- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
4.1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Tại Hội nghị hợp nhất đầu năm 1930, Đảng đã thông qua các văn kiện quan
trọng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đó là Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt.
Phân tích tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, Cƣơng lĩnh vạch rõ: “tƣ bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang đƣợc. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều” [59, tr.2]. Trên cơ sở đó, Cƣơng lĩnh xác định phƣơng hƣớng chiến lƣợc của cách mạng nƣớc ta là “chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền c.m (cách mạng - TG) và thổ địa c.m (cách mạng - TG) để đi tới xã hội cộng sản” [59, tr.2].
Cƣơng lĩnh cũng nêu rõ các nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn đại địa chủ phong kiến. Các nhiệm vụ đó đƣợc
cụ thể trên các phƣơng diện xã hội, chính trị, kinh tế trong Chính cương vắn tắt.
Về phương diện xã hội, dân chúng tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực
hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
Về phương diện chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nƣớc Việt Nam đƣợc hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.
Về phương diện kinh tế, thủ tiêu các thứ quốc trái, thâu hết sản nghiệp lớn (nhƣ công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v..) của tƣ bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sƣu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ.
Về việc lực lƣợng cách mạng, Cƣơng lĩnh xác định tƣ bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc đƣợc, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa. Đảng chủ trƣơng phải thu phục, tập hợp đƣợc đông đảo quần chúng công - nông, hết sức liên lạc với tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông, tập hợp, lôi kéo hoặc trung lập phú nông, tƣ sản, trung - tiểu địa chủ chƣa rõ mặt phản cách mạng; chỉ đánh đổ bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng. Chủ trƣơng này đƣợc thể hiện rõ trong Sách lược vắn tắt rằng:
Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông, Thanh Niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tƣ bản An Nam mà chƣa rõ mặt phản c.m (cách mạng - TG) thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng ra trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (cách mạng - TG) (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ [59, tr.4].
Cƣơng lĩnh cũng nêu rõ nguyên tắc trong tập hợp lực lƣợng cách mạng rằng “Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác” [59, tr.6] và “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhƣợng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đƣờng thỏa hiệp” [59, tr.4].
Về lãnh đạo cách mạng, Cƣơng lĩnh vạch rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ đấu tranh chống đế quốc và đại địa chủ phong kiến, thực hiện xã hội cộng sản; phải làm cho giai cấp vô sản có
đủ năng lực lãnh đạo quần chúng. Trong Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã quy định cụ thể về tên Đảng, tôn chỉ, lệ vào Đảng, hệ thống tổ chức, trách
kinh phí và kỷ luật đảng. Điều lệ vắn tắt còn ghi rõ nguyên tắc thể hiện rất biện chứng mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung rằng “Bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả các đảng viên phải phục tùng mà thi hành” [57, tr.9].
Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, Cƣơng lĩnh
nêu rõ rằng “trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng
tuyên truyền và thực hành liên lạc với áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp” [59, tr.4-5].
Nhƣ vậy, nhờ hiểu biết sâu sắc tình hình hình thực tiễn dân tộc Việt Nam, Cƣơng lĩnh đã chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn
dân tộc và mâu thuân giai cấp, đồng thời xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu cần tập
trung lực lượng để giải quyết là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp
xâm lược và tay sai của chúng. Trên cơ sở đó, Cƣơng lĩnh đã xác định giải phóng
dân tộc là nhiệm chiến lược hàng đầu, phải tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân
tộc trước hết. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức đƣợc rằng yếu tố dân tộc quyết định
tính độc đáo của cách thuộc địa và có quan điểm nhất quán từ đầu về chủ trƣơng ƣu tiên giải quyết vấn đề dân tộc trong mối quan hệ với vấn đề giai cấp. Từ khi ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, đến những năm 20, 30, 40 của thế kỷ XX, tƣ tƣởng này của Nguyễn Ái Quốc đƣợc thể hiện rất đậm nét. Ngƣời khẳng định rằng chủ nghĩa đế quốc thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến là hai đối tƣợng cần phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ; song ở một nƣớc thuộc địa phƣơng Đông nhƣ Việt Nam, mâu thuẫn giai cấp đã đƣợc giảm thiểu, giai cấp địa chủ phong kiến cũng không lớn mạnh nhƣ ở châu Âu, mà nó chủ yếu chỉ là công cụ của bọn đế quốc thực dân, phụ thuộc vào bọn đế quốc thực dân. Xuất phát từ thực tiễn một nƣớc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc không coi hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc thực dân và địa chủ phong kiến là nhất loạt phải thực hiện ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đánh đổ đế quốc thực dân giành độc lập tự do, còn nhiệm vụ đánh đổ địa chủ phong kiến sẽ thực hiện từng bƣớc, do đó trong Cƣơng lĩnh đầu tiên cũng mới chỉ nêu chủ trƣơng “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày
