Truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với quá trình xây dựng hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 80 - 89)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

3.1.2. Truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với quá trình xây dựng hệ thống

Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với quá trình xây dựng hệ thống lý luận giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực xúc tiến quá trình tuyên truyền những tƣ tƣởng lý luận cách mạng đó vào Việt Nam. Việc truyền bá đó là có chủ đích và phƣơng hƣớng hành động rõ ràng,

đúng nhƣ Ngƣời viết trong Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp:

Chúng ta đấu tranh vì một lý tƣởng chung: giải phóng đồng bào chúng ta và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta. […] Chúng ta phải làm gì? Chúng ta không thể đặt vấn đề cách mạng một cách máy móc. Điều đó tùy hoàn cảnh mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nƣớc, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đƣa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập [151, tr.208-209].

Quá trình truyền bá tƣ tƣởng cách mạng của Ngƣời trải qua ba chặng (1921 - 6/1923, 6/1923 - cuối năm 1924, cuối năm 1924 - 1929), tƣơng đƣơng trong những năm tháng hoạt động của Ngƣời ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

Những năm tháng hoạt động ở Pháp, đƣợc sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản

Pháp, Ngƣời cùng một số chiến sĩ cách mạng của Angiêri, Tuynidi, Marốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết lực lƣợng chống đế quốc. Năm 1922, theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Ban nghiên cứu thuộc địa trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Pháp đƣợc thành lập, gồm có năm tiểu ban theo dõi

năm khu vực thuộc địa của Pháp, trong đó, Ngƣời là trƣởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dƣơng. Những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngƣời hoạt động và tích cực đóng góp vào việc đẩy mạnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam và các nƣớc thuộc địa.

Từ đầu năm 1921, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, trong đó, báo chí là phƣơng tiện truyền bá hữu hiệu. Thông qua phƣơng tiện báo chí, Ngƣời viết nhiều tác phẩm để tố cáo tội ác của thực dân Pháp, vạch trần bản chất phản động của chúng và tay sai; thức tỉnh nhân dân thuộc địa, kêu gọi sự đoàn kết trong các thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Bài

Đông Dương đăng trên La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản) số 14 (tháng 4-

1921) và số 15 (tháng 5-1921) đƣợc coi là tác phẩm đánh dấu mốc mở đầu cho quá trình truyền bá lý luận giải phóng dân tộc về Việt Nam của Ngƣời. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên, Ngƣời đã trình bày những điều kiện thuận lợi về chính trị, xã hội, lịch sử của châu Á nói chung và Đông Dƣơng nói riêng cho việc truyền bá tƣ tƣởng

cách mạng giải phóng dân tộc. Ngƣời còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống

công nhân. Để đạt đƣợc kết quả hơn nữa trong việc truyền bá tƣ tƣởng lý luận cách

mạng vào các thuộc địa, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra báo Người cùng khổ, tờ báo

của Hội liên hiệp thuộc địa, tiếng nói của các dân tộc bị áp bức. Với tinh thần chiến

đấu cao, báo Người cùng khổ ngày càng gây đƣợc sự chú ý và chiếm đƣợc sự mến

mộ của nhân dân lao động ở các thuộc địa. Số lƣợng ngƣời đặt mua báo này dài hạn ngày càng tăng, trong đó có ngƣời Việt Nam đang sinh sống trên đất Pháp và cả ngƣời Việt Nam từ trong nƣớc. Lúc đầu, thông qua đƣờng dây bƣu điện thông thƣờng, báo chí từ Pháp đƣợc công khai đƣa về nƣớc ta. Bên cạnh đó, Ngƣời còn chủ động xây dựng một đƣờng dây vận chuyển bí mật thông qua các thủy thủ yêu nƣớc, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng, hoặc thông qua các hành khách đi tàu mang về Việt Nam. Theo tài liệu Mật thám Pháp, trong mật báo ngày 24-3-1922, bọn chỉ điểm đã báo cáo với cấp trên của chúng rằng: “Báo chí và tài liệu sẽ gửi về

