Từ giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 120 - 135)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

5.1.2. Từ giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

lập Đảng Cộng sản Việt Nam

5.1.2.1. Nêu cao tính chủ động của cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng chính quốc

Trƣớc đây, khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc, thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc, Mác và Ăng-ghen đã lƣu ý đến mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Song, do hạn chế của điều kiện lịch sử, nên lúc đầu, Mác và Ăng-ghen nhấn mạnh vai trò chi phối, quyết định của cách mạng vô sản ở chính quốc đối với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Mác chỉ ra rằng “thắng lợi của những ngƣời vô sản Anh đối với giai cấp tƣ sản Anh có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của tất cả những ngƣời bị áp bức đối với những kẻ áp bức họ. Đó là nguyên nhân vì sao mà phải giải phóng Ba Lan không phải ở Ba Lan mà là ở Anh” [18, tr.527]. Ăng-ghen cùng tán thành cách nói đó của Mác, cho rằng: “hiệu lệnh giải phóng Ba Lan sẽ do nƣớc Anh phát ra. Ba Lan, ông nói, sẽ chỉ đƣợc tự do khi nào các nƣớc văn minh ở Tây Âu giành đƣợc chế độ dân chủ” [18, tr.531]. Theo ông, ngƣời Hunggari, ngƣời Ba Lan, cũng nhƣ ngƣời Italia đều không thể có tự do, nếu công nhân vẫn còn là nô lệ. Tuy nhiên, về sau, khi nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa ở châu Á, và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Âu, Mác và Ăng-ghen lại rút ra kết luận mới khác với trƣớc đây. Các ông đã nhận thấy bão táp cách mạng của nhân dân châu Á sẽ ảnh hƣởng sâu sắc và tác động to lớn đến phong trào cách mạng của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa ở châu Âu. Theo các ông,

ảnh hƣởng mà cuộc cách mạng Trung Quốc có thể tác động vào thế giới văn minh là một bằng chứng rõ ràng [...] sẽ phóng một một tia lửa vào trái mìn của hệ thống công nghiệp hiện tại đang sẵn sàng nổ tung và sẽ bắt buộc cuộc tổng khủng hoảng đã chín muồi từ lâu phải nổ ra, và khi cuộc tổng khủng hoảng này lan ra nƣớc ngoài, sẽ kéo theo những cuộc cách mạng chính trị trên lục địa [20, tr.130, 137].

Qua việc khảo sát mối quan hệ dân tộc giữa Ba Lan và châu Âu, các ông đã nhận thức rõ: “châu Âu tự do dựa trên cơ sở Ba Lan tự do và độc lập” [21, tr.36] và “đòn quyết định giáng vào các giai cấp thống trị ở Anh (mà đây là điều có ý nghĩa quyết định đối với phong trào công nhân toàn thế giới) chỉ có thể đƣợc thực hiện ở Airơlen, chứ không phải ở nƣớc Anh” [22, tr.909].

Lênin và Quốc tế Cộng sản tuy có quan tâm nhiều đến vấn đề này, song vẫn cho rằng cách mạng thuộc địa giành thắng lợi sau và phụ thuộc vào cách mạng

chính quốc. Có thể dẫn một số đoạn sau để minh chứng cho nhận định đó. Tuyên

ngôn thành lập của Quốc tế Cộng sản (1919) chỉ rõ: “Việc giải phóng các thuộc địa

chỉ có thể tiến hành đồng thời với việc giải phóng giai cấp vô sản ở chính quốc. Công nhân và nông dân Anh không chỉ ở Việt Nam, An-giê-ri, hay ở Ben-gan, mà còn ở I-ran, Ác-mê-ni. Không thể tồn tại độc lập khi nào mà công nhân Anh và Pháp chƣa lật đổ đƣợc Lôi Gióoc và Clê-măng-xô, giành lấy chính quyền nhà nƣớc” [197, tr.62].

