Xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 39 - 49)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

2.2.2. Xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Tháng 7-1911, sau một hành trình dài ngày, tàu Đô đốc Latutsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) cập bến Mácxây (Marseille). Không chỉ dừng lại ở Pháp, tiếp đến, Ngƣời còn đi nhiều nƣớc châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Trên con đƣờng bôn ba ở nƣớc ngoài, Hồ Chí Minh đã để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới; đồng thời, Ngƣời tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Qua những năm lăn lộn trong quần chúng, Ngƣời thấy rõ những cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tƣ bản và vô cùng xúc động trƣớc đời sống khổ cực của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nƣớc không kể là da trắng, da vàng hay da đen. Ngƣời thấy rõ ở đâu chủ nghĩa tƣ bản cũng tàn ác và vô nhân đạo; ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man.

Năm 1917, Hồ Chí Minh đã trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Ngƣời gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trƣơng chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Tháng 6 năm đó, nhân dịp các nƣớc thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất họp Hội nghị Vécxây (Versailles) ở Pháp, Hồ Chí Minh lúc đó với tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm ngƣời

Việt Nam yêu nƣớc tại Pháp, gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam

để tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi Chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cũng

nhƣ yêu cầu độc lập của các đoàn đại biểu Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên,..., Bản

yêu sách của nhân dân An Nam đã không đƣợc Hội nghị Vécxây chấp nhận nhƣng

nó đã có tiếng vang rất lớn trong nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp, cũng nhƣ nhân dân các nƣớc thuộc địa. Qua đó, Ngƣời càng thấy rõ rằng những lời tuyên bố của bọn đế quốc về tự do, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc, mà điển hình

Chương trình 14 điểm của Tổng thống Uynxơn (Wilson), rốt cuộc chỉ là trò bịp

bợm. Do đó, muốn đƣợc độc lập, tự do, các dân tộc bị áp bức phải trông cậy trƣớc hết vào lực lƣợng của bản thân mình. Với nhận thức mới đó, Nguyễn Ái Quốc đã dồn hết tâm sức vào các hoạt động trong Việt kiều yêu nƣớc và giai cấp công nhân Pháp. Cuối năm 1919, Ngƣời đã tham gia tích cực vào Uỷ ban Quốc tế III của Đảng Xã hội Pháp; mục đích của Uỷ ban này là vận động đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản và bảo vệ cách mạng Nga.

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đƣợc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những

luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên báo

LHumanité (Nhân đạo) - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp. Đƣợc sự giúp

đỡ của các đồng chí cách mạng Pháp nhƣ M. Cachin, P.V. Couturier, Monmousseau,..., Nguyễn Ái Quốc càng thấy rõ Quốc tế thứ ba và Luận cƣơng của Lênin đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết nhất của Ngƣời là độc lập cho Tổ quốc và tự do cho đồng bào. Và tựa nhƣ ngƣời đi đƣờng đang khát mà có nƣớc uống, đang đói mà có cơm ăn, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Lênin bằng những tình cảm xúc động, phấn khởi, tin tƣởng. Có thể nói rằng, sự gặp gỡ kỳ diệu về tƣ tƣởng giữa một ngƣời cộng sản vĩ đại - ngƣời sáng lập Quốc tế thứ ba với một ngƣời dân bản xứ, thuộc địa có tƣ tƣởng yêu nƣớc và hoài bão giải phóng dân tộc nhƣ một cuộc hẹn lịch sử, phản ánh sự thống nhất giữa tính tất yếu và tính ngẫu nhiên của lịch sử, giữa điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan của một trí tuệ mẫn tiệp, một tài năng đã từng trải, đã đƣợc thử thách, rèn luyện vững vàng trong thời điểm quyết định của lịch sử. Luận cƣơng của Lênin đã tạo ra một bƣớc chuyển biến trong tƣ tƣởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc ra sức tìm kiếm sách báo của Lênin và Quốc tế Cộng sản để đọc. Những việc làm đó đã có ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành thế giới quan của Ngƣời, giúp Ngƣời nhìn rõ bạn, thù,

biểu thị thái độ chính trị dứt khoát đi theo Quốc tế thứ ba, theo con đƣờng mà Lênin và Cách mạng tháng Mƣời đã vạch ra.

Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua (Tours). Đây là lần đầu tiên có một ngƣời Việt Nam tham gia với tƣ cách là đại biểu đại hội của một chính đảng Pháp, đồng thời cũng là ngƣời bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt ở Đại hội. Tại đây, Ngƣời đã phát biểu lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, tố cáo sự tàn bạo của chúng ở Đông Dƣơng; yêu cầu Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những ngƣời bản xứ bị áp bức, phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các thuộc địa, đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. Ngƣời kêu gọi: “Nhân danh toàn thể loài ngƣời, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi” [151, tr.35]. Bằng sự mẫn cảm chính trị của mình, ngày 29-12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đứng về phía đa số của Đại hội, bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp tham gia Quốc tế thứ ba và sau đó, cùng những ngƣời chủ trƣơng gia nhập Quốc tế thứ ba tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là ngƣời cộng sản Việt Nam đầu tiên. Những sự kiện đó đánh dấu bƣớc ngoặt quyết định trong đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nƣớc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ tiên tiến chống thực dân, Ngƣời đã trở thành một chiến sĩ cộng sản yêu nƣớc, một chiến sĩ quốc tế vô sản, tìm ra con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đƣờng cách mạng vô sản. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng con đƣờng cứu nƣớc mà Nguyễn Ái Quốc tìm thấy cho cách mạng

Việt Nam vào năm 1920 là hoàn toàn đúng đắn.

Vậy những yếu tố nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? Qua nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Nguyễn Ái Quốc, nghiên cứu lịch sử dân tộc và thế giới, chúng tôi thấy có nhiều yếu tố tác động tới quá trình đó, trong có có thể chỉ ra các yếu tố cơ bản là: yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại, và yếu tố cá nhân Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định, yếu tố dân tộc trong đó giá trị truyền thống tƣ tƣởng văn hóa Việt Nam, cốt lõi là chủ nghĩa yêu nƣớc là yếu tố quan trọng, cơ bản. Trong lịch sử văn minh nhân loại, Việt Nam là một quốc gia dân tộc đƣợc hình thành từ rất sớm. Trải qua qúa trình dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu dài, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên một nguồn văn hoá tƣ tƣởng tốt đẹp. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cƣờng, yêu nƣớc, đoàn kết; là tinh thần tƣơng thân tƣơng ái,

thuỷ chung, nhân nghĩa,... mà cốt lõi, xuyên suốt là chủ nghĩa dân tộc, là ý chí độc

lập và khát vọng tự do. Nguyễn Ái Quốc không chỉ đƣợc thừa hƣởng vốn văn hoá

tƣ tƣởng truyền thống của dân tộc, mà Ngƣời còn sớm nhận thức đƣợc rằng chính truyền thống phong phú ấy đang tiềm ẩn một sức mạnh to lớn và đã trở thành động lực mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử đã chứng minh rằng, Việt Nam tồn tại và phát triển không chỉ trải qua nhiều cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, mà còn phải tiến hành những cuộc kháng chiến giành và giữ độc lập tự do trƣớc kẻ thù xâm lƣợc. Những thách thức gắt gao đó đã “sản sinh ra một dân tộc có ý thức sâu sắc về bản sắc dân tộc mình và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm” [245; tr.11]. Dân tộc Việt Nam

vốn có một sức mạnh văn hoá tiềm tàng. Trong bài Nước An Nam dưới con mắt

người Pháp, Ngƣời đã nhắc lại lời thú nhận của một viên toàn quyền Đông Dƣơng:

Trong một bản tuyên bố, ông Bô lúc đó là toàn quyền Đông Dƣơng, nói với ngƣời An Nam nhƣ thế này: “Hỡi nhân dân An Nam! [...]. Chúng ta đã đi khắp đồng ruộng, núi đồi và ở đâu chúng ta cũng khen cho sự cần cù không mệt mỏi của các ngƣơi. Chúng ta đi qua khắp kinh kỳ, ở đâu chúng ta cũng thấy có cơ sở tổ chức đáng khen. Chúng ta đã vào nhà các ngƣơi và chúng ta cũng thấy trong gia đình trên kính dƣới nhƣờng, thờ phụng tổ tiên. Chúng ta đã đi thăm các đền chùa, đƣợc đọc những câu châm ngôn làm vẻ vang cho nhân loại [151, tr.450].

Nguyễn Ái Quốc còn trích ý kiến của ông Đờ Puvuốcvin thừa nhận rằng: Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. [...] dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong khi

những ngƣời phƣơng Tây còn ở tình trạng bán khai. Yêu mến quê hƣơng, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thƣơng yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; [...], không sợ gian khổ, hy sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh hiền, lƣu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những đặc điểm về bản tính của ngƣời An Nam hình thành từ bao thế hệ [151, tr.450-451].

