Tình hình thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 29 - 31)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

2.1.1. Tình hình thế giớ

Từ giữa thế kỷ XIX, các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây dần trở thành các nƣớc đế

quốc chủ nghĩa, càng ráo riết đua nhau tràn sang phƣơng Đông tìm kiếm thị trƣờng, không chỉ để tiêu thụ hàng hóa, mà cả đầu tƣ và khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc vì mục đích siêu lợi nhuận của nó. Vận mệnh của nhiều dân tộc bị chủ nghĩa tƣ bản thực dân phƣơng Tây đe dọa. Đến đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, phần lớn các nƣớc châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Theo Lênin, đến năm 1914, “các nƣớc đế quốc Anh,

Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số

dân 523,4 triệu ngƣời (so với diện tích các nƣớc đó là 16,5 triệu km2 và dân số

437,2 triệu). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km2 với số dân

55,5 triệu (so với diện tích nƣớc Pháp là 0,5 triệu km2 và dân số 39,6 triệu ngƣời)”

[127, tr.478].

Trong quá trình xâm lƣợc và khai thác thuộc địa, bọn đế quốc, thực dân đã không từ một thủ đoạn nào nhằm cƣớp bóc, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, đàn áp ngƣời dân. Nhân dân các nƣớc thuộc địa, phụ thuộc bị chúng chà đạp lên những giá trị văn hoá, tinh thần, bị tƣớc đoạt quyền lợi về kinh tế và địa vị xã hội. Sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nƣớc thuộc địa, phụ thuộc ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nƣớc thuộc địa chống đế quốc, thực dân ngày càng quyết liệt. Thách thức lớn nhất của thời đại lúc đó là tìm ra phƣơng sách để giải phóng dân tộc thuộc địa, phụ thuộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á cùng với phong trào dân chủ tƣ sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng Dân chủ tƣ

sản 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phƣơng Đông. Những phong trào dân tộc và cải cách dân chủ theo khuynh hƣớng tƣ sản trở thành trào lƣu phổ biến và nổi bật ở nhiều nƣớc châu Á. Hàng trăm triệu ngƣời trên thế giới đang hƣớng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.

Trên thế giới, vào đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các nƣớc đế quốc với nhau ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn đó đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Hậu quả của cuộc chiến tranh đế quốc này rất thảm khốc, tác động trực tiếp tới nhiều nƣớc trên thế giới không chỉ riêng các nƣớc đế quốc gây chiến. Đối với các các nƣớc thuộc địa, hậu quả của chiến tranh thế giới là cấu trúc kinh tế - xã hội thay đổi, nhân dân bị bóc lột, đàn áp nặng nề hơn, mâu thuẫn của các nƣớc thuộc địa với các nƣớc đế quốc trở nên gay gắt hơn.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mƣời Nga thành công, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Đây là cuộc cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới. Đối với nƣớc Nga, đây là cuộc cách mạng vô sản, thắng lợi này đã dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Còn đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trƣớc cách mạng “nƣớc Nga là nhà tù của các dân tộc”. Cách mạng Tháng Mƣời đã nêu tấm gƣơng sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, đã ảnh hƣởng lớn đến cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc. Giống nhƣ mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mƣời đã chiếu rọi khắp năm châu, mở ra trƣớc mắt nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Đầu năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) đƣợc thành lập.

Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương

về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đƣợc công bố. Luận cƣơng

này đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa phƣơng hƣớng đấu tranh giải phóng thoát khỏi ách thống trị thực dân, đế quốc, giành độc lập tự do. Thành công của Cách mạng Tháng Mƣời và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đánh dấu sự phát triển mới trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã đƣợc thành lập.

Có thể nói, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)