Đông Dƣơng qua đƣờng Anvers trên các chuyến tàu của hãng vận tải Chargeurs

tr.61]. Nhờ đó, những tƣ tƣởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc dần đến với nhân dân Việt Nam. Một số báo chí tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn thƣờng xuyên nhận đƣợc

báo chí từ Pháp gửi sang và đã đăng lại nhiều bài trên báo Người cùng khổ, Nhân

đạo. Chẳng hạn, thông tin trong tờ La cloche fêlée (số 1 ra ngày 10-12-1923), hoặc

báo Le Jeune Annam (số 1, ngày 23-3-1926). Nhiều hồi ký của các nhà cách mạng

cũng cho biết ảnh hƣởng rộng lớn của báo Người cùng khổ trong nhân dân ta, đặc

biệt trong tầng lớp học sinh, trí thức. Đồng chí Tôn Đức Thắng kể lại rằng, hồi đó “Anh em công nhân Nam Bộ đã đón tờ báo ấy một cách tha thiết và chuyền tay nhau đọc đến nỗi mòn cả giấy, cả chữ. Vì bọn lính kín Pháp theo dõi rất ngặt nên anh em công nhân đã tổ chức thành nhóm 5,6 ngƣời hẹn nhau đi mƣợn thuyền chèo

ra giữa sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long để đọc Le Paria”[8]. Thông

qua hoạt động của những trí thức tiến bộ, ảnh hƣởng của báo Người cùng khổ cũng

nhƣ tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc càng nổi tiếng. Trong lần trò chuyện với thanh niên Sài Gòn, Phan Văn Trƣờng đã nói: “Tƣơng lai của nƣớc ta có đƣợc cái gì chỉ là nhờ Nguyễn Ái Quốc” [8]; hay Nguyễn An Ninh thời đó đã tuyên bố: “Thực ra, tôi là một nhà triết lý nhiều hơn là một nhà hoạt động có phƣơng pháp, có tổ chức. Chính anh Nguyễn Ái Quốc đã làm tôi hăng hái cách mạng. Tôi hoàn toàn tán thành đƣờng lối của Quốc tế đệ tam và tôi luôn luôn coi anh Nguyễn Ái Quốc là một ngƣời dẫn đƣờng cho tôi” [8]. Nguyễn Văn Tạo - một trong những ngƣời đi theo tiếng gọi của Nguyễn Ái Quốc kể lại:

Chúng tôi tìm đến anh em công nhân Ba Son. Gặp những công nhân

làm tàu. Thế là chúng tôi gặp Lên án chủ nghĩa thực dân (Bản án chế độ thực

dân Pháp-TG), Le Paria, Việt Nam hồn. Thế là gặp Nguyễn Ái Quốc. Chúng

tôi biết là có Đệ tam Quốc tế, có chủ nghĩa cộng sản, có Liên Xô thành trì cách mạng xã hội chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi cũng trốn sang Pháp đi tìm Nguyễn Ái Quốc, đi tìm cách mạng kiểu mới [8].

Rõ ràng, thông qua phƣơng tiện báo chí trong thời gian hoạt động ở Pháp, tƣ tƣởng lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã đến Việt Nam, tác động tới nhận

thức của nhiều ngƣời, có ảnh hƣởng tích cực tới nhân dân, nhất là đối với học sinh, trí thức.

Những năm tháng hoạt động ở Liên Xô,tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc

rời Pháp đến với quê hƣơng của Cách mạng tháng Mƣời. Đó là những tháng ngày Ngƣời có thể trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với những lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với các chiến sĩ chống đế quốc thực dân trên mọi khu vực của thế giới và đƣợc học tập, nghiền ngẫm những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học, có dịp đi sâu nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm cách mạng Nga, nghiên cứu, xây dựng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc triển khai hoạt động tuyên truyền của mình với các hình thức phong phú hơn và sâu sắc hơn. Ngƣời tiếp tục sử dụng phƣơng tiện báo chí. Ngƣời tiếp tục duy trì quan hệ với báo chí cánh tả Pháp. Ngƣời còn viết nhiều bài đăng trên các báo của Liên Xô, của Quốc tế Cộng sản. Ngoài những đề tài quen thuộc là tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng đối với nhân dân các nƣớc thuộc địa, đối với nhân dân Việt Nam, Ngƣời đã có những bài viết chứa đựng thông tin mới mẻ diễn ra ở nƣớc Nga, những bài viết với chủ đích rõ ràng là hƣớng cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam tới Cách mạng Tháng Mƣời Nga, tới Quốc tế thứ ba. Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sử dụng các phƣơng tiện thông tin khác