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa

của Lênin chỉ ra điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nƣớc gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tƣ sản. Bởi vì, “chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tƣ bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu đƣợc ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng” [126, tr.199].

Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa

của Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản (01-09-1928) cũng chỉ rõ: “Việc giải phóng các nƣớc thuộc địa khỏi ách đế quốc thực hiện đƣợc dễ dàng hơn nhờ ở sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thế giới tƣ bản và sự giải phóng đó chỉ có thể thực hiện đƣợc hoàn toàn khi giai cấp vô sản giành đƣợc thắng lợi ở các nƣớc tƣ bản tiên tiến” [70, tr.61].

Có thể thấy, ngay từ rất sớm, Mác, Ăng-ghen, Lênin và Quốc tế Cộng sản đã quan tâm đến mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, thấy đƣợc mối liên hệ mật thiết giữa hai cuộc cách mạng này; song, có một thực tế là cho đến những năm 20 của thế kỷ XX, quan điểm cho rằng thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc vẫn là phổ biến và đang chi phối trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên ở một nƣớc thuộc địa, lại đƣợc chứng kiến cảnh bóc lột của đế quốc, thực dân ở nhiều thuộc địa trên thế giới, đồng thời đƣợc sống và hoạt động với phong trào công nhân và nhân dân lao động nhiều nƣớc tƣ bản, nên từ sớm, Ngƣời đã chỉ ra mối liên hệ gắn bó hữu cơ của cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Đồng thời, Ngƣời chỉ rõ khả năng thắng lợi trƣớc và bổ trợ cho cuộc cách mạng chính quốc của cuộc cách mạng thuộc địa, về tính chủ động của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Vậy dựa trên những cơ sở nào mà Ngƣời đƣa ra nhận định táo bạo đó, trong khi nhiều quan điểm khác, thậm chí của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản châu Âu còn coi thƣờng vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa hoặc không tin tƣởng vào khả năng thắng lợi trƣớc của nó, coi nó phải phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa tiên tiến? Qua nghiên cứu các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XX, chúng ta có thể tìm thấy những kiến giải cho nhận định trên.

Trước hết, Nguyễn Ái Quốc nhận thức đƣợc tính tất yếu phải diệt vong của

đế quốc thực dân vì chính sự tàn bạo của chúng. Năm 1928, trong bài Chủ nghĩa tư

bản đế quốc Pháp ở Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc gửi cho tạp chí Thư tín

quốc tế (Inprecorr), Ngƣời chỉ rõ: “Sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản thực dân ở

Đông Dƣơng đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vô sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai cấp vô sản nông nghiệp” [152, tr.389]. Điều đó có nghĩa là nó đã tạo ra giai cấp công nhân trong lòng xã hội thuộc địa - lực lƣợng có khả năng thủ tiêu chủ nghĩa đế quốc. Và Ngƣời khẳng định: “Việc đã tạo ra một giai cấp vô sản và dạy cho ngƣời An Nam biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc tự mình đào hố để chôn mình” [152, tr.392]

Nhân dân Đông Dƣơng nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng, trong đó có công nhân, nông dân và các tầng lớp giai cấp khác, dƣới ách thống trị của bọn đế quốc thực dân đã không còn bất kỳ một quyền nào cả kể cả quyền sống. Theo Nguyễn Ái Quốc,

Ngƣời Đông Dƣơng không đƣợc học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn, nhƣng ngƣời Đông Dƣơng nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những ngƣời thầy duy nhất của họ. Nếu những ngƣời xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục, thì giai cấp tƣ sản thực dân và bản xứ - bọn quan lại - cứ phụ trách giáo dục bằng phƣơng pháp của chúng. Ngƣời Đông Dƣơng tiến bộ một cách rất màu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những ngƣời thầy của họ [151, tr.40].

