Chủ động, quyết định trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 135 - 140)

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

5.2.1. Chủ động, quyết định trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

5.2.1.1. Quyết định trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở sự sàng lọc và chọn lựa của lịch sử dân tộc. Nghiên cứu quá trình hình thành của Đảng, chúng ta thấy Nguyễn Ái có vai trò quyết định đối với sự ra đời của Đảng. Nguyễn Ái Quốc là ngƣời đã tìm ra con đƣờng giải phóng dân tộc đúng đắn, cũng là ngƣời xây dựng hệ thống lý luận cách mạng sáng tạo cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Ngƣời tổ chức và truyền bá lý luận giải phóng cho phong trào dân

tộc Việt Nam và chính Ngƣời đã triệu tập, chủ trì và thống nhất thành công các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

Thật vậy, trong những năm 1911-1920, Nguyễn Ái Quốc là người quyết định

trong việc lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, giải phóng dân tộc Việt Nam.

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phong trào dân tộc Việt Nam đứng trƣớc một cuộc khủng hoảng sâu sắc về con đƣờng cách mạng giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam đang chìm trong bóng đêm nô lệ. Trong hoàn cảnh đó, với tinh thần yêu nƣớc và nhiệt huyết cách mạng, năm 1911, Ngƣời đã chủ động đi ra nƣớc ngoài để tìm một phƣơng cách giải phóng dân tộc giành độc lập tự do. Đến năm 1920, bằng sự mẫn cảm chính trị của mình, Ngƣời đã xác định và quyết tâm đƣa cách mạng nƣớc ta đi theo con đƣờng cách mạng vô sản. Có thể nói, cho đến năm 1920, có khá nhiều đảng viên Đảng Xã hội Pháp là ngƣời Việt Nam và trong số đó chắc

không ít ngƣời đã đọc đƣợc Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề

thuộc địa và hiểu đƣợc Luận cƣơng. Tuy nhiên, chỉ có Nguyễn Ái Quốc, với khát

khao cháy bỏng nung nấu trong suốt một thập kỷ là làm thế nào để giải phóng đƣợc dân tộc Việt Nam thoát khỏi gông cùm nô lệ thực dân, mới thấy thực sự vui mừng đến xúc động phát khóc lên khi đọc đƣợc Luận cƣơng này của Lênin. Chính nhờ sự hoạt động tích cực của Ngƣời trong phong trào công nhân Pháp mà giữa nhiều ngƣời Việt Nam trong Đảng Xã hội Pháp, chỉ có Nguyễn Ái Quốc đƣợc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp năm 1920 tại Tua (Tours) - một Đại hội trọng đại trong lịch sử cách mạng Pháp. Và cũng chính tại Đại hội này, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện quyết định dứt khoát của mình đi theo con đƣờng Cách mạng của Lênin, Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những ngƣời tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Ngƣời đã mở ra con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam, đƣa cách mạng nƣớc ta đi theo con đƣờng cách mạng vô sản ngay trong lúc chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng của Cách mạng Tháng Mƣời, của Quốc tế Cộng sản còn xa lạ với nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Trong những năm từ 1921 đến trƣớc khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,

mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và truyền bá tư tưởng cách mạng đó cho phong trào dân tộc Việt Nam. Vào cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đƣờng giải phóng dân tộc thuộc địa theo chủ nghĩa Lênin. Tuy nhiên, đó là phƣơng hƣớng chung cho các dân tộc thuộc địa, trong khi đó mỗi nƣớc thuộc địa lại có những đặc điểm riêng do điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, con ngƣời với tính cách và sở trƣờng không giống nhau, hoặc do bị thực dân khác nhau thống trị. Chính vì vậy, mỗi dân tộc thuộc địa phải có con đƣờng giải phóng phù hợp với điều kiện của dân tộc mình. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Ngƣời đã hoạt động ngày càng sôi nổi, tích cực cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn để xây dựng một hệ thống lý luận cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và trực tiếp truyền bá vào phong trào dân tộc Việt Nam, làm cho phong trào yêu nƣớc nói chung và phong trào công nhân nói riêng ở nƣớc ta trƣởng thành nhanh chóng, phát triển vƣợt bậc. Lý luận giải phóng của Ngƣời đã góp phần quyết định tạo ra sự chuyển biến về chất trong phong trào dân tộc Việt Nam. Kết quả là các tổ chức cộng sản đã đƣợc thành lập trên đất nƣớc ta vào cuối năm 1929.

Đến đầu năm 1930, trƣớc yêu cầu cấp thiết của tình hình mới là phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng nƣớc ta, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời xuất hiện đúng lúc để làm nhiệm vụ lịch sử trọng đại là thống

nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Chính Ngƣời chứ không ai khác quyết định

triệu tập, chủ trì Hội nghị hợp nhất, và cũng chính là Nguyễn Ái Quốc - ngƣời có

đầy đủ quyền quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến phong trào cách mạng

Đông Dƣơng đã quyết định thống nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam

Cộng sản Đảng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, đề ra Cƣơng

lĩnh đúng đắn, sáng tạo, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam vững bƣớc tiến lên trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Từ tìm đƣờng cách mạng, xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với nhu cầu dân tộc đến sự ra đời của đảng cách mạng tiên phong, của cƣơng lĩnh cách mạng, tất cả đều in đậm dấu ấn quyết định của Nguyễn Ái Quốc. Đánh giá về cống hiến này của Nguyễn Ái Quốc, nhà sử học cộng sản Ngƣời Pháp

