Thành lập tổ chức cách mạng tiền thân và đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 90 - 98)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

3.2.2. Thành lập tổ chức cách mạng tiền thân và đào tạo cán bộ

Nhờ nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của bộ tham mƣu lãnh đạo cách mạng, nhất là ở một nƣớc thuộc địa; đồng thời trên cơ sở thực tiễn cách mạng thế giới, trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức chuẩn bị về tƣ tƣởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một đảng chính trị ở Việt Nam. Năm 1925, xuất phát từ tình hình cách mạng nƣớc ta lúc đó, Nguyễn Ái Quốc tổ chức ra

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện

chính trị, đào tạo cán bộ, đƣa họ về nƣớc hoạt động, gây dựng và phát triển phong trào. Trong những năm từ 1925 trở đi, nhiều lớp huấn luyện chính trị đƣợc mở ra, nhiều cán bộ đƣợc cử đi học tập ở các trƣờng chuyên môn, quân sự ở Liên Xô và Trung Quốc. Hàng trăm cán bộ đƣợc học tập lý luận tại Quảng Châu, sau đó một bộ phận đƣợc gửi về trong nƣớc tham gia hoạt động tuyên truyền lý luận cách mạng giải phóng theo con đƣờng cách mạng vô sản tiếp thu đƣợc từ các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc. Thông qua hoạt động thực tiễn, các cán bộ cách mạng vốn hiểu

biết về lý luận đƣợc trang bị thêm thực tiễn cách mạng sinh động, họ trƣởng thành nhanh chóng. Chính lực lƣợng này, sau trở thành hạt nhân xúc tiến quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ảnh hƣởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngày càng lớn, việc

truyền bá lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến cuối những năm 1920, nhờ đƣợc tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc đúng đắn, phong trào dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp đã có sự phát triển vƣợt bậc, trong đó phong trào đấu tranh của công nhân là trung tâm, có tính định hƣớng và lôi cuốn phong trào dân tộc đi theo con đƣờng cách mạng vô

sản. Tuy nhiên, “An Nam chưa có đảng nào là đảng đại biểu cho vô sản giai cấp

[56, tr.427]. Yêu cầu lịch sử đặt ra đối với cách mạng nƣớc ta là cần phải có đội tiên phong đủ điều kiện lãnh đạo phong trào cách mạng.

Trong khi đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đang có sự phân hóa ngày càng sâu sắc. Hội đã bộc lộ nhiều hạn chế về cả tƣ tƣởng chính trị và tổ chức.

Trong Tuyên ngôn của các đại biểu đã thoát ly hội tịch ở toàn quốc đại biểu Đại hội

lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh, Hội bị đánh giá:

là một đoàn thể tiểu tư sản trí thức, một đoàn thể quốc gia tán thành

xã hội chủ nghĩa”. Tôn chỉ của Hội […] có tính chất hoạt đầu giả cách mệnh

[...] hành động xa quần chúng công nông. Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh không liên lạc với Đệ tam Quốc tế (tức là Quốc tế Cộng sản) là cơ quan cách mệnh cả thế giới mà lại cử đại biểu đi tham gia toàn quốc đại biểu Đại hội lần thứ ba của Quốc dân Đảng Trung Quốc là một đảng phản cách mệnh, phản công nông [56, tr.427].

Ở bài viết Nhiệm vụ cần kíp của những người cộng sản Đông Dương, khi

nhận định về tính chất Đảng, Đại hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng bị cho rằng là “đã xa cái vị trí cộng sản” và việc Đại hội cho rằng Việt Nam Cách mệnh Thanh niên là một đoàn thể cách mệnh đại biểu cho quần chúng lao động An Nam (khoản 19); nhƣ thế thì Đại hội cho Việt Nam Cách mệnh Thanh niên nhƣ “một đoàn thể hỗn tạp của hai giai cấp: thợ thuyền và nông dân hay là đại khái là một

đảng của những kẻ lao động (trevailleurs) mà không phải là một đảng của giai cấp

thợ thuyền” [56, tr.315]. Trong Thư của những người cộng sản ở Đông Dương, Hội

Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đƣợc báo cáo Quốc tế Cộng sản nhƣ sau:

Khuyết điểm về tổ chức: Sự tồn tại của Việt Nam Cách mệnh Thanh

niên không có gì là quan trọng vì tổ chức đó hầu nhƣ không hoạt động gì

[…] Quan niệm xã hội không đúng về tổ chức: 80% đồng chí tin tƣởng vào

chủ nghĩa cộng sản; các đồng chí đó tƣởng rằng Việt Nam Cách mệnh Thanh niên là Đảng Cộng sản nhƣng lại không hoạt động gì; 15% đồng chí là những phần tử còn có tƣ tƣởng quốc gia; 5% có hiểu chút ít về chủ nghĩa cộng sản, hăng hái công tác, nhƣng lại không hiểu phƣơng pháp công tác, thiếu kinh nghiệm, nên thƣờng phạm sai lầm, công tác ít kết quả. Nhìn chung, 90% là

trí thức tiểu tƣ sản, chỉ có 10% là công nông […]. Nhận thức về lý luận mơ

hồ: Mục đích: Làm cách mệnh quốc gia rồi mới làm cách mệnh quốc tế. Nói

nhƣ vậy là mơ hồ, […]. Tổ chức không có chủ nghĩa rõ ràng, vững chắc để

dẫn đạo đảng viên. Tuy báo “Thanh niên”có viết về chủ nghĩa Mác - Lênin,

nhƣng các đồng chí thƣờng không có hoàn cảnh đọc. Thậm chí có ngƣời vào tổ chức đã ba năm rồi mà không nhận đƣợc tờ báo nào [56, tr.371-373]. Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đã xảy ra sự bất đồng giữa những ngƣời cách mạng Việt Nam về vấn đề thành lập Đảng, thực chất là sự khác nhau giữa những ngƣời có quan điểm thành lập ngay một Đảng Cộng sản, giải thể Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, với những ngƣời cũng muốn thành lập Đảng Cộng sản nhƣng “không muốn tổ chức Đảng ở giữa Đại hội Thanh niên và cũng không muốn phá Thanh niên trƣớc khi lập đƣợc Đảng” [56, tr.337]. Về sự bất đồng trong Đại hội Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc viết:

Khoảng tháng 5 năm 1929, Hội An Nam Cách mạng Thanh niên họp Hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một đảng cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. [...] Đó là mối bất hòa đầu tiên. Nhóm Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội An Nam Cách mạng Thanh niên vì họ cho rằng: Hội đó quá đông và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ ảnh hƣởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng.

Nhóm An Nam ra sức giữ cho Hội An Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập hợp tầng lớp trí thức và giai cấp tiểu tƣ sản. Đó là mối bất hòa thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhƣng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày càng rộng bấy nhiêu [153, tr.43].

Sau Đại hội đầu tiên, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị chia rẽ thành từng nhóm nhỏ (nhất là ở Trung Kỳ), xuất hiện tình trạng hỗn độn vì bị khủng bố, nhiều hội viên quan trọng bị bắt, dẫn đến cả một sự hỗn loạn. Trƣớc tình hình đó, Tổng bộ thấy rằng “không còn có thể duy trì hội, chính vì vậy mà các đồng chí đã đƣợc phái về trong nƣớc để tổ chức các chi bộ cộng sản và tổ chức các chi bộ này thành một Đảng Cộng sản” [56, 395].

Đến cuối năm 1929, Hội Thanh niên Cách mạng An Nam bị phá hủy; các đồng chí không còn tổ chức thống nhất, nhƣng vẫn tiếp tục công tác và cố gắng tổ chức công nhân và nông dân: các cuộc bãi công ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng đã diễn ra mới đây và đã thu đƣợc kết quả là do các đồng chí lãnh đạo; “các hội nông dân mới đƣợc lập ra cũng là công trình của các đồng chí chúng ta. Tất cả mọi ngƣời bây giờ đều nhận ra những sai lầm và những thất bại của Hội [...]. Xu hƣớng chung lúc này là tổ chức các chi bộ cộng sản để tổ chức một Đảng Cộng sản chính thức thống nhất” [56, tr.395].