Trong bài Đông Dương khổ nhục, viết năm 1928, Nguyễn Ái Quốc tố cáo

rằng, ở Đông Dƣơng giết ngƣời là việc xảy ra hằng ngày, “Từ ngƣời đại diện tối cao của nhà nƣớc chính quốc đến những tên thực dân bình thƣờng, ai nấy cũng tự ý và đua nhau giết hại, bóc lột đến tận xƣơng tuỷ dân tộc đã bị chinh phục này [...] đế quốc Pháp với quân lính của chúng đã coi tính mạng ngƣời Đông Dƣơng nhƣ cỏ rác, muốn thì chúng tƣớc đoạt của cải, thích thì chúng bắn giết” [152, tr.395-396].

Chính sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết. Vì vậy, phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh: công nhân bãi công, học sinh bãi khoá, nông dân đòi ruộng đất, nhà buôn nhỏ đóng cửa hàng, nhân dân cả nƣớc đang vùng dậy chống bọn đế quốc. Phong trào cách mạng An Nam làm cho đế quốc Pháp phải run sợ. Cho nên, một mặt chúng dùng bọn phong kiến An Nam, bọn đại tƣ sản phản cách mạng và bọn địa chủ để áp bức, bóc lột nhân dân An Nam. Mặt khác, chúng khám xét nhà cửa, bắt bớ, giam cầm và giết hại những ngƣời cách mạng An Nam; chúng hy vọng dùng khủng bố trắng tiêu diệt cách mạng An Nam. Song, khủng bố cũng không làm nhân dân ta phải khiếp sợ. Bởi vì, sự áp bức càng đè nặng lên vai dân chúng bao nhiêu thì dân chúng chống lại càng nhiều bấy nhiêu. Nhất là, “Trong những năm gần đây, dân bản xứ bị bóc lột ngày một thêm tệ nên họ đã chống chủ nghĩa đế quốc quyết liệt” [152, tr.396]. Điều đó chứng tỏ rằng, “bây giờ căm hờn đã sôi sục trong lòng những ngƣời nô lệ và từ đây chủ nghĩa đế quốc Pháp không còn

có thể bóc lột dân chúng Đông Dƣơng mà không gặp những cuộc đấu tranh một

sống một chết” [152, tr.396].

Vậy là, bị khuất phục bằng vũ lực, bắt buộc phải chịu đựng bao nhiêu điều nhục nhã, bị áp bức, bóc lột, nhân dân Đông Dƣơng không thể chịu ngồi yên mà không phá gông xiềng của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Sự căm hờn đã sục sôi thì dù bọn đế quốc có đề phòng nhƣ thế nào đi nữa, thì nạn nghèo khổ và sự bóc lột vẫn cứ thúc đẩy ngƣời dân Đông Dƣơng làm cách mạng, để đạp đổ ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa tƣ bản đế quốc. Theo Ngƣời, “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tƣ bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” [151, tr.40].

Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc nhận thức rằng sự áp bức của đế quốc thực dân

đối với thuộc địa nặng nề hơn so với nhân dân lao động ở chính quốc. Trong bài

Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa, đăng trên báo Nhân đạo, ngày 25-05-1922, Ngƣời

chỉ rõ:

Trong những luận cƣơng về vấn đề thuộc địa, Lênin đã tuyên bố rõ rệt rằng “nhiệm vụ của công nhân ở các nƣớc đi chiếm thuộc địa là phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng của các nƣớc phụ thuộc”. Muốn thế, công nhân ở chính quốc cần phải biết rõ thuộc địa là cái gì, phải

biết những việc gì đã xảy ra ở thuộc địa, biết rõ nỗi đau khổ - hàng nghìn lần

đau khổ hơn công nhân ở chính quốc - những người anh em của họ, những

người vô sản thuộc địa (nhấn mạnh - TG) phải chịu đựng [151, tr.80].

