Từ phê phán chủ nghĩa thực dân đến lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 115 - 120)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

5.1.1. Từ phê phán chủ nghĩa thực dân đến lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản

phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản

5.1.1.1. Phê phán chủ nghĩa thực dân một cách toàn diện

Sinh thời, Mác và Ăngghen đã từng viết đến các vấn đề thuộc địa, bị áp bức và về triển vọng của sự nghiệp giải phóng các thuộc địa. Song, phạm vi đề cập của các ông mới chỉ dừng lại ở các nƣớc châu Âu. Phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen, Lênin phân tích những đặc điểm của chủ nghĩa thực dân, đƣa vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân lên tầm chiến lƣợc quốc tế. Song, do hạn chế lịch sử, Lênin cũng chƣa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề này trên quy mô quốc tế.

Ở Việt Nam, ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc và đặt ách thống trị, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi. Nhƣng cũng giống nhƣ nhân dân ta và các sĩ phu yêu nƣớc thời đó, Nguyễn Ái Quốc lúc đầu chƣa ý thức rõ ràng chủ nghĩa thực dân là gì mà chỉ chống thực dân Pháp vì chúng đã trực tiếp đàn áp tàn bạo và gây nhiều tội ác với nhân dân ta. Nhờ hoạt động thực tiễn, Ngƣời thấy rõ hơn bản chất của bọn thực dân Pháp - kẻ thù của nhiều dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp bức nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, liên tục trong nhiều năm, Ngƣời tập trung sức lực, trí tuệ của mình vào việc vạch trần bản chất xấu xa và tố cáo tội ác man rợ của chủ nghĩa thực dân nói chung, thực dân dân Pháp nói riêng.

Nguyễn Ái Quốc lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp vì lợi ích của nó, nó đã dùng lƣỡi lê để chinh phục Đông Dƣơng và trong suốt nửa thế kỷ qua, nhân dân Đông Dƣơng bị áp bức và bóc lột một cách thê thảm. Không chỉ vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với các nƣớc thuộc địa, đối với Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc còn hƣớng ngòi bút của mình để lột tả những hành động tàn bạo của chủ nghĩa thực dân

đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới; tố cáo từ việc đế quốc Đức, Nhật trong âm mƣu thôn tính, nô dịch Trung Quốc, Triều Tiên, rồi tệ phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đến chính sách đối với thuộc địa của thực dân Anh.

Qua các tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc vạch trần chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam; đồng thời, chỉ rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân các nƣớc thuộc địa khác trên thế giới. Theo Ngƣời, tội ác của thực dân Pháp nói riêng, chủ nghĩa đế quốc thực dân nói chung là vô cùng tàn bạo và man rợ, dù nhƣ Ngƣời nói: “Tất cả những điều mà ngƣời ta đã có thể nói ra vẫn còn ở dƣới mức sự thật. Chƣa có bao giờ, ở một nƣớc nào mà ngƣời ta lại vi phạm mọi quyền làm ngƣời một cách dã man, độc ác, trắng trợn đến thế” [152, tr.121]. Ngƣời chỉ rõ chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc Đông Dƣơng mà còn là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, bản chất của chủ nghĩa thực dân là phản động. Ngƣời khái quát tình cảnh của nhân dân các thuộc địa, và nỗi thống khổ của nhân dân lao động ở các nƣớc chính quốc, chỉ ra rằng, nhân dân các thuộc địa của đế quốc Pháp cũng nhƣ nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác đều có chung một cảnh ngộ - bị đọa đày trong cảnh tối tăm, tủi nhục; cả giai cấp vô sản và nhân dân lao động không chỉ ở thuộc địa mà cả ở chính quốc đều có chung sự áp bức là ách đế quốc, thực dân. Từ sự phê phán chế độ thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nƣớc, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa để họ cùng đứng lên đem sức mình để giải phóng dân tộc, phá bỏ xiềng xích nô lệ giành độc lập, tự do.