nhƣ truyền đơn, diễn đàn. Trong thời gian này, Ngƣời đã tham dự Hội nghị quốc tế

nông dân lần thứ nhất (10-1923), Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924) và dự các Đại hội quốc tế Công hội đỏ, Phụ nữ, Thanh niên và Quốc tế cứu tế đỏ. Ngƣời đƣợc bầu vào đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân, đƣợc cử làm uỷ viên Bộ phƣơng Đông của Quốc tế Cộng sản, phụ trách cục phƣơng Nam. Thông qua các phƣơng tiện hoạt động nhƣ báo chí, truyền đơn, những tƣ tƣởng cách mạng khoa học tiếp tục đƣợc truyền vào Việt Nam, kích thích phong trào dân tộc ở nƣớc ta ngày càng phát triển theo con đƣờng cách mạng vô sản.

Những năm tháng hoạt động ở Quảng Châu, cuối năm 1924, Nguyễn Ái

Quốc đến Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Đông, trung tâm của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc lúc đó, đồng thời cũng là nơi tụ hội của nhiều

nhà hoạt động cách mạng ở châu Á, trong đó có nhiều chiến sĩ yêu nƣớc Việt Nam. Ngƣời đến đó với mục đích “tạo ra một địa bàn hoạt động mới để gây dựng phong trào công nhân, phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á theo đƣờng lối của Quốc tế thứ ba” [218, tr.197]. Ở Trung Quốc, Ngƣời bắt đầu liên lạc, rồi tiếp xúc với những thanh niên Việt Nam yêu nƣớc trong tổ chức Tâm tâm xã và bắt đầu tuyên truyền cho họ về chủ nghĩa Mác - Lênin, về Cách mạng tháng Mƣời... Trong thƣ gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản đề ngày 18-12-1924, Nguyễn Ái Quốc đã báo cáo về sự kiện đó:

Tôi đến Quảng Châu vào giữa tháng 12. Tôi đã gặp tại đây vài ba nhà cách mạng quốc gia An Nam, trong số này có một ngƣời đã xa rời xứ sở từ ba mƣơi năm nay [...]. Mục đích duy nhất của ông này là trả thù cho nƣớc, cho nhà đã bị bọn Pháp tàn sát. Ông không hiểu chính trị, và lại càng không hiểu việc tổ chức quần chúng. Trong các cuộc thảo luận, tôi đã giải thích cho ông hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không cơ sở. Ông đã đồng ý. [...] ông đã đƣa cho tôi một bản danh sách 10 ngƣời An Nam đã cùng ông hoạt động bấy lâu [152, tr.9].

Đến đầu năm 1925, từ những thanh niên yêu nƣớc ấy, Ngƣời lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Trong báo cáo gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản đề ngày 19-2-1925, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: “Chúng tôi đã lập một nhóm bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có: 2 ngƣời đã đƣợc phái về nƣớc. 3 ngƣời ở tiền tuyến (trong quân đội của Tôn Dật Tiên). 1 ngƣời đang đi công cán quân sự (cho Quốc dân Đảng). Trong số hội viên đó, có 5 ngƣời đã là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản” [152, tr.152].

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tổ chức này

đã công bố Chương trình Điều lệ. Ngƣời đã đề ra cho Hội một kế hoạch hoạt

động cụ thể nhằm truyền bá sâu rộng lý luận cách mạng trong quần chúng và tiến hành xây dựng tổ chức cách mạng trên khắp cả nƣớc. Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt

Nam Cách mạng Thanh niên đã cho xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn

luận của Hội làm phƣơng tiện tuyên truyền mục đích, tôn chỉ và chủ trƣơng của

luận cách mạng. Ngoài báo Thanh niên, Tổng bộ còn cho xuất bản nhiều loại báo

nhƣ Công nông, bán nguyệt san Lính cách mệnh và nguyệt san Việt Nam tiền phong

cho những đối tƣợng hẹp hơn nhằm mục đích cao nhất là tuyên truyền tƣ tƣởng cách mạng trong toàn thể nhân dân Việt Nam.

