- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
2.1.2. Tình hình Việt Nam
Việt Nam là nƣớc có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là chiếc cầu nối giữa châu Á và Thái Bình Dƣơng, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của các luồng đƣờng, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc; lại là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào.
Đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong. Biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự chia rẽ nội bộ sâu sắc, là sự bột phát mãnh liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nƣớc…
Sau một thời gian dài nhòm ngó và chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng sớm ngày 1-9-1858, chiến hạm của thực dân Pháp đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam. Trƣớc hành động trắng trợn của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến cầm quyền lúc đó có trách nhiệm phải lãnh đạo nhân dân cả nƣớc tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc; song, do đang khủng hoảng và suy vong, không còn đủ năng lực và uy tín nên triều đình Huế không huy động đƣợc sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để chống thực dân Pháp.
Mặc dù vậy, nhân dân cả nƣớc đã sôi nổi đứng dậy dƣới ngọn cờ của các văn thân, sĩ phu yêu nƣớc chống quân xâm lƣợc ngay từ những ngày đầu chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Chính vì vậy, thực dân Pháp không thể thực hiện đƣợc chiến lƣợc đánh nhanh thắng nhanh và sau hơn một phần tƣ thế kỷ, chúng mới chiếm đƣợc nƣớc ta.
Sau khi hoàn thành việc xâm lƣợc và bình định bằng vũ lực, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nƣớc ta, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cƣớp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá của chính quốc,...
Về mặt kinh tế, sự kết hợp giữa lối cƣớp bóc của chủ nghĩa đế quốc với các hình thức bóc lột kiểu phong kiến là thủ đoạn bóc lột điển hình của chủ nghĩa thực dân đối với các thuộc địa. Mấy thập kỷ bị Pháp cai trị, Việt Nam không đƣợc phép tự do phát triển công nghiệp, công nghiệp nặng không có mà công nghiệp nhẹ cũng hết sức kém. Thực dân Pháp chỉ cho những ngành nào không cạnh tranh với công nghiệp nhẹ bên Pháp mới đƣợc phép mở ra. Bên cạnh việc chúng hết sức ngăn trở phát triển làm cho công nghiệp bản xứ không thể mở mang đƣợc, chúng còn tiến hành cƣớp đoạt ruộng đất của nông dân nƣớc ta. Ngƣời Việt Nam nói chung bị chúng áp bức; nhất là ngƣời nông dân, họ bị tƣớc đoạt hết ruộng đất và sau đó buộc phải lao động nhƣ kẻ nô lệ. Chính họ phải sống cùng khổ, trong khi bọn “đao phủ” của họ lại sống phè phỡn. Thực dân Pháp đã cƣớp đoạt ruộng đất của nông dân một cách trắng trợn và bằng nhiều thủ đoạn mới. Thực dân Pháp đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo, trở thành “gánh nặng oằn lƣng” cho các tầng lớp nhân dân lao động; thuế cứ ngày càng tăng lên và ngƣời dân, đặc biệt là nông dân cứ phải nai lƣng ra mà gánh, “kêu cũng chả ai thèm nghe!” [152, tr.82.]. Lối cai trị vô liêm sỉ của của chế độ thực dân chƣa dừng lại ở đó. Dƣới chiêu bài dân chủ, đế quốc thực dân Pháp đã cắm vào đất An Nam chế độ đáng nguyền rủa của thời trung cổ; “ngƣời nông dân An Nam bị hành hình vừa bằng lƣỡi lê của nền văn minh tƣ bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa” [152, tr.92]. Những thủ đoạn của thực dân đã làm cho nông nghệ “phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều” [153, tr.1]. Có thể nói, chính sách kinh tế của thực dân Pháp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính sách ấy đã phơi bày bản chất phản động của thực dân Pháp.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế hà khắc. Nguyễn
Ái Quốc chỉ rõ: nếu bọn thực dân Pháp rất vụng về trong việc phát triển kinh tế ở thuộc địa, thì về mặt chính trị, “họ lại là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và trong việc chế tạo ra cái lòng trung thành bắt buộc” [151, tr.81]. Chúng thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc; đặc biệt là chính sách độc tài khủng bố của đế quốc Pháp làm cho nhân dân thuộc địa không có một mảnh đất tự do, dân chủ