Sức mạnh của lòng yêu nƣớc, ý chí độc lập và lòng khao khát khát tự do của nhân dân ta đã khiến cho kẻ thù xâm lƣợc ngoại bang nhiều phen khiếp vía kinh hồn. Từ Đồ Thƣ (đời Tần - thế kỷ II TCN), Mã Viện (đời Hán - thế kỷ I), rồi Hoàng Thao (nhà Nam Hán - thế kỷ X), Quách Quỳ (nhà Tống - thế kỷ XI), Thoát Hoan (nhà Mông - Nguyên, thế kỷ XIII), đến Liễu Thăng, Vƣơng Thông (nhà Minh - thế kỷ XV), Tôn Sĩ Nghị (nhà Mãn Thanh - thế kỷ XVIII) đều bị thất bại nhục nhã. Lịch sử dân tộc ta cũng đã ghi danh nhiều anh hùng kiệt xuất. Các thế hệ anh hùng Việt Nam, tuy sinh ra trong những hoàn cảnh nhất định, song họ nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của lịch sử là bảo vệ độc lập, phát triển đất nƣớc. Chỉ kể từ đầu công nguyên, đất nƣớc ta đã sản sinh ra nhiều anh hùng, vĩ nhân; tiêu biểu là Hai Bà Trƣng (thế kỷ I), Bà Triệu (thế kỷ II), Lý Bí (thế kỷ VI), Phùng Hƣng (thế kỷ VIII), Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền (thế kỷ X), Lý Thƣờng Kiệt (thế kỷ XI), Trần Hƣng Đạo (thế kỷ XIII), Lê Lợi, Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Nguyễn Huệ (thế kỷ XVIII),... Tự hào về truyền thống đó, Nguyễ Ái Quốc viết: “Giở sử đất nƣớc ra mà xem, mi sẽ thấy tổ tiên đã treo bao tấm gƣơng đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn [...]. Năm 1407, Tàu (phong kiến) đánh nhau với ta; nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông sức mạnh, nƣớc Nam đã thắng” [151, tr.97- 98]. Nghiên cứu về lịch sử dân tộc, Ngƣời viết:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc [...]. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà

Trƣng, Bà Triệu, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,v.v.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng [157, tr.38].

Theo Ngƣời, lòng yêu nƣớc là một động lực vĩ đại là vậy, song không phải chỉ trân trọng, kế thừa truyền thống yêu nƣớc là đủ, mà còn phải biết phát huy nó trong cuộc sống, bởi “Tinh thần yêu nƣớc cũng nhƣ các thứ của quý có khi đƣợc trƣng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhƣng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rƣơng, trong hòm” [157; tr.38]; do vậy, bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đƣợc đƣa ra trƣng bày, nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nƣớc của tất cả mọi ngƣời đều đƣợc thực hành vào công việc yêu nƣớc, công việc kháng chiến.

Truyền thống quê hƣơng xứ Nghệ giữ vai trò quan trọng. Xứ sở này là nơi hội tụ của trung tâm Bắc Trung Bộ, là mảnh đất có truyền thống văn hoá và lịch sử lâu đời, nơi mà “Núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tƣợng tƣơi sáng, [...] ngƣời thì thuần hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thứ quý [...] đƣợc khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền [...] thực là nơi hiểm yếu, nhƣ thành đồng ao nóng của nƣớc và là then khoá của các triều đại” [34, tr.55].

Điều quan trọng, đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống áp bức và chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh liên tục, kiên trì và bền bỉ trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển đã hun đúc nên ở con ngƣời xứ Nghệ truyền thống đoàn kết, ý chí bất khuất, tinh thần tự lực và bản lĩnh kiên cƣờng. Đó cũng là quê hƣơng của nhiều anh hùng nổi tiếng từ cổ chí kim; nơi hội tụ nhiều nhân tài, chí sĩ yêu nƣớc. Ngay mảnh đất Kim Liên cũng đã thấm máu anh hùng của bao liệt sỹ và nhiều ngƣời con ƣu tú khác của dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh đƣợc sinh ra trong truyền thống quê hƣơng, dân tộc và chính sức mạnh của truyền thống văn hoá Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là chủ nghĩa yêu nƣớc - chủ lƣu chảy suốt trƣờng kỳ lịch sử, động lực chính cho sự trƣờng tồn và phát triển của dân tộc - đã thôi thúc Ngƣời ra đi tìm con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân,

đã chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Ngƣời trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng gian khổ. Đó cũng chính là cơ sở đƣa Ngƣời tìm tòi, học hỏi các tƣ tƣởng cách mạng, tiến bộ ở phƣơng Đông, phƣơng Tây.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng chính yếu tố thời đại đã đóng vai trò

quyết định nhất giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đƣờng giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tƣ bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc. Các nƣớc đế quốc đua nhau đi xâm lƣợc các dân tộc nhƣợc tiểu, biến hàng loạt các nƣớc ở châu Á, châu Âu và khu vực Mỹ Latinh thành thuộc địa của chúng. Sự áp bức, bóc lột của các nƣớc đế quốc thực dân làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chúng phát triển ngày càng sâu sắc. Trong bối cảnh đó, Lênin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác, tiến hành cách mạng vô sản

Nga thành công, “đi từ giải phóng giai cấp, đến giải phóng dân tộc, giải phóng

nhân loại” [82, tr.78].

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mƣời Nga đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc, phá tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng. Giống “nhƣ ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc cách mạng tháng Mƣời đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài ngƣời”[161, tr.159], mở ra trƣớc mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc.

Để chuẩn bị cho Đại hội II của Quốc tế Cộng sản, Lênin viết Sơ thảo lần thứ

nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tháng 7-1920, giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)