Tháng 7 năm 1925, Ngƣời cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ, Triều

Tiên... sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông để thống nhất hành

động chống chủ nghĩa thực dân, đồng thời “giáo dục cách mạng cho nông dân và công nhân An Nam và đoàn kết họ chống lại sự thống trị của ngƣời Pháp” [231, tr.81].

Ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc còn mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, viết nhiều tài liệu huấn luyện. Đầu năm 1927, Bộ tuyên truyền của

Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông cho xuất bản cuốn sách Đường cách

mệnh. Cuốn sách chủ yếu tập hợp các bài giảng của Ngƣời trong các lớp huấn luyện

chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu, tập trung phác họa và chỉ ra phƣơng hƣớng đấu tranh để cởi bỏ xiềng xích nô lệ, giải phóng dân

tộc, giải phóng đồng bào. Tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là một

bƣớc phát triển, làm sáng rõ thêm những luận điểm của Ngƣời về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, nó “cũng đóng một vai trò nhƣ cuốn “Làm gì?” của Lênin trong phong trào cách mạng Nga” [78, tr.144] mà một nhà nghiên cứu ngƣời Nga đã so sánh. Với sự xuất hiện và tăng cƣờng hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tƣ tƣởng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc đã đƣợc truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân dân lao động.

Cùng với việc tích cực, chủ động mở lớp đào tạo những ngƣời tổ chức, những ngƣời tuyên truyền, Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn và cử học sinh đi học tại

Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Đông và Trường Quân chính Hoàng Phố.

Đồng thời với việc tuyên truyền, tổ chức thanh niên trong nƣớc bí mật sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc còn triển khai kế hoạch đó trong Việt kiều ở Xiêm. Từ năm 1925 đến năm 1927, nhiều thanh niên yêu nƣớc từ

khắp miền đất nƣớc, cả Việt kiều ở Xiêm đã đến Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị.

Tiếp đến những năm 1928-1929, có thể nói là sự tiếp nối thời kỳ Quảng

Châu bị ngắt quãng. Từ khá sớm, Nguyễn Ái Quốc đã nghĩ đến vùng đất Xiêm – nơi có 3 vạn ngƣời An Nam sinh sống cụm lại với nhau thành làng, yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau. Năm 1925, khi cơ sở cách mạng của ta đang hoạt động sôi nổi tại

Quảng Châu, Ngƣời đã cử Hồ Tùng Mậu sang gây cơ sở tại Xiêm, thành lập Chi bộ

Thanh niên ở Phì Chịt và tiếp đến là sự ra đời nhiều chi bộ của Việt kiều yêu nƣớc ở Na Khon, U Đon, Sa Khôn,... Tháng 4 năm 1927, giữa lúc hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đang trên đà phát triển mạnh, Tƣởng Giới Thạch đã bất ngờ tấn công Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quảng Châu. Chúng không chỉ khủng bố lực lƣợng cách mạng Trung Quốc mà còn khủng bố cả những nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đó. Các cơ sở hoạt động của những ngƣời yêu nƣớc Việt Nam bị phá vỡ, những nhà cách mạng Việt Nam không còn những điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoạt động nhƣ trƣớc nữa. Trong hoàn cảnh đó, những nhà cách mạng Việt Nam phải tìm một cơ sở mới, có điều kiện thuận lợi để tiếp tục đƣa phong trào cách mạng tiến lên. Đầu tháng 5-1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Vlađivôxtốc, rồi xuyên qua Xibia về Mátxcơva, sau đó qua Béclin. Mùa thu năm

1928, Ngƣời đến Xiêm hoạt động với bí danh Thầu Chín. Trong thời gian hoạt động

ở Xiêm, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ tuyên

truyền và tổ chức. Ngƣời đổi tên tờ báo Đồng thanh thành tờ Thân ái. Cùng với các

hoạt động đó, Ngƣời còn “viết một số tác phẩm nhƣ kịch Đề thám, bài ca Trần

Hưng Đạo và đặc biệt dịch một số tác phẩm của các nhà kinh điển nhƣ Nhân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)