nào dù đơn giản nhất. Dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, ngƣời Đông Dƣơng nói chung, ngƣời Việt Nam nói riêng đƣợc cai trị không phải bằng pháp luật mà bằng sắc lệnh của Toàn quyền, quyết định của Thống đốc, Khâm sứ,.... Thực dân Pháp duy trì, sử dụng bộ máy nhà nƣớc phong kiến Nam triều để đàn áp dân ta theo kiểu trung cổ, nhƣng mọi quyền hành đều nằm trong tay các quan ngƣời Pháp. Chúng đã không từ một thủ đoạn khủng bố nào (tù đày, máy chém, ném bom, ...) để đàn áp những ngƣời yêu nƣớc và các phong trào chống chủ nghĩa thực dân. Các lần Pháp hứa hẹn dân chủ hay tự trị là những lần nƣớc Pháp lâm nguy, cần đến xƣơng máu thuộc địa, nhƣng khi cơn nguy đã qua thì nó trở lại chính sách độc tài khủng bố nhƣ cũ hoặc nặng nề hơn. Chính quyền thực dân đã bắt hàng chục vạn ngƣời Việt Nam phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ để “vƣợt đại dƣơng, đi phơi thây trên các bãi chiến trƣờng châu Âu [...] để lấy máu mình tƣới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xƣơng mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế” [152, tr.25-26]. Chủ nghĩa đế quốc Pháp “quả là không hề ngần ngại nhúng tay vào những tội ác bỉ ổi nhất” [151, tr.272]. Để truyền bá văn minh Pháp, bảo vệ danh dự lá quốc kỳ Pháp ở các thuộc địa xa xôi, chúng đã dùng những đội quân gồm toàn những tên lƣu manh, những bọn lƣời biếng, những tên lọt lƣới pháp luật, những tên giết ngƣời, nói tóm lại, gồm các tinh hoa của những cặn bã, lƣợm lặt ở tất cả các nƣớc châu Âu; đến nƣớc đã bị xâm chiếm hay sắp bị xâm chiếm cũng vậy, chúng thả những tên sát nhân này vào trong đám dân chúng thiếu tự vệ; và để kích thích bọn này, chúng đã buông lỏng cho bọn côn đồ tha hồ hoành hành theo thú tính tàn bạo của chúng.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, Nguyễn Ái Quốc đã bóc trần bộ mặt thật của bọn thực dân xâm lƣợc - những kẻ mà chính quốc thải ra lại tìm đƣợc thiên đƣờng của chúng ở trần gian là các dân tộc thuộc địa. Chúng coi tính mạng ngƣời dân thuộc địa không đáng một đồng trinh. Những tội ác tày trời của thực dân Pháp gây ra đối với ngƣời dân nƣớc ta là “không có giới hạn nào cả. Cái tinh vi của một nền văn minh khát máu cho phép chúng tƣởng tƣợng đƣợc đến đâu thì chúng cứ thực hiện tính tàn ác lạnh lùng của chúng đến đó” [152, tr.120].
Cùng với bóc lột nặng nề về kinh tế, chuyên chế và tàn bạo về chính trị, thực
dân Pháp còn thi hành chính sách nô dịch về văn hoá của chúng đối với Việt Nam.
Để có thể đánh lừa dƣ luận Pháp và bóc lột nhân dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rƣợu và thuốc phiện mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để. Làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa ƣa dùng nhất. Thực dân Pháp xây dựng nhà tù nhiều hơn trƣờng học; chúng đầu độc dân ta “bằng rƣợu cồn và thuốc phiện”, kìm kẹp dân ta “trong ngu dốt” [151, tr.46]. Nguyễn Ái Quốc đã đƣa ra các số liệu cụ thể để minh chứng cho sự độc ác của thực dân Pháp: ở Việt Nam thuộc Pháp “có một nghìn năm trăm ty rƣợu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mƣời trƣờng học cũng cho bấy nhiêu làng [...] ngƣời ta đã cho 12 triệu ngƣời bản xứ - kể cả đàn bà và trẻ con - nốc 23 đến 24 triệu lít rƣợu mỗi năm” [151, tr.38]. Dƣới ách áp bức, thống trị của thực dân Pháp, ngƣời Việt Nam không có một phƣơng tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm. Việc có những báo hoặc tạp chí mang tƣ tƣởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Ở thuộc địa Việt Nam, bọn thực dân dùng “Rƣợu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [151, tr.39-40]. Rõ ràng, nền văn minh của thực dân đã dùng ngọn đuốc cổ truyền thủ tiêu đến chút tự do cuối cùng của ngƣời bản xứ; chúng đã làm cho ngƣời bản xứ phải đần độn và câm, chúng vẫn chƣa vừa lòng; chúng còn muốn họ phải điếc nữa; chúng bịt tai họ, không cho họ nghe những biến cố bên ngoài.
