Lựa chọn lộ trình phù hợp trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 140 - 151)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

5.2.2. Lựa chọn lộ trình phù hợp trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

nguyên khối các tổ chức cộng sản tiền thân vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không giải thể rồi lựa chọn những phần tử ƣu tú để kết nạp vào Đảng nhƣ điều kiện thành lập Đảng Cộng sản Đông Dƣơng do Quốc tế Cộng sản nêu ra. Đây là phƣơng pháp tối ƣu trong điều kiện lúc đó. Cách làm của Ngƣời bảo đảm nhanh gọn, giữ đƣợc đoàn kết nhƣng vẫn giữ đƣợc tính nghiêm ngặt trong nguyên tắc hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh cách làm đó của Nguyễn Ái Quốc là phù hợp và những phê bình đối với cách tiến hành của Hội nghị hợp nhất “là không thỏa đáng, phê bình đó không đánh giá đúng sáng kiến, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc” [87, tr.162].

Một cống hiến to lớn nữa của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng

Cộng sản Việt Nam là Ngƣời đã chủ động xây dựng Cương lĩnh cách mạng đúng

đắn, sáng tạo. Cƣơng lĩnh đã nêu ra những nội dung cơ bản trong con đƣờng cách

mạng Việt Nam, xác định rõ phƣơng hƣớng chiến lƣợc, nhiệm vụ chiến lƣợc cách mạng, có chủ trƣơng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế rộng mở, nêu rõ vai trò của Đảng và nguyên tắc xây dựng Đảng, giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và dân chủ, mối quan hệ dân tộc và quốc tế. Cƣơng lĩnh đã hiện thực hóa lý luận giải phóng của Nguyễn Ái Quốc đƣợc hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX, là cơ sở lý luận cho sự hình thành đƣờng lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Cƣơng lĩnh đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong điều kiện Việt Nam.

5.2.2. Lựa chọn lộ trình phù hợp trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam

5.2.2.1. Sử dụng phương tiện và hình thức tổ chức truyền bá lý luận cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam

Trong thời kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với việc xây dựng hệ thống lý luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đƣờng cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng đến việc truyền bá tƣ tƣởng đó vào phong trào dân tộc nƣớc ta và lan tỏa ra thế giới.

Tùy từng điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội cho phép mà Ngƣời sử dụng các phƣơng tiện truyền bá khác nhau. Có thể nói, các phƣơng tiện đó rất phong phú, từ báo chí, sách vở, câu lạc bộ, diễn đàn chính trị đến xây dựng một tổ chức cách mạng, phong trào cách mạng và đào tạo những cán bộ tuyên truyền có tổ chức. Trong đó, tuyên truyền miệng là nét độc đáo trong việc truyền bá một cách hữu hiệu tƣ tƣởng cách mạng vào Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị, trực tiếp đào tạo cán bộ tuyên truyền. Ngƣời còn lựa chọn những học trò ƣu tú gửi đi đào tạo ở trƣờng học cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc. Các bài giảng của Ngƣời dễ hiểu, dễ nhớ, trang bị cho những ngƣời tuyên truyền hệ thống lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn huấn luyện cho học viên tuyên truyền kỹ thuật hoạt động cách mạng. Nhờ đó, hiệu quả tuyên truyền rất cao, những tƣ tƣởng cách mạng đã vƣợt qua lƣới sắt thực dân đến với phong trào dân tộc Việt Nam làm cho phong trào dân tộc ở nƣớc ta trƣởng thành nhanh chóng theo con đƣờng cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

Một điểm độc đáo nữa ở Nguyễn Ái Quốc là ngƣời quyết định thành lập tổ chức quá độ phù hợp trƣớc khi thành lập Đảng Cộng sản. Giữa năm 1925, Trên cơ

sở Cộng sản đoàn, Ngƣời đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm

tập hợp những thanh niên yêu nƣớc, giàu nhiệt huyết nhƣng đang thiếu sự hƣớng đạo. Sự ra đời của Hội nhƣ Nguyễn Ái Quốc nói “đó không phải là một hội quần chúng” [109, tr.74], mà trong tƣ tƣởng của những ngƣời tổ chức thì “Hội này sẽ là

cơ sở cho một đảng lớn hơn” [153, tr.41]. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã

