Xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 49 - 80)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

3.1.1. Xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

3.1.1.1. Nhận thức về vai trò của lý luận cách mạng

Việt Nam là một quốc gia đa tộc ngƣời hình thành từ rất sớm. Lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc trong hàng nghìn năm của dân tộc đã chứng minh rằng nhân dân ta có một nghệ thuật đánh giặc ở trình độ cao. Song, từ cuối thế kỷ XIX, không bao lâu sau khi chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây nổ súng xâm lƣợc Việt Nam, nƣớc ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến thảm kịch đó là vì trong “suốt cuộc chống Pháp xâm lƣợc từ giữa thế kỷ XIX đến phong trào Cần Vƣơng chấm dứt thất bại, ta không có lý luận nào [...] cho có đầu đuôi có căn cứ để đánh đuổi thực dân Pháp” [85, tr.83-84]. Có thể nói, cuộc khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc ở nƣớc ta trong suốt mấy thập kỷ đó thực chất là cuộc khủng hoảng thiếu một lý luận khoa học để đánh đổ đế quốc thực dân Pháp - kẻ thù mới của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngƣời đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc và sau một thập kỷ lăn lộn, Ngƣời đã tìm thấy chân lý cách mạng cho dân tộc Việt Nam. Và trong cuộc vận động cách mạng mà Ngƣời đề ra từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, “thì vấn đề lý luận [...] đƣợc nêu lên trƣớc hết” [85, tr.84]. Qua hoạt động cách mạng, qua các bài nói, bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX, chúng ta thấy Ngƣời rất coi trọng thực tiễn và lý luận cách mạng.

Đánh giá phong trào cách mạng trong các nƣớc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

Trong tất cả các thuộc địa, ở cái xứ Đông Dƣơng già cỗi kia cũng nhƣ ở xứ Đahômây trẻ trung này, ngƣời ta không hiểu đấu tranh giai cấp là gì, lực

lƣợng giai cấp vô sản là gì cả, [...]. Nói chung, quần chúng căn bản là có tinh thần nổi dậy, nhƣng còn rất dốt nát. Họ muốn giải phóng, nhƣng họ chƣa biết làm cách nào để đạt đƣợc mục đích ấy [151, tr.80-81].

Mặt khác, theo Ngƣời, dân khổ quá hay làm bạo động, nhƣ An Nam ở Trung Kỳ kháng thuế, Hà Thành đầu độc, Nam Kỳ phá khám,... nhƣng đều bị thất bại vì không có “chủ nghĩa”, không có “kế hoạch”, chƣa có lý luận, đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng đúng đắn; lại không hiểu biết tình hình thế giới, không biết so sánh lực lƣợng ta và lực lƣợng địch, không biết nắm thời cơ, ... Vì vậy, những ngƣời cách mạng “phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” [152, tr.289].

Từ rất sớm, ngay khi về Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của lý luận cách mạng và bằng hành động thiết thực của mình, Ngƣời tìm cách tuyên truyền lý luận cách mạng một cách hiệu quả.

Năm 1925, Trƣờng huấn luyện chính trị đƣợc thành lập, Hồ Chí Minh vừa là ngƣời phụ trách vừa là thầy giảng chính cho các lớp học. Chƣơng trình huấn luyện rất rộng, nhƣng theo Ngƣời, trƣớc hết phải làm cho các học viên “nắm vững lý luận cách mạng đúng đắn”, bởi vì “Ngƣời cách mạng nắm đƣợc lý luận cách mạng đúng đắn nhƣ ngƣời đi trong đêm tối có đuốc soi đƣờng” [78, tr.131].

