Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 142 - 151)

Văn kiện XII của Đảng nhấn mạnh: "Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật" [44, tr.162]. Giáo dục luôn được xác định là công việc quan trọng của mỗi quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định

đến việc đào tạo con người. Con người và vấn đềđào tạo con người, giáo dục con người với tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực sáng tạo của mình được xác

định là nguồn lực, là tài nguyên của mỗi quốc gia dân tộc. Cùng với nhu cầu đáp

ứng nguồn nhân lực cao cho xã hội thì việc giáo dục đạo đức, xây dựng lý tưởng người Công an cách mạng gay trong khi còn học trong trường rất quan trọng.

Có thể thấy, giáo dục là điều kiện đầu tiên của mỗi con người trước khi tham gia vào lao động xã hội hoặc làm một ngành nghề nào đó trong xã hội. Không nằm ngoài quy luật chung đó, người chiến sĩ CAND trưởng thành từ chính trong quá trình giáo dục từ gia đình, nhà trường và môi trường sống. Hầu hết các học sinh tốt nghiệp phổ thông khi đăng ký dự tuyển vào lực lượng Công an đều có chung một lý tưởng cách mạng, có nhận thức sâu sắc về hình ảnh người CAND. Có thể

xuất phát từ truyền thống gia đình có ông bà, cha mẹ anh chị em đều làm Công an nên từ nhỏ hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an đã ăn sâu vào trong tâm trí, nếp sống, cách hành xử, văn hoá, quan niệm về lẽ sống, lý tưởng, niềm tin đã ăn sâu vào trong cách sinh hoạt, nên đã khiến cho các em yêu thích, nên hầu hết các em đăng ký dự tuyển vào hệ thống các trường CAND đều có ý thức đạo đức tốt, sớm hình thành lý tưởng cách mạng, niềm tin và lòng trung thành với đất nước và nhân dân.

Giáo dục đào tạo trong lực lượng CAND cũng tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng cũng có những quy chế đặc thù riêng bởi tính đặc thù của ngành. Trong giáo dục đào tạo của lực lượng Công an, để có thể tuyển chọn

được một khoá học người dự tuyển phải trải qua quá trình sơ tuyển chặt chẽ về hình thể, sức khoẻ và lý lịch gia đình. Vào học trong môi trường Công an, ngay từ những ngày học đầu tiên, học viên, sinh viên đã dược học đầu khoá để giáo dục về tư

tưởng chính trị, giáo dục đạo đức CAND theo 6 điều bác dạy và học điều lệnh nội vụ CAND, học văn hoá ứng xử CAND. Trải qua quá trình học tập 5 năm (từ khi thành lập cho đến năm 2015, hầu hết các trường, Học viện CAND học tập và rèn

luyện 5 năm, đến năm 2016 là 4,5 năm), các trường Cao đẳng, trung cấp học trong 3 năm và 2 năm.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ Công an đã ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án về tăng cường đổi mới công tác giáo dục-

đào tạo trong CAND đến năm 2020; hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của hệ thống các trường và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND trình Chính phủ phê duyệt; chủ động triển khai thực hiện các kế hoạch về đào tạo, tuyển sinh, thanh tra, kiểm tra; xây dựng và ban hành hệ thống chương trình đào tạo mới, đổi mới phương pháp đào tạo, bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ Công an một cách toàn diện.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác xây dựng lực. Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã quan tâm, chỉ đạo ban hành các chủ trương, quyết sách lớn để định hướng, tăng cường phát triển, nâng cao chất lượng và quản lí công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ

của lực lượng CAND, cụ thể như: Nghị quyết số 04-NQ/ĐV(VP) ngày 22/04/1997 của Đảng ủy Công an Trung ương về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ của lực lượng CAND trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000; Chương trình 305 của Bộ Nội vụ về phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000; Chương trình 306 của Bộ Nội vụ về phát triển khoa học công nghệ của lực lượng CAND trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhiệm vụđến năm 2000; Quyết định số 551/1998/QĐ-BCH (X14) ngày 08/09/1998 của Bộ trưởng Bộ Công an về ban hành 6 đề án phát triển giáo dục đào tạo trong lực lượng CAND; Chương trình 147/2003/CT-BCA ngày 22/11/2003 của Bộ Công an về phát triển giáo dục, đào tạo trong lực lượng CAND tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/ĐV(VP) của Đảng

ủy Công an Trung ương giai đoạn 2003-2010.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong CAND, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020; Chương trình số 10/Ctr- BCA-X11 ngày 13/09/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về phát triển giáo dục, đào tạo trong CAND giai đoạn 2011-2015. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành chỉ

tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong CAND, Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học

để hướng dẫn chỉđạo Công an các đơn vị, địa phương, các trường CAND thực hiện những nội dung, yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo đặt ra với mục tiêu tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục,

đào tạo của lực lượng CAND.

Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước, công tác giáo dục đào tạo trong CAND những năm vừa qua đã có bước phát triển và đạt

được nhiều kết quả quan trọng: quy mô đào tạo của các học viện, các trường CAND

được nâng lên đáng kể; hệ thống các trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng đã được triển khai tại một số đơn vị và hầu hết các địa phương; hệ thống ngành, nghềđào tạo từ

trung cấp đến đại học, sau đại học ngày càng được hoàn thiện hơn; nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo đang từng bước được đổi mới; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao trình

độ, từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu giáo dục - đào tạo; việc phối hợp

đào tạo với các cơ sở ngoài ngành được củng cố, quan tâm và có hiệu quả hơn... Từ

năm 2002 đến nay, số cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao đẳng, đại học trở lên của lực lượng CAND đã tăng 8,6%. Trong đó, lực lượng An ninh tăng 8,8%, lực lượng Cảnh sát nhân dân tăng 10,2%, lực lượng tham mưu tăng 7,9% và lực lượng xây dựng lực lượng tăng 9,3%. Hiện tại, toàn ngành có 2397 đồng chí có trình độ trên

đại học (321 Tiến sĩ, 2.276 Thạc sĩ); 1130 đồng chí có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ

nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát (1021 Thạc sĩ, 109 Tiến sĩ), 13 Giáo sư, 65 Phó giáo sư, hầu hết cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đều tốt nghiệp hoặc đang hoàn thiện cao cấp lý luận chính trị (tính đến cuối 2017).

Tuy nhiên trong quá trình học, hầu hết các trường chỉ chú trọng đến các môn học nghiệp vụ Công an mà có trường lơi lỏng việc học và giáo dục đạo đức CAND. Hiện nay với hệ học chính quy môn học đạo đức học và đạo đức nghề nghiệp CAND đã trở thành môn tự chọn. Với quan niệm ấu trĩ là môn học đó không cần thiết, đạo đức có thể tự học và tự rèn luyện nên đã giảm thiểu số tiết học hoặc với cách học tín chỉ các sinh viên mỗi khoá có thể chọn hoặc không chọn môn học đạo

đức. Với suy nghĩ và quan niệm như vậy nên hầu hết trong các trường CAND, Đạo

đức và Đạo đức nghề nghiệp CAND trở thành môn phụ không cần thiết. Điều đó trái với Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND, trước khi trở thành người giỏi chuyên môn nghiệp vụ cần rèn luyện đạo đức con người và đạo đức cách mạng, phải cần kiệm liêm chính trước khi cương quyết khôn khéo với kẻđịch.

Có thể nói nền tảng tri thức trong nhà trường đào tạo đóng vai trò quan trọng, là hành trang để mỗi sinh viên khi trở thành cán bộ Công an thực thụ, đặc biệt yếu tốđạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, tự trọng nghề nghiệp đặc biệt quan trọng.

Điều đó khiến cho các em không vấp ngã khi đối diện trực tiếp với những cám dỗ, và thủ đoạn mà đối tượng giăng ra. Vì vậy chính tri thức đạo đức và nghiệp vụ

trong đào tạo là cơ sở giúp mỗi người tránh xa được cám dỗ. Thực tế gần đây cho thấy, một số cán bộ chiến sĩ Công an sa ngã, thậm chí trở thành tội phạm là do trong quá trình rèn luyện trong công việc, trong cuộc sống đã không giữđược bản lĩnh và phẩm chất đạo đức người CAND nên bị tội phạm lôi kéo, sa ngã dẫn đến thao túng cho tội phạm và trở thành đồng phạm.