Charles Fourniau đã viết rằng từ ngƣời yêu nƣớc trở thành ngƣời cộng sản, rồi chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống chủ nghĩa thực dân, thành lập Đảng, quá trình này “tƣởng chừng nhƣ đơn giản và tự nhiên, thực ra đó là một chặng đƣờng chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh đƣợc sai lầm dẫn tới ngõ cụt” [249, tr.28]. Còn Giáo sƣ Trần Văn Giàu thì cho rằng: “bấy giờ không ai khác dám lãnh trách nhiệm về một việc lớn nhƣ thế, chứng tỏ quan niệm của Nguyễn về một

đảng trong nước phải có sức và có quyền độc lập quyết định công việc của mình

[...] đúng với tình hình cụ thể của xứ mình” [87, tr.161].

5.2.1.2. Chủ động sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Một trong những cống hiến sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam là Ngƣời luôn luôn chủ động, độc lập trong suy nghĩ, hành động để tìm đƣờng và tìm cách thực hiện con đƣờng giải phóng dân tộc. Sự chủ động đó trƣớc hết thể hiện ra đi nƣớc ngoài để học tập, để mang hiểu biết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giúp đồng bào trong sự nghiệp chống đế quốc, thực dân. Trong cảnh nƣớc mất nhà tan, Ngƣời đã đi sang phƣơng Tây nhƣng không phải để tìm chỗ dựa, tìm cứu cánh nhƣ các bậc tiền bối mà là để xem các nƣớc làm thế nào để về giúp đồng bào. Ngƣời còn chủ động phê phán chủ nghĩa thực dân một cách toàn diện, hệ thống; lên án mạnh mẽ, vạch mặt bản chất xấu xa tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Ngƣời chủ động kêu gọi, thức tỉnh nhân dân Việt Nam, giác ngộ họ, đƣa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập; đồng thời, Ngƣời còn chủ động tìm đồng minh và liên minh với nhân dân các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, giai cấp vô sản ở các nƣớc đế quốc, thực dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với tinh thần độc lập, tự chủ, Nguyễn Ái Quốc chủ động lựa chọn và học tập kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, tinh hoa nhân loại để xây dựng hệ thống lý luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam với điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và con ngƣời vốn có của nó. Ngƣời không sao chép máy móc, vận dụng một cách máy móc, rập khuân giáo điều, hay phủ định sạch trơn kinh nghiệm, lý luận tiền bối, mà chủ động kế thừa biện chứng những gì tốt đẹp, phù hợp với nhu cầu giải phóng và phát triển dân tộc ta, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân ta.

Chính vì vậy, lý luận giải phóng của Ngƣời tiếp thu lý luận về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của chủ nghĩa Mác - Lênin nhƣng đồng thời mang đậm dấu ấn Việt Nam. Ngƣời còn chủ động truyền bá lý luận giải phóng vào phong trào dân tộc Việt Nam, chủ động đào tạo cán bộ, thành lập tổ chức quá độ của Đảng. Và khi điều kiện chín muồi, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc “có sáng kiến đề ra và lãnh đạo công cuộc thống nhất” [59, tr.409], chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 “bằng một con đƣờng khác mà Quốc tế Cộng sản không lƣờng trƣớc” [59, tr.384] trƣớc khi Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản về việc tổ chức ở Đông Dƣơng một Đảng Cộng sản thống nhất đến nƣớc ta. Theo Hà Huy Tập, “công lao to lớn của đồng chí (Nguyễn Ái Quốc-TG) là đã tập hợp đƣợc các lực lƣợng cộng sản phân tán lại thành một khối, nhờ đó mà đã đƣa lại cho những ngƣời lao động Đông Dƣơng một đội tiền phong chiến đấu và kiên quyết cách mạng” [59, tr.409].

Ngay việc đặt tên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thể hiện sự sáng tạo của

Nguyễn Ái Quốc. Ngƣời chủ trƣơng giải quyết vấn đề Đảng trong khuôn khổ mỗi

nƣớc Đông Dƣơng. Theo Ngƣời, tuy Đông Dƣơng là thuộc địa của Pháp nhƣng Đông Dƣơng gồm có ba quốc gia dân tộc Việt - Miên - Lào sinh sống, có lịch sử lâu đời, có phong tục tập quán, nền văn hóa riêng; phong trào yêu nƣớc ở từng quốc gia dân tộc cũng khác nhau. Mặt khác, theo Ngƣời giải thích:

Cái từ Đông Dƣơng rất rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là vấn đề rất nghiêm túc, ngƣời ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm nhƣ thế là trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nƣớc ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc [35, tr.81].

Hội nghị hợp nhất đã đồng ý với giải thích của Nguyễn Ái Quốc, quyết định đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này là phù hợp với thực tế lịch sử nƣớc ta lúc đó. GS. Trần Văn Giàu đánh giá về việc đặt tên Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc là một “sáng tạo lý luận” [87, tr.163].

Sự sáng tạo của Người còn thể hiện rõ trong phương pháp hợp nhất các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 135 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)