Đường cách mệnh là cuốn sách đƣợc xuất bản trên cơ sở tập hợp những bài

giảng của Ngƣời trong các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Cuốn sách chứa đựng nhiều luận điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, trong đó, vai trò của lý luận cách mạng là một trong những nội dung đƣợc quan tâm nhất. Nói về tầm quan

trọng của lý luận cách mạng, ngay trang đầu cuốn Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh

đã trích dẫn câu nói bất hủ của Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động [...] Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” [152, tr.279]. Trong mục nói về lý do viết sách này, Ngƣời chỉ rõ rằng, lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm; Pháp nó sợ nên cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem cho nên đồng bào ta đối với hai chữ “cách mệnh” còn lờ mờ lắm; có ngƣời biên chép đề xƣớng ra một chút lại làm một cách rất hồ đồ, hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức,

hoặc làm cho dân quên tính ỷ lại mà quên tính tự cƣờng. Cho nên, mục đích của sách này là

để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai ngƣời. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nƣớc làm gƣơng cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào? [152, tr.283].

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, chính nhờ lý luận cách mạng thâm nhập vào quần chúng đã làm cho phong trào đấu tranh của họ thêm nhiều sức mạnh mới và họ đã có những sáng tạo bất ngờ, làm cho thực dân Pháp vô cùng khiếp sợ. Vậy là, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức đƣợc đƣợc tầm quan trọng đặc biệt của lý luận đối với phong trào cách mạng.

3.1.1.2. Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

Sau khi tiếp cận học thuyết cách mạng và khoa học của Lênin, tìm đƣợc con đƣờng cứu nƣớc cho dân tộc, trong những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã khám phá và phát triển sáng tạo về lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng đƣợc một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về con đƣờng cách mạng Việt Nam.

* Phương hướng, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

Theo Nguyễn Ái Quốc, tính chất của cách mạng thuộc địa là dân tộc cách mạng. Giải phóng dân tộc thuộc địa thoát khỏi gông cùm nô lệ, giành độc lập tự do là vấn đề luôn luôn nung nấu trong suy nghĩ và hành động của Ngƣời ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Và đến những năm 20 của thế kỷ XX, thì khát vọng cháy bỏng đó đƣợc thể hiện hết sức đậm nét. Từ cuối năm 1920, khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ - ngƣời ghi biên bản tốc ký tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ lý do khiến Ngƣời đƣa ra quyết định bỏ phiếu tham gia Quốc tế thứ ba đó là vì: “Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa [...] Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất

cả những điều tôi hiểu” [140, tr.111-112]. Đến giữa năm 1923, trong lời tạm biệt để

lại cho những ngƣời bạn chiến đấu của mình trong Hội liên hiệp thuộc địa, Ngƣời

đã viết với lời lẽ dứt khoát, thể hiện ƣớc nguyện lớn lao là thực hiện hoài bão cứu nƣớc, cứu dân thoát khỏi xiềng xích đế quốc thực dân: “Chúng ta phải làm gì?.[...] Điều đó tùy hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nƣớc, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đƣa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [151, tr.209]

Từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã định nghĩa: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” [152, tr.284]. Trên cơ sở định nghĩa đó, Ngƣời đi tới phân loại các cuộc cách mạng trên thế giới. Theo Ngƣời, dân chúng cách mệnh thì có 3 thứ là tƣ bản cách mệnh, dân tộc cách mệnh và giai cấp cách mệnh; tƣ bản cách mệnh nhƣ Pháp cách mệnh năm 1789, Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776 (đuổi Anh), Nhật cách mệnh năm 1864; dân tộc cách mệnh nhƣ Ytali đuổi cƣờng quyền Áo năm 1859, Tàu đuổi Mãn Thanh năm 1911; giai cấp cách mệnh nhƣ công nông Nga đuổi tƣ bản và giành lấy quyền năm 1917.