Với khung chương trình như hiện nay, hầu hết các trường Công an cũng đã chú trọng đến các môn Lý luận chính trị nhằm trang bị cho học viên những nhận thức sâu sắc về lý tưởng cách mạng, về Đảng, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh v.v... trên cơ sở đó sinh viên các trường CAND được bồi đắp thêm bản lĩnh chính trị, yêu quê hương đất nước, yêu nghề. Tuy nhiên, một thực tế

cho thấy, với khung chương trình như hiện nay tại các Học viện và Cao đẳng cảnh sát và Cao đẳng an ninh, thì hàm lượng các môn khoa học Mác - Lênin giảm so với trước đây, các môn khoa học pháp luật và khoa học nghiệp vụ được nâng cao cả về

số giờ giảng và trang thiết bị thực hành. Với tình hình và kinh tế xã hội trong nước và thế giới như hiện nay, tác giả luận án cho rằng cần phải tăng hàm lượng giờ

giảng cho các môn khoa học Mác - Lênin, đặc biệt cần chú trọng môn học Đạo đức và Đạo đức nghề nghiệp CAND. Bởi lẽ theo quan điểm của Hồ Chí Minh, một người chiến sĩ Công an giỏi trước hết phải sống có đạo đức, bởi đạo đức là gốc, là ngọn nguồn của sức mạnh.

Vì vậy trong thời gian tới, Bộ Công an và hệ thống các trường CAND cần chú trọng các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, quán triệt sâu sắc cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam theo Nghị

quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội Nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung

ương khoá XI. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì có tính chất chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo dục, công tác đào tạo ngành Công an nói riêng. Do vậy mỗi cán bộ lãnh đạo Công an đơn vị địa phương và đặc biệt là cán bộ giáo viên thuộc các học viện, trường CAND cần nhận thức đầy đủ quan điểm, chủ trương định hướng của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Yêu cầu đặt ra cho Công an đơn vị địa phương và đặc biệt là Phòng Đào tạo các trường Công an trong Bộ

Công an cần tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển nguồn nhân lực trong lực lượng CAND, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của từng hệ đòi hỏi có kế hoạch ưu tiên từng bước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo lộ trình đặt ra. Xây dựng người chiến sĩ CAND phát triển hài hoà toàn diện về thể lực, trí lực và tâm lực.

Thứ hai, hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình đổi mới phương pháp

đào tạo. Trực tiếp thực hiện lộ trình đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo theo đề án thành phần số 4: "Hoàn thiện cơ cấu ngành nghề,

đổi mới nội dung chương trình và phương pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện trong các trường CAND đến năm 2020'' thuộc Đề án 1229/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực chất lược đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng thiết thực, gắn mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo với năng lực thực tiễn của học viên. Đây là một nội dung hết sức quan trọng theo mục tiêu

đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đặt ra, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và sự

quyết tâm lãnh đạo của các trường CAND.

Đặc biệt trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp

ứng tốt và kịp thời yêu cầu thực tiễn, Bộ Công an - cụ thể là Cục Đào tạo cần phải

đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyển sinh. Với tình hình thực tiễn như hiện nay, cần phải tuyển những người đã tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi các trường

Đại học ngành ngoài vào ngành Công an, tiếp tục bồi dưỡng đào tạo để phục vụ

ngành và phong vượt cấp với sinh viên xuất sắc các trường, tuỳ vào chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công tác) mới có thể thu hút được người tài vào công tác trong lực lượng Công an.

Thứ ba, phát triển đội ngũ nhà giáo đặc biệt là giảng viên giảng dạy các bộ

môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội và nhân văn. Đây là yếu tố có tính chất quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đội ngũ nhà giáo và là động lực nhân tố đảm bảo phát triển giáo dục, đào tạo nhanh và bền vững. Chất lượng giáo dục, đào tạo tốt hay xấu phụ thuộc vào đội ngũ nhà giáo quản lý giáo dục. Do vậy phải có chính sách hợp lý để thu hút, triển khai và thực hiện kế hoạch của Bộ về

tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt phải chuẩn hoá và có yêu cầu chi tiết về chuẩn mực nhà giáo đối với đội ngũ các thầy cô giảng dạy Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn trong các trường CAND. Việc tuyển chọn phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo nâng cao chất lượng theo yêu cầu đặt ra như yêu cầu về

nguồn đào tạo (phải được đào tạo chuyên ngành trong các trường Đại học chính quy, hoặc sinh viên các trường Công an được giữ lại phải gửi đi học bằng Đại học thứ hai đúng chuyên ngành), về tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống phải trong sáng, lành mạnh chuẩn mực. Bên cạnh đó, Công an các đơn vị địa phương các trường CAND cần thực hiện tốt Thông tư số 49/TT-BCA ngày 06/08/2012 của Bộ

quy định về chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND, đảm bảo gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các đơn vị chiến đấu, các nhà khoa học với công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Công an nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề xây dựng đạo đức người Công an nhân dân giai đoạn hiện nay (Trang 142 - 151)