Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 111 - 115)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

4.2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam

cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau: Cách mạng Tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ thắng lợi, v.v. và ngày nay nƣớc ta đang đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nƣớc.

4.2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam phát triển dân tộc Việt Nam

Thật vậy, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội nƣớc ta đã có những biến đổi to lớn: từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa. Trong xã hội đó, nhân dân ta phải sống đói nghèo và tủi nhục. Đói nghèo vì bị áp bức bởi giai cấp, tủi nhục vì mất nƣớc phải làm nô lệ. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân Pháp là chủ yếu. Mâu thuẫn đó quy định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Lực lƣợng để thực hiện những nhiệm vụ nói trên là nhân dân, trong đó công nhân và nông dân là lực lƣợng chính (động lực chính). Giai cấp công nhân là lực lƣợng tiên tiến, giai cấp nông dân là lực lƣợng to lớn của cách mạng... Đó là tình hình xã hội nƣớc ta dƣới thời Pháp thuộc, cũng là yêu cầu của cách mạng Việt Nam, là quy luật vận động của xã hội nƣớc ta đầu thế kỷ XX trở đi. Là quy luật vận động khách quan của xã hội, vì thế, trong lịch sử cận hiện đại nƣớc ta, giai cấp nào, đảng phái nào, lãnh tụ nào đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan nói trên thì thành công, ngƣợc lại không đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của lịch sử thì sẽ bị thất bại, sẽ không có thành công.

Thực tế cho thấy, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt đi đày ở châu Phi, các phong trào yêu nƣớc kế tiếp cũng đều không có một phong trào nào đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của lịch sử. Và cho đến đầu thế kỷ XX, nƣớc ta vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc. Nhƣng cũng vẫn vào những năm 20 của thế kỷ trƣớc, hệ thống quan điểm giải phóng và phát triển dân tộc theo khuynh hƣớng cách

mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc - mà đã trình bày ở trên, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam, phản ánh đƣợc thực tiễn của lịch sử đất nƣớc, giải quyết đƣợc cuộc khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc, thiếu tổ chức cách mạng, thiếu phƣơng pháp vận động cách mạng, đƣa tới những biến chuyển lớn trong xã hội chính trị nƣớc ta mà biểu hiện tập trung nhất là đảng kiểu mới ở nƣớc ta ra đời để rồi dẫn đến mƣời lăm năm sau, cách mạng thành công, giải phóng đƣợc dân tộc thoát khỏi gông cùm nô lệ thực dân suốt hơn tám mƣơi năm.

Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 trƣớc hết đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc Việt Nam, bởi nhƣ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, trong những năm 20 của thế kỷ XX, trƣớc hết hết phải có đảng cách mạng để vận động và tổ chức quần chúng trong nƣớc, cũng nhƣ liên lạc với lực lƣợng cách mạng quốc tế trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt cuộc khủng hoảng về tổ chức, lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc dân tộc giao phó trọng trách đƣa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, phát triển phù hợp với xu thế thời đại.

Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc hồi đầu thế kỷ XX phù hợp với nội dung và xu thế phát triển của thời đại. Ngƣời đã đƣa cách mạng Việt Nam vào đúng quỹ đạo của cách mạng thế giới hiện đại. Chúng ta biết rằng, cuộc Cách mạng Tháng Mƣời ở nƣớc Nga năm 1917 và chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1918 đã đánh dấu một mốc lịch sử loài ngƣời: thời đại mới của nhân loại, kỷ nguyên mới của lịch sử thế giới bắt đầu. Đây là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản sang chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, thời đại của những cuộc cách mạng xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Trong thời đại này, giai cấp công nhân hiện đại là nhân vật trung tâm của thời đại, nhân dân các dân tộc trên hành tinh thức tỉnh, trong đó, những ngƣời dân mất nƣớc đang phải làm nô lệ trong đêm dài của chế độ thực dân bắt đầu hát vang bài ca Tháng Mƣời.