Theo Ngƣời, chế độ thực dân là hình thức tha hoá tàn bạo nhất, là kết quả tất yếu của sự phát triển phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa; nhân dân thuộc địa, vừa phải chịu sự nô dịch, đè nén bằng lƣỡi lê của nền văn minh, vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh chúa. Trên thế giới, không có dân tộc nào bị đàn áp, hành hạ nhƣ ngƣời dân thuộc địa. Tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ nỗi thống khổ của nông dân trong các thuộc địa của Pháp, họ “bị hai tầng bóc lột: vừa nhƣ những ngƣời vô sản, vừa nhƣ những ngƣời bị mất nƣớc” [151, tr.225]. Ngƣời còn đƣa ra hình ảnh so sánh giữa nông dân ta với

nông dân Nga để khắc họa địa vị xã hội của nông dân trong xã hội Việt Nam thuộc địa: trong khi nông dân Nga giống nhƣ một ngƣời “ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành”, thì nông dân An Nam lại giống nhƣ một ngƣời “bị trói vào một chiếc cột, đầu ngƣợc xuống đất”; họ “không phải chỉ bị trói vào một chiếc cột”, mà họ còn “bị đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên hợp là: Nhà nƣớc, tên thực dân, Nhà thờ và tên lái buôn” [151, tr.231]. Còn khi so sánh sự bóc lột của bọn đế quốc đối với nông

dân ở chính quốc và thuộc địa, thì Ngƣời khẳng định rằng “nông dân ở các thuộc

địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn (nhấn mạnh - TG)” [151, tr.232]. Và dù là nông dân An Nam hay nông dân ở các thuộc địa khác thì họ đều bị

bọn đế quốc thực dân và tay sai của nó bóc lột một cách thậm tệ. Trong bài Nông

dân Bắc Phi, Nguyễn Ái Quốc viết:

Tình cảnh nông dân các thuộc địa đó nhƣ thế nào? Thật là khủng khiếp. Khó có thể nói đƣợc rằng ai trong số họ: ngƣời An Nam ở Đông Dƣơng, ngƣời da đen ở Cônggô hay là Xênêgan, hay là ngƣời bản xứ ở Bắc Phi - bị bóc lột nhiều hơn. Giữa những ngƣời ấy có một cái chung: 1- Tất cả họ bị dồn đến tình cảnh con vật thồ. 2- Họ không chỉ bị những kẻ chiến thắng bóc lột, mà còn bị những ngƣời bản xứ bóc lột nữa [151, tr.279]

Và “Cũng nhƣ những ngƣời anh em của họ là nông dân An Nam, nông dân châu Phi phải chịu cảnh cơ cực không thể chịu nổi, phải lao dịch liên miên và phải gánh những thứ thuế má nặng nề. Sự cùng khổ của họ không sao tả xiết” [151, tr.308]. Rõ ràng, vì bị áp bức nặng nề nhƣ vậy nên nhân dân thuộc địa, trong đó đông đảo nhất là công nhân, nông dân,... đang tiềm ẩn một sự phản kháng mãnh liệt và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng quyết định của

thuộc địa đối với sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Ngay vào cuối năm

1920, trong Lời phát biểu tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp, Ngƣời kêu

gọi: “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những ngƣời bản xứ bị áp bức [...] Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa” [151, tr.35]. Song, Ngƣời lấy làm tiếc về tình

trạng thờ ơ của giai cấp vô sản chính quốc đối với các thuộc địa vẫn hết sức phổ

biến, nhƣ Ngƣời đã viết trong bài Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa, đăng trên báo

Nhân đạo (25-05-1922): “Tiếc thay, một số đông chiến sĩ vẫn còn tƣởng tƣợng rằng, một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dƣới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy ngƣời khác màu da, thế thôi. Và họ hoàn toàn không để ý gì đến” [151, tr.80].

Từ sự phân tích ảnh hƣởng của các thuộc địa đối với sự sống còn và phát triển của chủ nghĩa tƣ bản, đế quốc, Ngƣời cho rằng: “Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tƣ bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa” [151, tr.263]. Theo Ngƣời, thuộc địa là nơi chủ nghĩa tƣ bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tƣ, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 120 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)