đề ra tôn chỉ, mục đích, chƣơng trình hoạt động phù hợp với điều kiện nƣớc ta lúc đó nên đã thu hút các lực lƣợng chính trị, các tổ chức cách mạng và có ảnh hƣởng tích cực đến chƣơng trình của các tổ chức chính trị khác cùng thời.

Việc Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 không thành lập ngay một Đảng Cộng sản mà chỉ thành lập một tổ chức cách mạng quần chúng mang tính chất quá độ để qua đó tuyên truyền, giáo dục, đƣa lý luận cách mạng vào phong trào công nhân, phong trào yêu nƣớc Việt Nam nhằm phát triển về chất phong trào dân tộc Việt Nam là một sáng tạo lớn của Nguyễn Ái Quốc. Sáng tạo đó bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu sắc của Ngƣời về chủ nghĩa Mác - Lênin, về xu thế phát triển của cách mạng thế giới, đặc biệt là thực tiễn sinh động của cách mạng nƣớc ta lúc đó. Ngƣời

nắm vững quy luật hình thành Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp lý luận cách mạng tiên phong với phong trào dân tộc đã phát triển mạnh mẽ. Song, Nguyễn Ái Quốc cũng biết rõ rằng, đến đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam tuy giai cấp công nhân đã ra đời nhƣng số lƣợng còn rất ít (chiếm khoảng 1% dân số vào năm 1929) và phong trào công nhân cũng đang ở trong tình trạng đấu tranh tự phát. Trong khi đó, ở thuộc địa Việt Nam, 95% dân số là nông dân, phong trào dân tộc chủ yếu là phong trào yêu nƣớc của nhân dân, trong đó chủ yếu là nông dân. Dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, tuyệt đại bộ phận nông dân còn mù chữ, ít học, không một ai biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Do đó, theo Ngƣời, trƣớc hết phải giáo dục họ, tổ chức họ để dần đƣa học tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng mới. Chính vì vậy, trong hơn hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX, trong khi các Đảng cộng sản Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... đƣợc thành lập nhƣng Nguyễn Ái Quốc đã không vội vàng thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, việc thành lập Hội Việt Nam Cách

mạng Thanh niên, là một chủ trƣơng rất đúng đắn, thích hợp với điều kiện lịch sử cụ

thể nƣớc ta lúc đó, đồng thời là một cống hiến to lớn, hết sức sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị tiền đề tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đánh giá về vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với rự ra đời của Đảng ta, Trƣờng Chinh viết: “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội chỉ là một tổ chức quá độ để tiến lên đảng cộng sản, vì những ngƣời cộng sản trong Hội này đã đƣợc tổ chức thành Cộng sản đoàn để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” [28, tr.15]

5.2.2.2. Sáng tạo trong quy luật hình thành Đảng Cộng sản ở thuộc địa

Hệ thống quan điểm giải phóng và phát triển dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX về cơ bản mang tầm vóc lịch sử một học thuyết cách mạng giải phóng dân tộc vì độc lập, tự do. Những quan điểm đó đƣợc Ngƣời thể hiện trong các bài nói, bài viết trong thời kỳ này, đã cùng với các văn kiện của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Pháp đƣợc truyền về nƣớc ta. Qua những sách báo (bằng tiếng nƣớc ngoài) đó, ngƣời đọc hiểu đƣợc rằng: cội nguồn của mọi sự tủi nhục và đói nghèo của nhân dân là do thực dân Pháp và bè lũ tay sai, phải đánh đổ nó đi; họ đƣợc biết rằng, trên thế giới đã có nƣớc Nga Xôviết, ở đó cách