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là sự trải nghiệm thực tiễn quý báu qua nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nƣớc đế quốc, thuộc địa, phụ thuộc, đã trình bày sinh động về chủ nghĩa thực dân với những việc xảy ra hằng ngày ở khắp các thuộc địa. Ngƣời đã tố cáo chủ nghĩa thực dân một cách sinh động, có hệ thống, làm rõ ý đồ, chính sách, bản chất của chúng. Ngƣời đã vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân nói chung và thực dân Pháp nói riêng một cách toàn diện. Cùng với việc giết ngƣời bằng súng đạn, cƣớp bóc thành quả lao động của

ngƣời dân thuộc địa, bọn thực dân còn giết dần giết mòn nòi giống dân thuộc địa bằng rƣợu cồn và thuốc phiện, cùng hàng loạt các thủ đoạn bóc lột tinh vi khác.

Với những bằng chứng cụ thể hơn bất cứ một tài liệu nào trƣớc đây, sự phân tích và tố cáo tội ác tội ác của chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Ái Quốc đã “vƣợt hẳn tất cả những gì mà những nhà lý luận mácxít đề cập đến” [230, tr.58]. Với địa vị là một ngƣời dân mất nƣớc, một ngƣời cộng sản thuộc địa, qua khảo sát thực tiễn kết hợp với nghiên cứu sách báo, Ngƣời đã phê phán thực dân Pháp một cách toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, tâm lý... Trên mỗi phƣơng diện, Ngƣời đều đƣa ra những bằng chứng xác thực, cụ thể, sinh động, phong phú về sự áp bức và tàn bạo của thực dân Pháp nhằm tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng. Từ việc vạch trần bản chất phản động của chúng, Ngƣời kết tội thực dân Pháp, khẳng định chính thực dân Pháp là kẻ gây ra mọi sự khổ đau trên đất nƣớc ta; đồng thời vạch rõ con đƣờng sống của nhân dân Việt Nam là phải vùng lên chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Cùng với việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và các thuộc địa khác, Nguyễn Ái Quốc còn tố cáo và kết tội cả chế độ thực dân trên toàn thế giới. Điều quan trọng là Ngƣời đã vạch rõ những thủ đoạn tinh vi của bọn thực dân trong việc nô dịch các dân tộc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động ở chính quốc và Ngƣời chỉ rõ ràng rằng, chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù riêng của một nƣớc thuộc địa nào mà chúng là kẻ thù chung của tất cả các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động ở chính quốc; do đó, muốn lật đổ chủ nghĩa đế quốc thực dân, phải có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu giữ các dân tộc thuộc địa với nhau, giữa nhân dân lao động ở chính quốc với nhân dân các dân tộc thuộc địa. Không dừng lại ở đó, Ngƣời còn vạch ra con đƣờng để xoá bỏ chế độ thực dân, đó là con đƣờng cách mạng vô sản.

Vậy là, từ chỗ lên án chủ nghĩa thực dân một cách toàn diện, vạch rõ bản chất phản động của chúng đến kêu gọi sự đoàn kết các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, Nguyễn Ái Quốc đã có cống hiến lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc.

5.1.1.2. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc thuộc địa trên cơ sở thực tiễn

Sinh thời, Mác đã từng chỉ rõ rằng trong một dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ đƣợc thực hiện theo mức độ mà cách mạng là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy. Theo Mác, tƣ tƣởng có sức biến thành hiện thực vẫn chƣa đủ, bản thân hiện thực cũng phải cố sức hƣớng tới tƣ tƣởng. Từ những thế kỷ trƣớc, khi khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến mối quan hệ giữa giải phóng giai cấp vô sản với giải phóng dân tộc. Sống và hoạt động trong thời đại chủ nghĩa tƣ bản đang lên, mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản. Do đó, Mác và Ăng-ghen đặt vấn đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp. Quan điểm này thể hiện

rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:

Giai cấp vô sản mỗi nƣớc trƣớc hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vƣơn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa nhƣ giai cấp tƣ sản hiểu [...] Hãy xoá bỏ tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [18; tr.623-624].

Ăng-ghen sau này có viết: “Chừng nào chƣa có độc lập dân tộc, thì về mặt lịch sử một dân tộc lớn thậm chí không thể bàn luận tƣơng đối nghiêm túc bất kỳ vấn đề nội bộ nào” [23, tr.349]. Lênin sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, việc xâm chiếm thuộc địa khắp nơi của các nƣớc đế quốc chủ nghĩa làm cho vấn đề thuộc địa mang tính quốc tế. Vì vậy, Lênin đã nêu vấn đề dân tộc thành vấn đề có tính quốc tế và ra sức ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc; song, do hạn chế của điều kiện lịch sử nên Lênin cũng chƣa có dịp đề cập sâu đến mối quan hệ dân tộc - giai cấp ở thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc là một ngƣời đã sớm vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh một nƣớc thuộc địa. Ngƣời nhấn mạnh ƣu điểm nổi bật của học thuyết Mác là phƣơng pháp làm việc biện chứng. Ngƣời quán triệt quan

điểm, lập trƣờng, phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tổng kết kinh nghiệm, phân tích một cách đúng đắn đặc điểm đất nƣớc để đề ra đƣờng lối cách mạng đúng đắn.