Nguyễn Ái Quốc cho rằng, “cách mạng cũng giống nhƣ khám bệnh vậy, trƣớc hết phải biết căn nguyên của bệnh. Tất cả các dân tộc bị áp bức làm cách mạng là do mong muốn thoát khỏi nỗi thống khổ của nhân dân bị áp bức” [152, tr.228]. Ở các nƣớc thuộc địa, bọn đế quốc thực dân đã lợi dụng sức mạnh và sự tàn bạo của nó để ra sức áp bức và bóc lột nhân dân lao động một cách nặng nề; dù có sự khác nhau về chủng tộc, khí hậu, tập quán, truyền thống, về trình độ phát triển

kinh tế và xã hội; các thuộc địa Pháp đều có hai điểm chung: “1. Tình hình kinh tế:

trong tất cả các thuộc địa Pháp, công nghiệp và thƣơng nghiệp phát triển rất yếu ớt và nhân dân hầu hết làm nghề nông, 95% số dân bản xứ là nông dân. 2. Ở tất cả các nƣớc thuộc địa, nhân dân bản xứ đều bị tƣ bản đế quốc chủ nghĩa Pháp bóc lột không ngừng” [151, tr.305].

Mặt khác, theo quan điểm của Ngƣời, “Bọn đế quốc ngày càng trở nên điên cuồng hơn; những cuộc xung đột chính trị ngày càng trở nên không thể tránh khỏi” [151, tr.268]. Sự tàn bạo ngày càng tăng lên của đế quốc thực dân Pháp đã làm cho

mâu thuẫn dân tộc ngày càng diễn ra gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra bức thiết. Phân tích tình hình Việt Nam thuộc địa, Ngƣời đau xót trƣớc cảnh:

Dân ta bị Tây nó giết mòn, giết mỏi. Giết cách này không chết hết, thì nó giết cách khác. Nó lấy rƣợu và a phiến làm cho dân ta chết nhiều. Nó bắt đi đào sông, đào đƣờng, bị nƣớc độc mà chết. Nó bắt đi lính đi làm nô lệ bên các xứ đen (châu Phi - TG) mà chết. Nay nó lại nhận chìm cả xứ! [152, tr.516].

Ngƣời còn chỉ rõ thân phận khổ đau, cùng cực của ngƣời dân do bị hai lần bóc lột - bóc lột lao động và bóc lột thuộc địa: “Nói chung, ngƣời An Nam đều phải è ra mà chịu công ơn bảo hộ của nƣớc Pháp. Riêng ngƣời nông dân An Nam lại càng phải è ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách nhục nhã hơn: là ngƣời An Nam, họ bị áp bức, là ngƣời nông dân, họ bị tƣớc đoạt. Chính họ là những ngƣời lao khổ, làm để nuôi lũ ngƣời ăn bám, bọn đi khai hóa và những bọn khác” [152, tr.90].

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Ngƣời vạch rõ sự chi phối của bọn đế

quốc thực dân trong các quan hệ của xã hội thuộc địa:

xƣa kia, dƣới chế độ phong kiến An Nam, ruộng đất xếp thành đẳng hạng theo tốt xấu. Thuế đánh theo sự phân hạng ấy. Dƣới chế độ thuộc địa hiện nay, những điều đó đã thay đổi. Khi cần tiền, nhà nƣớc bảo hộ Pháp chỉ có việc thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần kỳ là họ biến một đám ruộng xấu thành ruộng tốt [152, tr.90].

Điều đó càng chứng tỏ rằng ách áp bức thực dân đã bao trùm lên hết thảy, bọn đế quốc nắm chính quyền và quân đội trong tay, mọi lĩnh vực của đời sống thuộc địa đều bị chúng chi phối, giai cấp địa chủ phong kiến cũng chỉ là công cụ của bọn đế quốc thực dân và đều bị lệ thuộc vào chúng.

Với tác phẩm Đường cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích rõ nguyên

nhân dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng trên thế giới và chỉ rõ: Một nƣớc cậy có sức mạnh đến cƣớp một nƣớc yếu, lấy võ lực cai trị dân nƣớc ấy, và giành hết cả quyền kinh tế và chính trị. Dân nƣớc ấy mất cả tự do độc lập, lại làm ra đƣợc bao