mạng đã thành công, nhân dân lao động đã đƣợc giải phóng; và họ thấy rằng cần phải tụ họp nhau lại để làm cách mạng. Từ 1925 đến 1930, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc đƣợc Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng Việt Nam đƣơng thời trực tiếp truyền bá về nƣớc qua các lớp học chính trị ở Quảng Châu, báo Thanh niên, sách Đƣờng cách mệnh và cả trong phong trào “vô sản hoá” (1928 - 1929). Tƣ tƣởng giải phóng dân tộc của Ngƣời truyền về nƣớc không phải dễ dàng mà phải trải qua nhiều máu và nƣớc mắt (vì nhà cầm quyền Pháp và tay sai đã bắt bớ, tù đày, tra tấn, kết án những ngƣời đọc sách, báo của Ngƣời); phải đấu tranh quyết liệt với các xu hƣớng chính trị Lập hiến, Tam dân,...; dần dần tƣ tƣởng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã chiến thắng và giữ vai trò chủ đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố quyết định để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quá trình truyền bá tƣ tƣởng cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc của Nguyễn Ái Quốc về nƣớc cũng là quá trình làm cho phong trào dân tộc Việt Nam, trong đó có bộ phận quan trọng là thanh niên trí thức yêu nƣớc, đƣợc chuyển hoá theo con đƣờng cách mạng của Ngƣời. Chúng ta biết rằng, sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở nƣớc ta đã có những cuộc vận động yêu nƣớc sôi nổi, liên tục, nhất là hoạt động yêu nƣớc của trí thức (học sinh, sinh viên,...). Họ đang tích cực tìm một con đƣờng giải phóng mới. Giữa lúc đó, nhờ có hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá tƣ tƣởng cách mạng của Ngƣời mà phong trào yêu nƣớc Việt Nam đƣợc phát triển theo xu hƣớng mới - đi theo con đƣờng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc; biểu hiện tập trung là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên do Ngƣời sáng lập năm 1925, cùng với một bộ phận đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt đƣợc “Thanh niên hoá” (tức cách mạng hoá theo Việt Nam Cách mạng Thanh niên). Phong trào yêu nƣớc theo khuynh hƣớng cách mạng vô sản phát triển sôi nổi và đúng hƣớng.

Tƣ tƣởng giải phóng và phát triển dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đƣợc truyền bá mạnh mẽ vào phong trào dân tộc Việt Nam (phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc), nhất là vào những năm 1926 - 1930. Trong giai đoạn này, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những cuộc bãi công với quy mô lớn, hàng nghìn công nhân tham gia một cuộc bãi công; những điểm nóng của phong trào bãi công là: đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiêm (ở Nam Bộ); nhà máy cƣa ở Vinh - Bến Thuỷ, nhà máy xe lửa Tràng Thi (Trung Bộ); nhà máy dệt Nam Định, cơ khí ô tô Avia Hà Nội,

cảng Hải Phòng, mỏ Hòn Gai (Bắc Bộ)... Trong các cuộc bãi công, bên cạnh mục tiêu đấu tranh kinh tế, đời sống hằng ngày, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chính trị nhƣ: kỷ niệm những ngày lễ lớn hằng năm (kỷ niệm Cách mạng Tháng Mƣời Nga, Công xã Pari, Quảng Châu Công xã, kỷ niệm Lênin, ngày 1-5,...); các cuộc bãi công đều có Công hội đỏ lãnh đạo. Tháng 7-1929, Tổng Công hội đỏ đƣợc thành lập tại Hà Nội, đã đánh dấu bƣớc trƣởng thành mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Phong trào công nhân đƣợc kết hợp với phong trào yêu nƣớc và chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là vào các năm 1928 - 1929. Năm 1929, phong trào công nhân đã đi tiên phong trong phong trào cách mạng ở nƣớc ta, giai cấp công nhân đã trở thành lực lƣợng chính trị độc lập. Và đến năm 1930, với Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thì giai cấp công nhân Việt Nam chính thức trở thành giai cấp “có ý thức về mình”, đứng lên vũ đài chính trị, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp. Có thể khẳng định, nếu nhƣ không có chủ nghĩa Mác - Lênin, không có tƣ tƣởng cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá về nƣớc cùng với những hoạt động thực tiễn của Ngƣời và các nhà cách mạng Việt Nam, thì chƣa thể có phong trào dân tộc mang nội dung cách mạng triệt để trong những năm 1920 - 1930.