nghèo” [57, tr.3], mà chƣa nêu khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng”. Có thể khẳng định
rằng, theo con đường cách mạng vô sản, giải quyết hài hòa mối quan hệ dân tộc -
giai cấp, đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong cách mạng thuộc địa, giương cao nhiệm vụ chống đế quốc thực dân giành độc lập tự do là một
sáng tạo độc đáo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một sáng tạo nữa trong Cƣơng lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng độc đáo. Trƣớc Nguyễn Ái Quốc, ở Việt Nam, chƣa bao giờ công nhân và nông dân cùng đƣợc tập hợp và nêu cao vai trò là lực lƣợng chính, là động lực chính của cách mạng. Trên cơ sở phân tích tính chất, đặc điểm, phƣơng hƣớng chiến lƣợc, nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam; phân tích thái độ chính trị, địa vị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, Cƣơng lĩnh đã đánh giá đúng tiềm năng, lực lƣợng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, từ đó có một chủ trƣơng tập hợp toàn bộ lực lƣợc cách mạng dân tộc đúng đắn, sáng tạo nhằm mục tiêu hàng đầu là giải phóng dân tộc giành độc lập tự do. Chủ trƣơng đoàn kết rộng rãi lực lƣợng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đƣợc thể hiện rõ trong việc đánh giá địa vị kinh tế, thái độ chính trị của giai cấp tƣ sản dân tộc, tiềm năng cách mạng của giai cấp tiểu tƣ sản, việc tranh thủ tầng lớp phú nông, trung - tiểu địa chủ, nguyên tắc tập hợp lực lƣợng dân tộc đảm bảo lợi ích của công nhân và nông dân - lực lƣợng chính của cách mạng. Với chủ trƣơng đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc, lực lƣợng giải phóng dân tộc Việt Nam trong Cƣơng lĩnh đầu tiên hết sức to lớn; ngoài đối tƣợng cách mạng là đế quốc thực dân, đại địa chủ và những phần tử, tổ chức đã ra mặt phản cách mạng, Cƣơng lĩnh tập rộng rãi tất cả các lực lƣợng yêu nƣớc nhƣ công nhân, nông dân, tiểu tƣ sản, tƣ sản dân tộc, trung - tiểu địa chủ, phú nông,... Có thể nói, chủ trƣơng tập hợp rộng rãi lực lƣợng của toàn dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc và tranh thủ mọi lực lƣợng có thể đoàn kết và tranh thủ đƣợc trên cơ sở nguyên tắc cứng rắn và sách lƣợc mềm dẻo nhằm cô lập cao độ kẻ thù để đánh đổ nó là “phù hợp với lý luận tập hợp lực lƣợng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa thích hợp với tình hình chính trị và giai cấp Việt Nam. Đây là một chiến lƣợc và sách lƣợc mặt trận đúng đắn, sáng tạo và uyển chuyển của Hồ
Chí Minh” [97, tr.61-62]. Tƣ duy chính trị sáng tạo sắc sảo đó của Nguyễn Ái Quốc là “nét trội vƣợt mà ngƣời đƣơng thời chƣa đạt tới” [181, tr.34]. Đây là một luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh, góp phần bổ sung, phát triển nghĩa Mác - Lênin về phƣơng diện lực lƣợng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa.
Điểm sáng tạo nữa trong Cƣơng lĩnh đầu tiên đó là sự vận dụng sáng tạo học
thuyết cách mạng không ngừng của Lênin. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong phƣơng
hƣớng chiến lƣợc đƣợc xác định trong Cƣơng lĩnh rằng cách mạng Việt Nam là tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đây là loại hình cách mạng vô sản ở các nƣớc thuộc địa, thể hiện chủ trƣơng cách mạng đúng đắn và triệt để mà Nguyễn Ái Quốc kiên trì chuẩn bị từ những năm 20 của thế kỷ XX.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam “rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết đƣợc những lực lƣợng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập” [162, tr.407 ]; do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cƣờng. Cƣơng lĩnh đó đã phát động đƣợc sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Đây là một cống hiến đặc biệt mang dấu ấn riêng của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Đánh giá về điều này, nhà sử học cộng sản Pháp Charles Fourniau viết:
Việc áp dụng một cách độc đáo chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, chắc chắn đó là một trong những nguyên nhân thắng lợi của Việt Nam, thể hiện một cách chính xác sự thống nhất đã đạt đƣợc của truyền thống dân tộc và của cách mạng sâu xa mà việc áp dụng chủ nghĩa Mác đòi hỏi, cũng là sự thống nhất một cuộc cách mạng dân tộc với phong trào cộng sản quốc tế, đó là những dấu ấn riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phong trào cách mạng Việt Nam [249, tr.21].