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động sâu sắc đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế nƣớc ta vốn đã lạc hậu, trì trệ, ngày càng trở nên què quặt, lệ thuộc vào kinh tế chính quốc. Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc, từ một xã hội phong kiến đơn thuần đã trở thành một xã hội thuộc địa, với sự xuất hiện của các tầng lớp và giai cấp mới. Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa ngày càng diễn ra gay gắt với hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và
mâu thuẫn cấp. Trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp là chủ yếu bởi vì đó là mâu thuẫn chi phối. Trong xã hội Việt Nam lúc đó, thực dân Pháp nắm chính quyền và quân đội trong tay, mọi quyền hành đều nằm trong tay ngƣời Pháp, còn địa chủ phong kiến chẳng qua chỉ là bè lũ tay sai, là công cụ của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Kể từ khi bị thực dân Pháp xâm lƣợc, nhiều ngƣời con ƣu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngƣời trƣớc ngã xuống, ngƣời sau tiếp tục vùng dậy chống kẻ thù ngoại bang hung bạo. Cuộc kháng Pháp quyết liệt lần lƣợt nổ ra khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, ở cả các địa bàn thành thị, nông thôn, rừng núi với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Song, do hạn chế về nhiều mặt nên các phong trào dân tộc chống Pháp của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Sự thất bại của các phong trào đó bộc lộ tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đƣờng lối đánh Pháp cứu nƣớc. Những sĩ phu yêu nƣớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX đều bị điều kiện giai cấp và thời đại hạn chế, nên trong khi dựng cờ cứu nƣớc họ vẫn phải mang ngọn cờ tƣ tƣởng phong kiến đã lỗi thời, không còn đủ khả năng giúp dân ta thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ; họ đã không tập hợp đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân vì giai cấp địa chủ phong kiến đã thối nát, phần lớn đã đầu hàng thực dân, lại áp bức và bóc lột nhân dân một cách nặng nề. Vì vậy, chỉ sau một thời kỳ phát triển ban đầu, phong trào đã dần trở nên rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng tan rã. Các phong trào đó không có điều kiện phát triển thành một cuộc kháng chiến rộng lớn, không đủ sức để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.
Không chủ trƣơng tiến hành các cuộc kháng chiến quyết tử với thực dân Pháp, vào cuối thế kỷ XIX, nhiều sĩ phu, chí sĩ tân học đã đề xƣớng những phƣơng sách mới để cứu nƣớc. Đó là các chủ trƣơng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ; hay dự định cầu viện của Bùi Viện. Tuy nhiên, dự định cầu viện hay những ý tƣởng cải cách này hoặc không có khả năng thực thi, hoặc bị triều đình nhà Nguyễn bảo thủ bác bỏ.
Những biến đổi bên trong của Việt Nam về kinh tế và xã hội do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa đã tạo cơ sở vật chất cho sự tiếp thu những luồng tƣ tƣởng mới của các cuộc cách mạng từ ngoài vào, đặc biệt là của cách mạng tƣ sản Pháp (1789), của phong trào Duy Tân ở Nhật Bản (1868), của cuộc vận động Duy Tân (1898) và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, ... Nhờ đó, phong trào đấu tranh dân tộc ở nƣớc ta lại tiếp tục sôi động. Một tầng lớp chí sĩ yêu nƣớc và cách mạng mới lại cùng nhân dân đứng dậy đấu tranh. Tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905 - 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc Vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung Kỳ (1908); tiếp đến là sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, phong trào yêu nƣớc của các tầng lớp tiểu tƣ sản thành thị, ... Mặc dù phong trào dân tộc theo khuynh hƣớng cách mạng tƣ sản diễn ra hết sức sôi nổi nhƣ vậy nhƣng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại là do điều kiện lịch sử hạn chế, phƣơng pháp đấu tranh vẫn chƣa vƣợt ra khỏi tầm nhìn của ý thức hệ phong kiến hoặc tƣ sản; lãnh đạo các phong trào đều chƣa nhận rõ đƣợc bản chất kẻ thù, chƣa nhận rõ đƣợc nhiệm vụ cơ bản, lực lƣợng cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đồng bào miền núi. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra rộng khắp từ đồng bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi. Trong hàng loạt cuộc nổi dậy đó, phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất từ cuối thế kỷ XIX sang hơn mƣời năm đầu thế kỷ XX. Thủ lĩnh tối cao của phong trào tuy đã nhận rõ kẻ thù và trực tiếp đấu tranh chống thực dân Pháp nhƣng chủ trƣơng “thủ hiểm” lấy Yên Thế làm căn cứ địa, chờ thời cuộc thuận lợi hơn mà đánh đuổi chúng bằng quân sự, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân Yên Thế bị thực dân Pháp đàn áp.
Nhƣ vậy, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trên thế giới, chủ nghĩa tƣ bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; hệ thống thuộc địa của chúng ngày càng mở rộng. Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến nƣớc ta trì trệ, suy tàn, không chống nổi sự xâm lƣợc của chủ nghĩa thực dân Pháp. Việt Nam từ
một quốc gia phong kiến độc lập trở thành thuộc địa và bị xóa tên trên bản đồ chính trị thế giới. Sau khi về cơ bản bình định đƣợc nƣớc ta, thực dân Pháp bắt tay vào tổ chức bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô ngày càng lớn. Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nƣớc đã đứng lên chiến đấu giành lại độc lập, tự do nhƣng đều thất bại, nhiều cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu. Các phong trào yêu nƣớc tuy phát triển mạnh mẽ, song vẫn chƣa thoát khỏi sự khủng hoảng, bế tắc về đƣờng lối đúng đắn để cứu nƣớc. Đám mây đen của chủ nghĩa đế quốc vẫn đang bao phủ bầu trời Việt Nam. Cách mạng nƣớc ta lúc bấy giờ ở trong tình trạng đen tối tƣởng nhƣ “không có đƣờng ra” [162, tr.401]. Vấn đề khủng hoảng đƣờng lối để cứu nƣớc là vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam lúc đó. Chính vì vậy, việc xác định con đƣờng cách mạng đúng đắn để đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp giành độc