nhiêu thì bị cƣờng quyền vơ vét bấy nhiêu. Nó đã cƣớp hết sản vật, quyền lợi của dân rồi, khi có giặc dã, nó lại bắt dân đi lính chết thay cho nó. Nhƣ trong trận Âu chiến 1914 - 1918, Tây bắt ta đi lính, sau lại gia thuế gia sƣu. Đánh đƣợc thì nó hƣởng lợi quyền, thua thì mình đã chết ngƣời lại hại của. Nói tóm lại là bọn cƣờng quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, nhƣ Pháp với An Nam. Và “Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết đƣợc tự do hơn sống làm nô lệ”, họ sẽ “đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi” [152, tr.286]. Từ đó, Ngƣời xác định, kẻ thù số một của nhân dân các dân tộc thuộc địa là bọn cƣờng quyền đế quốc thực dân và tính chất của cách mạng ở thuộc địa trƣớc hết là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng, bởi mất nƣớc là mất tất cả, và nhân dân nô lệ sẽ chẳng có bất cứ chút quyền lợi gì, kể cả những quyền lợi tối thiểu.

Nhƣ vậy, trên cơ sở nắm vững quan điểm thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã xác định chính xác mâu thuẫn chủ yếu bao trùm trong xã hội thuộc địa, từ đó chỉ rõ tính chất giải phóng dân tộc của cuộc cách mạng ở thuộc địa với nhiệm vụ chủ yếu là tập trung lực lƣợng dân tộc chống đế quốc xâm lƣợc, giành độc lập tự do: “Nhƣ An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nƣớc mình, ấy là dân tộc cách mệnh” [152, tr.287]. Có thể nói rằng, trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã hình thành một luận điểm quan trọng trong hệ thống lý luận của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng dân tộc đó là xác định tính chất độc đáo của cách mạng thuộc địa. Thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản, giƣơng cao ngọn cờ chống đế quốc thực dân vì độc lập tự do là “tƣ tƣởng chiến lƣợc cách mạng đúng đắn của Hồ Chí Minh về cách mạng thuộc địa” [97, tr.32]

Trên cơ sở xác định rõ đối tƣợng và tính chất của cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phƣơng hƣớng của cách mạng thuộc địa là đi theo con đƣờng cách mạng vô sản. Năm 1911, trƣớc sự khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc, Hồ Chí Minh đã ra đi với hoài bão tìm một con đƣờng cứu nƣớc mới hữu hiệu hơn. Sau mƣời năm lăn lộn, hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, trực tiếp là trong

phong trào công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đƣợc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Kể từ đó, Ngƣời đã hƣớng lập trƣờng tƣ tƣởng và quan điểm chính trị của mình về phía Lênin và Quốc tế thứ ba. Đến Đại hội Tua (1920), Ngƣời đã quyết định dứt khoát: hoàn toàn đi theo Lênin và Quốc tế thứ ba, đƣa cách mạng Việt Nam đi theo con đƣờng cách mạng vô sản. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Có thể nói rằng, bản Luận cƣơng của Lênin đã đem đến cho Hồ Chí Minh những nhận thức mới, sáng rõ hơn về cách mạng thuộc địa, về con đƣờng giải phóng các dân tộc khỏi gông cùm nô lệ, con đƣờng giành độc lập tự do, là cơ sở vững chắc giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đƣờng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, sự lựa chọn con đƣờng cứu nƣớc đó còn dựa trên sự tổng kết cuộc đấu tranh cách mạng trong nƣớc. Ở Việt Nam, ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc, phong trào dân tộc theo nhiều khuynh hƣớng khác nhau đã diễn ra rất sôi nổi. Lớp lớp những ngƣời con ƣu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc. Song, đến đầu thế kỷ XX, các phong trào đó vì vẫn thiếu một đƣờng lối và phƣơng pháp đấu tranh đúng đắn nên đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đám mây đen của chủ nghĩa đế quốc vẫn bao phủ trên bầu trời dân tộc. Điều đó chứng tỏ rằng, hệ tƣ tƣởng phong kiến và tƣ sản đã bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề do lịch sử lúc đó đặt ra, không đáp ứng đƣợc nhu cầu bức thiết và cơ bản của dân tộc, đã hoàn toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 49 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)