Có thể thấy, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam do Ngƣời sáng lập ra đời, thì tất cả các vấn đề thuộc về chiến lƣợc cách mạng, sách lƣợc cách mạng, hình thức đấu tranh, khẩu hiệu đấu tranh của cách mạng Việt Nam đều có in dấu nội dung thời đại mới. Đây là hiện tƣợng lịch sử độc đáo của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Ngay khi vừa mới ra đời, Đảng ta liền giƣơng cao ngọn cờ cách mạng, lãnh đạo nhân dân ta vững bƣớc tiến lên đấu tranh chống đế quốc thực dân Pháp và tay sai phản động mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ - Tĩnh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chống đế quốc, thực dân, một phong trào cách mạng triệt để có tính chất quần chúng rộng rãi trong đó công - nông dân là hai động lực chính cùng chung một mặt trận đấu tranh vì độc lập tự do. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn, làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ. Qua đấu tranh cách mạng, uy tín của Đảng ngày càng đƣợc củng cố tăng cƣờng, ý thức “dân tộc phản đế trong nhân dân rất mạnh” [57, tr.229]. Ở nông thôn Nghệ Tĩnh thì địa chủ, phú nông, một số quan lại nhỏ đã phân hóa và phần lớn đã nghiêng về cách mạng. Họ tỏ ra quý trọng và khâm phục Đảng Cộng sản và phong trào công - nông. Các tầng lớp trí thức và một số sỹ phu, một số trung tiểu địa chủ lại có xu hƣớng cách mạng rõ ràng. Qua khủng bố trắng dữ dội của thực dân Pháp, họ “vẫn cố gắng bám lấy cách mạng và âm thầm ủng hộ cách mạng nhất là tiểu địa chủ và phú nông, trung nông hạng trên. Một số nhà nho bần hàn cũng có cảm tình với cách mạng. [...] Giai cấp tƣ sản nhỏ [...] đều có ý thức xu hƣớng cách mạng” [57, tr.229-230]. Đây rõ ràng là một hiện tƣợng lịch sử hiếm có trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hiện tƣợng lịch sử này của cách mạng Việt Nam diễn ra năm 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản mới ra đời

không phải là ngẫu nhiên bột phát nhất thời mà là một tất yếu khách quan, kết quả của một quá trình đấu tranh dân tộc, một sự lựa chọn lịch sử của quần chúng. Chính điều này đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng đƣợc vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, với cƣơng lĩnh cách mạng đúng đắn, sáng tạo xứng đáng là tổ chức đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc [97, tr.53].

Tiểu kết chương 4

Cho đến cuối năm 1929, dƣới ánh sáng lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào dân tộc Việt Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc. Tiêu biểu cho sự phát triển đó là sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nƣớc ta là Đông Dƣơng Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dƣơng Cộng sản liên đoàn. Trƣớc yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc vì độc lập tự do, phù hợp với xu thế phát triển của phong trào cách mạng thế giới lúc đó, Nguyễn Ái Quốc với tinh thần chủ động, nhạy bén, kịp thời đã xuất hiện đúng lúc để làm nhiệm vụ lịch sử thống nhất các tổ chức cộng sản nƣớc ta, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng có sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam.

Tại Hội nghị hợp nhất, Đảng ta đã thông qua Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Dẫu còn vắn tắt song Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh đƣợc những nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là một cƣơng lĩnh sáng tạo do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Cƣơng lĩnh đã kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm dân tộc và quan điểm giai cấp trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, chứ không phải chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu. Cƣơng lĩnh đã hiện thực hóa lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nƣớc ta tiến lên trong cuộc phản đế, phản phong, giành độc lập tự do.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 với Cƣơng lĩnh đúng đắn sáng tạo đã thực sự tạo ra bƣớc ngoặt vĩ đại trong phong trào cách mạng nƣớc ta theo con đƣờng cách mạng vô sản.

Nhƣ vậy, qua nội dung nghiên cứu chƣơng 4 đã làm rõ những vấn đề nhƣ: hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung và những điểm sáng tạo trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; bƣớc ngoặt lịch sử của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)