Nhận thức vai trò của tổ chức cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 89 - 90)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

3.2.1. Nhận thức vai trò của tổ chức cách mạng

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, với tƣ cách là đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc ra sức tiếp thu tƣ tƣởng cách mạng và khoa học của thời đại, vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó, vấn đề tổ chức, lãnh đạo cách mạng ở một nƣớc thuộc địa luôn đƣợc Ngƣời quan tâm. Năm 1921, khi phân tích tình hình cách mạng Đông Dƣơng, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những điều kiện, tiềm năng và khả năng cách mạng đang tiềm ẩn trong xã hội, trong đó đề cập đến vai trò của đội tiên phong cách mạng rằng: “Bộ phận ƣu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [151, tr.40].

Trong Thư gửi Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, Ngƣời chỉ rõ: “nhân dân bị áp

bức ở các thuộc địa, đƣợc tiếng vang của cách mạng thức tỉnh, đã hƣớng theo bản năng của họ về Quốc tế của chúng ta, một chính đảng duy nhất mà họ hy vọng là sẽ quan tâm đến họ một cách thân thiết, mà họ hoàn toàn mong mỏi là sẽ mang lại cho

họ sự giải phóng” [151, tr.211]. Năm 1923, trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản

của Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ tình hình ở Đông Dƣơng về phƣơng diện chính trị thì “Không có chính đảng”. Đến năm 1924, phát biểu tại phiên họp lần thứ 25 của Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Ngƣời đã phân tích tình cảnh nhân dân bị áp bức và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào dân tộc trong các xứ thuộc địa:

Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nƣớc thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhƣng lần nào cũng bị dìm trong

máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu ngƣời lãnh đạo [151, tr.311].

Từ đó, Ngƣời kết luận bài phát biểu của mình bằng yêu cầu Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ, tổ chức họ và phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ. Từ thực tiễn phong trào cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công” [152, tr.297]. Mặt khác, Ngƣời thấy “Dân thƣờng chia rẽ phái này bọn kia, nhƣ dân ta ngƣời Nam thì nghi ngƣời Trung, ngƣời Trung thì khinh ngƣời Bắc, nên nỗi yếu sức đi, nhƣ đũa mỗi chiếc mỗi nơi. Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh” [152, tr.289].

Có thể khẳng định rằng, trƣớc khi Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ở Việt Nam, “không có một tổ chức nào nhƣ một đảng” [153, tr.37], chƣa thật sự xuất hiện một tổ chức nào đáng gọi là một chính đảng theo đúng nghĩa của nó. Nguyễn Ái Quốc là nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên đã ý thức đƣợc sự cần thiết phải có đảng cách mạng - nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)