Nhƣ vậy, sự ra đời của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam - đảng cộng sản - là một cống hiến lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở thực tiễn dân tộc, Ngƣời đã sáng tạo con đƣờng thành lập đảng ở một nƣớc thuộc địa, nơi mà giai cấp công nhân cũng nhƣ phong trào công nhân chƣa phát triển mạnh mẽ, giai cấp công nhân không phải là số đông trong dân chúng. Việt Nam là một nƣớc thuộc địa, nơi giai cấp công nhân mới hình thành; giai cấp nông dân chiếm tỉ lệ lớn trong nhân dân, rất yêu nƣớc nhƣng trình độ nhận thức còn hạn chế, đa số không biết chữ; song, nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nƣớc nồng nàn, phong trào yêu nƣớc đang dâng cao, chính nó là động lực lớn của đất nƣớc, đã lôi cuốn cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù chung là đế quốc, thực dân xâm lƣợc. Nhờ nhận thức đúng đắn đó, mà sau khi tìm thấy chân lý cứu nƣớc và xây dựng con đƣờng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền lý luận cách mạng giải phóng dân tộc không chỉ trong phong trào công nhân mà điều quan trọng là đƣa tƣ tƣởng cách mạng đó thâm

nhập sâu vào dân tộc, phong trào yêu nƣớc của nông dân. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành tố đó đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Đây là một sáng tạo của Ngƣời trong việc tìm ra con đƣờng kết hợp lý luận cách mạng tiên phong với phong trào dân tộc ở một nƣớc thuộc địa để hình thành một đảng cộng sản. Sáng tạo độc đáo này là một cống hiến lịch sử đóng góp vào sự phát triển lý luận về quy luật hình thành đảng cộng sản ở nƣớc thuộc địa.

Tiểu kết chương 5

Qua nghiên cứu quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta thấy nổi lên vai trò quyết định của Nguyễn Ái Quốc. Trong quá trình đó, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều cống hiến sáng tạo góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và làm phong phú kho tàng lý luận cách giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam đậm nét là sự phân tích, đánh giá sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa thực dân, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc thuộc địa trên cơ sở thực tiễn, nêu cao tính chủ động của cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng chính quốc, xác định đúng vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, sử dụng phƣơng tiện và hình thức tổ chức truyền bá lý luận cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam và quy luật hình thành đảng cộng sản ở một nƣớc thuộc địa. Xuyên suốt quá trình sáng lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc nổi lên một điểm là Ngƣời luôn luôn

KẾT LUẬN

1. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại, qua mỗi thời kỳ lịch sử đều xuất hiện những cá nhân anh hùng lỗi lạc, những nhà văn hóa kiệt xuất. Họ thực sự là những vĩ nhân đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển của dân tộc, nhân loại. Song, rất hiếm có cá nhân vừa là nhà văn hóa kiệt xuất, vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là lãnh tụ dân tộc. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, một ngƣời con của dân tộc Việt Nam, ngƣời đã làm rạng rỡ dân dộc ta, nhân dân ta, non sông đất nƣớc ta là một trong số đó. Ngƣời còn có những đóng góp rất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới và sự phát triển của nhân loại. Di sản tƣ tƣơng Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam là tài sản tinh thần vô cùng quý báu. Những cống hiến của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 140 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)