Trong sự phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, từ cuối tháng 3 năm 1929, một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Những ngƣời tiên tiến này trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên “chủ trƣơng tổ chức một đảng chính thức” [56, tr.336], đề nghị “Phải tổ chức một Đảng Cộng sản vì Việt Nam Cách mạng Thanh niên không phải là một tổ chức cách mệnh chân chính” [56, tr.373]. Theo họ, những ngƣời cách mệnh phấn đấu nhất trong Thanh niên, vì kinh nghiệm hằng ngày, vì có nghiên cứu, vì hoàn cảnh làm cho giác ngộ nên biết rằng tôn chỉ và các khẩu hiệu của đoàn thể Thanh niên “không thích hợp với tình thế bây giờ nữa, mà không đủ tƣ cách lãnh đạo cho quần chúng, nên cần thiết phải có ngay một Đảng C.S.” [56, tr. 227]. Tuy nhiên, ý kiến của họ không đƣợc Đại hội Thanh niên chấp nhận, họ đã “bỏ Đại hội ra về” [56, tr.374]. Ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở

miền Bắc họp Đại hội quyết định thành lập Đông Dƣơng Cộng sản Đảng. Tuyên ngôn của Đảng nêu rõ:

Đảng Cộng sản Đông Dƣơng là đảng cách mệnh đại biểu cho tất cả các anh em chị em vô sản giai cấp (tức là thợ thuyền) ở Đông Dƣơng [...]. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tổ chức đại đa số và thực hành công nông liên hiệp mục đích để: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa. Đánh đổ tƣ bản chủ nghĩa. Diệt trừ chế độ phong kiến. Giải phóng công nông. Lập thành vô sản giai cấp

chuyên chính để tiêu diệt giai cấp. Thực hiện xã hội thực bình đẳng, tự do,

bác ái, tức là xã hội cộng sản [56, tr.177-178].

Sau khi Đông Dƣơng Cộng sản Đảng ra đời, mùa Thu năm 1929, các phần tử tiên tiến còn lại trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở Trung

Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Lời thông cáo giải thích cho

đồng chí vì sao phải tổ chức Đảng Cộng sản An Nam viết:

An Nam cần phải có Đảng Cộng sản; Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chƣa phải là đảng cộng sản chánh thức; Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chƣa thật là “Bôn sơ vích”; Đảng Cộng sản Đông Dƣơng không đủ hiệu triệu tất cả đồng chí cộng sản; Đảng Cộng sản Đông Dƣơng sai lầm (nhƣng vẫn nhiệt tâm); Phải sửa đổi sai lầm cho Đảng Cộng sản Đông Dƣơng; Không nên gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dƣơng; Ngƣời cách mạng lúc nào cũng phải làm cách mạng; Ngƣời cách mạng không nên ngồi chờ viển vông; Ngƣời cách mạng phải tự động tổ chức. Nên phải có cái gọi là: “Đảng Cộng sản An Nam”. […] Chúng ta chớ có giữ óc đảng phái, giữ ý khí riêng mà không chịu hợp nhất với Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Nhƣng chúng ta cũng chớ chỉ ngồi hy vọng hợp nhất mà quên mất công tác cốt yếu của chúng ta [56, tr.357-358].

Điều lệ của Đảng Cộng sản An Nam viết: “1. An Nam Cộng sản Đảng là chi

bộ của Quốc tế Cộng sản nên gọi là An Nam Cộng sản Đảng chi bộ Quốc tế Cộng sản” [56, tr.359]. Về điều kiện kết nạp đảng viên: “Ai tin theo chƣơng trình của Quốc tế Cộng sản, hăng hái phấn đấu trong một bộ phận đảng, phục tùng mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào đảng đƣợc” [56, tr.359]. Thành phần để kết nạp vào đảng:

a) Thợ và lính vốn trƣớc là thợ hay dân cày, phải có một ngƣời đảng viên chính thức giới thiệu và phải dự bị sáu tháng. b) Dân cày và thủ công

một năm. c) Các hạng ngƣời khác và ngƣời đảng phái khác phải có hai ngƣời đảng viên đã chính thức một năm giới thiệu và dự bị hai năm” [56, tr.359]. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc không chỉ ảnh hƣởng sâu sắc đến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà còn có ảnh hƣởng rộng rãi đến các tổ chức yêu nƣớc khác, trong đó có Tân Việt Cách mạng Đảng ở trong nƣớc. Nhiều đảng viên Tân Việt đã coi cuốn

Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là “sách phúc âm”, là “kinh thánh” là định

hƣớng tƣ tƣởng trong tổ chức Đảng của họ. Trong tài liệu lịch sử Tư liệu bổ sung về

nguồn gốc các tổ chức cộng sản Đông Dương, cố Tổng Bí thƣ Hà Huy Tập đã viết

rõ về điều này, rằng: “Tân Việt Cách mạng Đảng không thể tự đề xuất Cƣơng lĩnh chính trị và Điều lệ, và nó đã chép nguyên văn Cƣơng lĩnh của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Cuốn “Đƣờng Cách mệnh” là sách phúc âm đối với tất cả mọi đảng viên; họ đã học gần nhƣ thuộc lòng” [59, tr.366].

Sự ra đời của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã tác động rất tích cực tới Tân việt Cách mạng Đảng, làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa càng thêm mạnh mẽ. Tháng 9-1929, phái tả của Đảng Tân Việt thành lập

Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn. Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

viết: Hiện thời trào lƣu cộng sản đang dâng cao khắp hoàn cầu; ở xứ Đông Dƣơng xu hƣớng cộng sản đang đâm chồi nảy lộc, nhất là từ ba bốn năm nay Việt Nam Cách mệnh Thanh niên Hội và Tân Việt Cách mệnh Đảng ra đời thì ảnh hƣởng cộng sản trong đám lao khổ ngày càng sâu rộng, cho nên mọi ngƣời dân lao khổ xứ Đông Dƣơng càng hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng họ khỏi cảnh lầm than nô lệ, mới đem lại độc lập hoàn toàn cho xứ Đông Dƣơng, xóa bỏ chế độ ngƣời bóc lột ngƣời; vì vậy “những ngƣời giác ngộ cộng sản chân chính trong Tân Việt Cách mệnh Đảng trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân việt Cách mệnh Đảng, toàn thể thợ thuyền dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã chánh

Tiểu kết chương 3

Kể từ khi tìm thấy con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn, nhận thức đƣợc vai trò to lớn và tầm quan trọng của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, trên cơ sở tổng hòa và phát triển biện chứng những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam, cùng với tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có nền tảng lý luận cách mạng - khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với thực tiễn sinh động của Việt Nam và thế giới, trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng đƣợc một hệ thống lý luận giải phóng dân tộc thuộc địa phù hợp với đặc điểm lịch sử, tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và con ngƣời Việt Nam. Qua các bài nói, bài viết của Ngƣời trong thời kỳ này, chúng ta thấy hệ thống lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc thể hiện khá hoàn chỉnh từ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, lực lƣợng, lãnh đạo cách mạng đến đoàn kết của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, phƣơng pháp cách mạng. Hệ thống lý luận đó trở thành nội dung cơ bản của con đƣờng cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đó chính là sự chuẩn bị về tƣ tƣởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với những hoạt động lý luận sôi nổi, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động tích cực trên phƣơng diện thực tiễn truyền bá lý luận cách mạng vào Việt Nam. Những hoạt động đó của Ngƣời có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào cách mạng nƣớc ta. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin trong những năm 1920 đã chọc thủng lƣới sắt của thực dân Pháp, truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc ở nƣớc ta trƣởng thành nhanh chóng.

Đến năm 1929, phong trào dân tộc Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Vai trò của các tổ chức quá độ đã đến lúc kết thúc để nhƣờng chỗ cho việc tiến lên thành lập một tổ chức cách mạng cao

hơn. Yêu cầu đó tác động đến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênTân Việt

Cách mạng Đảng, dẫn tới những cuộc đấu tranh nội bộ sôi nổi, và kết quả là dẫn tới

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)