãi, đòi hỏi phải chính xác, cụ thể, linh hoạt, khẩn trương, kịp thời. Vì vậy, lực lượng Công an phải thường xuyên trau dồi kiến thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy tính tích cực trong mỗi cá nhân mình. có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời kỳ cách mạng mới.

Công tác Công an đòi hỏi cán bộ chiến sĩ phải nắm và vận dụng tri thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học. Khi thực thi nhiệm vụ của một người Công an, một vụ án hay vụ việc liên quan đến lĩnh vực nào đó đòi hỏi cán bộ Công an

phải có tri thức, am hiểu nhất định về lĩnh vực đó. Do đó, khi thực hiện nhiệm vụ

liên quan đến lĩnh vực chuyên môn mà không biết, chưa am hiểu thì mỗi chiến sĩ

phải tự tìm hiểu, nghiên cứu, học tập để có những kiến thức nhất định về lĩnh vực

đang thực hiện nhiệm vụ. Để có được những tri thức về chuyên môn mỗi chiến sĩ

phải biết xây dựng, sử dụng cộng tác viên bí mật, sử dụng các chuyên gia, nhà chuyên môn giảng giải, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang thực hiện. Hiện nay, tội phạm hoạt động rất đa dạng, phức tạp. Đòi hỏi người chiến sĩ

Công an phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Công việc của các chiến sĩ Công an trong quá trình công tác và thực thi nhiệm vụ cần phải tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp và giữ được đạo đức nghề

nghiệp. Vì vậy, để phục vụ công tác Công an mỗi chiến sĩ cần tri thức về khoa học kỹ thuật, văn hoá, trình độ hiểu biết v.v... phải hiểu luật và biết vận dụng pháp luật. Và mỗi chiến sĩ không phải là người vô cảm mà cũng là một con người có tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Trong đó quan trọng nhất là các quan hệ gia đình. Đã chuyên tâm vào thực thi nhiệm vụ nhất định nào đó thì thời gian giành cho chăm sóc gia đình nhất là vợ, con sẽ bị hạn chế. Đôi khi phải thường xuyên làm việc ở cơ

quan, hay đi trên đường công tác, đến những địa điểm, nơi xác minh xa gia đình. Do

đó, nếu làm Công an mà không được người thân trong gia đình thông cảm và chia sẻ thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

Ngoài ra, khi thực thi nhiệm vụ, đối tượng phạm tội liên quan đến quan hệ

gia đình, người thân thiết của mình hay chính đồng đội mình thì đó áp lực lớn đối với mỗi cán bộ chiến sĩ giữa sự lựa chọn giữa tình cảm và pháp luật. Bởi vốn người Việt Nam thường nói"Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình". Nhiều người không vượt qua được lý trí và tình cảm đã phải trả giá đắt như trong vụ án Dương Trí Dũng bỏ trốn, Dương Tự Trọng nguyên Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng giúp anh trai mình là Dương Trí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài v.v...

Đặc biệt mỗi cán bộ chiến sĩ phải chịu sự quản lý và chỉđạo trực tiếp từ cấp trên

đó là Thủ trưởng cơ quan. Do đó, trong quá trình thực thi nhiệm vụ cũng cần tỉnh táo, cần sự xem xét phân tích của lý trí khi tuân thủ mệnh lệnh cấp trên trong thực thi nhiệm vụ. Cần có thái độ kiên quyết, thẳng thắn và khôn khéo khi biết có vấn đề tiêu cực,

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đồng tiền, những cám dỗ vật chất cũng tác

động và chi phối bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức người CAND. Bản chất của tội phạm luôn tìm cách để che giấu hành vi phạm tội, khi bị phát hiện thì tìm cách mua chuộc, hối lộ cán bộ điều tra, cán bộ có chức, có quyền để được giảm tội, thoát tội. Chúng tìm đủ mọi cách để lôi kéo, dụ dỗ lực lượng Công an, làm tha hoá biến chất lực lượng Công an. Thực tếđã chứng minh cán bộ Công an không có bản lĩnh trước sự cám dỗ của đồng tiền, của vật hối lộ, hay lấy hoạt động công tác để tìm kiếm tiền, lợi ích vật chất thì sớm hay muộn cũng không thể tồn tại trong nghề Công an.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 151 - 155)