Hướng đi tìm đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 37 - 39)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

2.2.1. Hướng đi tìm đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nƣớc, gần gũi với nhân dân. Thân mẫu của Ngƣời là bà Hoàng Thị Loan, một phụ nữ giàu đức hi sinh, có nếp sống giản dị, thanh cao... Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Ngƣời là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nƣớc, thƣơng dân sâu sắc. Tấm gƣơng về ý chí kiên cƣờng vƣợt gian khổ, khó khăn để đạt đƣợc mục tiêu, đặc biệt là tƣ tƣởng thƣơng dân, chủ trƣơng lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Nguyễn Sinh Sắc và tấm gƣơng tận tụy, yêu lao động... của bà Hoàng Thị Loan đã có ảnh hƣởng sâu sắc đối với nhân cách Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mối liên hệ gần gũi giữa cụ thân sinh của Hồ Chí Minh với những ngƣời lãnh đạo phong trào yêu nƣớc ở quê hƣơng đã tạo điều kiện để Ngƣời tiếp xúc với với các xu hƣớng yêu nƣớc đƣơng thời. Qua đó, Ngƣời dần hiểu đƣợc thời cuộc, tâm tƣ tình cảm và cả những khó khăn, bế tắc của các bậc cha chú trƣớc cảnh nƣớc mất nhà tan.

Mặt khác, Ngƣời sinh ra và lớn lên vào thời điểm mà lịch sử dân tộc và thế giới có những chuyển biến lớn. Đây là thời kỳ chủ nghĩa đế quốc ra sức bóc lột giai

cấp vô sản và nhân dân lao động trên thế giới; tranh giành thuộc địa với nhau ở nƣớc ngoài. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nƣớc tƣ bản, đế quốc; phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc không ngừng nổ ra. Đây cũng là thời kỳ thực dân Pháp khai thác mạnh mẽ thuộc địa Đông Dƣơng và ra sức đàn áp phong trào yêu nƣớc ở đó để củng cố địa vị thống trị của chúng; đẩy phong trào yêu nƣớc đầu thế kỷ XX của nhân dân ta lâm vào thời kỳ khó khăn nhất. Chính phủ Nhật đồng tình với chính quyền thuộc địa ở Đông Dƣơng đã trục xuất những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc ra khỏi nƣớc Nhật, họ phải đƣa nhau đến Trung Quốc. Phong trào Đông kinh nghĩa thục bị dập tắt, trƣờng Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa, cuộc biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ bị đàn áp, nhiều lãnh tụ của phong trào Duy tân bị bắt, căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây đánh phá, lực lƣợng nghĩa quân bị bao vây và đang suy yếu dần,...

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khâm phục lòng yêu nƣớc và tinh thần cách mạng chống thực dân Pháp của các bậc tiền bối nhƣ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,... nhƣng cũng nhận thức đƣợc những hạn chế lịch sử trong con đƣờng cứu nƣớc của các cụ. Với tƣ duy độc lập, Ngƣời đã sớm quyết định con đƣờng nên đi theo cách của mình.

Ngày 5-6-1911, với tên Văn Ba, ngƣời thanh niên yêu nƣớc đầy nhiệt huyết của dân tộc đã quyết chí ra đi tìm con đƣờng mới hữu hiệu hơn để giải phóng và phát triển dân tộc. Nhƣng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ theo con đƣờng Đông du, Ngƣời đã quyết định đi sang phƣơng Tây, nơi có tƣ tƣởng tự do, dân chủ và có khoa học, kỹ thuật hiện đại để xem nƣớc Pháp và các nƣớc khác, sau khi xem xét họ làm nhƣ thế nào sẽ trở về giúp đồng bào Việt Nam. Về mục đích chuyến đi này, hơn mƣời năm sau, Nguyễn Ái Quốc đã trả lời nhà báo Nga - Ôxíp Manđenxtam rằng: “Khi tôi độ mƣời ba tuổi, lần đầu tiên tôi đƣợc nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.[...] Ngƣời Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” [151, tr.461]. Và một lần khác, khi trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông, Ngƣời nói:

Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thƣờng tự hỏi nhau ai sẽ là ngƣời giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Ngƣời này nghĩ là Anh, có ngƣời lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nƣớc ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi [140, tr.41].

Vậy là, trƣớc cảnh nƣớc mất nhà tan và sự bế tắc về con đƣờng giải phóng dân tộc, với lòng yêu nƣớc nồng nàn, với trí tuệ sáng suốt và ý chí vƣợt khó, Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục đích ra nƣớc ngoài, hƣớng đi mới sang các nƣớc phƣơng Tây, sang nƣớc Pháp để khám phá, học hỏi, tìm phƣơng cách cứu nƣớc, cứu dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)