Là ngƣời rất am hiểu thuộc địa nên từ rất sớm, Ngƣời đã tích cực đấu tranh cho thuộc địa, đồng thời ra sức chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã viết: “vấn đề dân tộc, nhƣ Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản” [151, tr.299]; chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng đƣợc dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới. Điều đó có nghĩa là vấn đề giải phóng giai cấp vô sản gắn liền với vấn đề giải phóng dân tộc, hai vấn đề đó có quan hệ với nhau. Từ quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lênin, trên cơ sở thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ dân tộc - giai cấp trong điều kiện một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến. Theo Ngƣời, ở các nƣớc thuộc địa, mâu thuẫn giữa bọn đế quốc thực dân xâm lƣợc và nhân dân các nƣớc bị xâm lƣợc là mâu thuẫn chủ yếu, do vậy, giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa là nhiệm vụ hàng đầu của các cuộc cách mạng ở thuộc địa. Đến Cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng, chủ trƣơng giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp đã đƣợc thể hiện một cách sinh động.

Nhìn lại lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chúng ta thấy rằng, nhìn chung, trong mối quan hệ dân tộc - giai cấp, vấn đề giải phóng giai cấp vô sản đƣợc các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chú ý nhiều hơn vì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tƣ bản là mâu thuẫn giai cấp; song, đối với các dân tộc thuộc địa, vấn đề dân tộc (giải phóng dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân) lại nổi lên hàng đầu, đặc điểm này cũng đã từng đƣợc Quốc tế Cộng sản

đề cập đến. Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc

địa của Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ: ở các nƣớc thuộc địa,

cách mạng dân chủ tƣ sản khác hẳn với cách mạng dân chủ tƣ sản ở nƣớc độc lập,

đế quốc. Yếu tố dân tộc có ảnh hƣởng rất lớn đối với quá trình cách mạng của tất cả các nƣớc thuộc địa và nửa thuộc địa, là nơi sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc đã thể hiện một cách hết sức trắng trợn, làm cho quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ. Một mặt, sự áp bức dân tộc đẩy nhanh khủng hoảng cách mạng chín muồi và làm tăng thêm sự bất mãn của quần chúng công nông, do đó tạo điều kiện thuận lợi để động viên họ và làm cho những cuộc bùng nổ cách mạng trở thành một phong trào quần chúng, một cuộc cách mạng thật sự. Mặt khác, yếu tố dân tộc chẳng những có thể ảnh hƣởng đến phong trào giai cấp công nông, mà trong quá trình cách mạng nó còn có thể làm thay đổi lập trƣờng của tất cả các giai cấp khác. Điều hết sức quan trọng là “phải tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể mà nghiên cứu cẩn thận ảnh hƣởng đặc biệt của yếu tố dân tộc, là yếu tố quyết định phần lớn tính chất độc đáo của cách mạng thuộc địa; phải hết sức chú ý tới điểm ấy trong sách lƣợc của đảng cộng sản” [70, tr.61-62].

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, “Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong cách mạng tƣ sản dân quyền nƣớc ta là một chiến lƣợc đúng đắn của Hồ Chí Minh” [97, tr.60].

Vậy là, từ hoạt động thực tiễn, Ngƣời đã khám phá ra quy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong điều kiện cụ thể của các quốc gia và thời đại mới để khái quát thành lý luận, đồng thời đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và qua kiểm nghiệm của thực tiễn để hoàn thiện, làm cho lý luận ngày càng có tính khoa và cách mạng. Rõ ràng, không chỉ tìm thấy chân lý đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc ta, mà hơn thế nữa, Nguyễn Ái Quốc còn vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng thời đại theo mức độ mà cách mạng là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ta. Có thể nói, giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm thực tiễn là một luận chứng quan trọng của Ngƣời dẫn đến thành công về con đƣờng cách mạng giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)