- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
4.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị hợp nhất
Cho đến cuối năm 1929, phong trào dân tộc Việt Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc. Chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản đã đƣợc thành lập ở nƣớc ta: Đông Dƣơng Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cộng sản này đã đẩy mạnh phong trào cách mạng Việt Nam lên một bƣớc phát triển mới.
Tuy nhiên, các tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, công kích, phê phán lẫn nhau, thậm chí “tranh đấu chống đối lẫn nhau” [59, tr.401] Nhận định về Đông Dƣơng Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng cho rằng: về tổ chức, Đông Dƣơng
Cộng sản Đảng “Tổ chức không đúng nguyên tắc”; về Tuyên ngôn thành lập Đảng
thì “nội dung rất lúng túng không có ý nghĩa một tờ tuyên ngôn của một đảng mới
thành lập”; “CHỦ TRƢƠNG ĐỐI PHÓ ĐẢNG PHÁI SAI” [56, tr.346]. Trong khi đó, nhận định về An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dƣơng Cộng sản Đảng lại cho rằng “tổ chức PCA (An Nam Cộng sản Đảng) không phải là vì cách mệnh mà chính là để đối phó với PCI (Đông Dƣơng Cộng sản Đảng)” [56, tr.259]. Sự hoạt động riêng rẽ của các tổ chức cộng sản làm cho lực lƣợng và sức mạnh của cách mạng bị phân tán. Điều này không phù hợp với lợi ích của dân tộc và nếu kéo dài sẽ làm suy yếu phong trào cách mạng bởi vì “Hiện nay kẻ thù đang ra sức khủng bố và quần chúng đang hăng hái đấu tranh. Nhƣng rủi thay lực lƣợng cách mệnh (của các đoàn thể chúng ta) lại rời rạc và bị chia rẽ. Tình trạng đó rất có hại cho chúng ta” [56, tr.538].
Trong tài liệu Hội thường vụ của Hội Trung ương chấp hành ủy nhiệm có
lời gửi cho các đồng chí ba kỳ (28-7-1929), Lê Hồng Sơn và Lê Duy Điếm đã phản
ánh về tác hại của sự chia rẽ giữa những ngƣời cộng sản:
ngƣời đại biểu Bắc thoát ly toàn quốc đại hội, phát truyền đơn công kích đại hội, làm các đ.c [...] tƣởng chúng tôi là hoạt đầu, không tán thành tổ chức Đảng C.S, nguyên nhân là do các đồng chí không hiểu rõ tình hình trƣớc lúc và sau lúc khai toàn quốc Đại hội, nhất là các đ.c không nhận rõ nguyên tắc tổ chức Đảng C.S [56, tr.136].
Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam do Nguyễn Ái Quốc viết cũng chỉ rõ: một mặt họ công kích lẫn nhau, tuy nhiên, mặt khác “cả hai lại đều công tác trong công nhân, nông dân và sinh viên, tổ chức các cuộc đình công, rải truyền đơn, v.v.. Nhiều thì giờ và sức lực đã bị lãng phí vì sự rối ren chia rẽ đó, đảng viên của mỗi bên đều bị thiệt hại, chỉ trích lẫn nhau là không Bônsơvích,v.v..” [153, tr.43].
Trƣớc tình hình đó, việc khắc phục sự phân tán và giữa các tổ chức Đảng trên là nhiệm vụ cấp bách. Những ngƣời cộng sản đã nhận thức đƣợc “Yêu cầu trƣớc mắt đang đòi hỏi [...] phải khẩn trƣơng đoàn kết lại để hoạt động vì sự nghiệp giải phóng chung” [56, tr.538]. Nhiều ngƣời cách mạng tiên tiến đã nhận thức đƣợc sự cần thiết phải đoàn kết lại, họ kêu gọi:
chúng tôi xin những ngƣời chân chính c.m mau mau đoàn kết lại, chúng ta mục đích đồng thì hành động phải nhất trí, không nên công kích nhau, cũng không nên lập bè phái riêng. Những ngƣời C.S nên liên lạc với nhau lại, mau mau tổ chức lại cho có hệ thống còn ý kiến của chúng tôi xin bày tỏ cùng các đồng chí nhƣ sau: [...] Phải tức khắc thành lập một Đảng C.S có tên gọi là Đảng Cộng sản Đông Dƣơng [56, tr.138-139].
Trong tài liệu Những bức thư gửi các đồng chí, đề ngày 29-9-1929, Hồ Tùng
Mậu và Châu Văn Liêm cũng thể hiện rõ tinh thần thành lập một Đảng Cộng sản
thống nhất, rằng:
Chúng ta bây giờ vẫn nhiệt tâm cách mệnh, vậy phải lấy lợi ích cách mệnh làm trọng. Nếu cộng sản không mau tổ chức thành lập Đảng Cộng sản thống nhất thì sau này Nam một đƣờng, Bắc một nẻo; trong một nƣớc hình thành hai Đảng Cộng sản. Khi bấy giờ thì cứu chữa thế nào? Không lẽ một
chút nội bộ nho nhỏ thế mà cũng phiền đến Q.T (Quốc tế Cộng sản), giải quyết hay sao? Việc nhƣ thế chúng mình nên tự giải quyết lấy không tốt hơn ƣ? Vậy nên yêu cầu phái ngay một ngƣời đại biểu đủ tài liệu tình hình trong nƣớc để cùng chúng tôi và đồng chí Đảng Cộng sản Tàu hay Q.T.C.S thảo luận về công việc cách mệnh [56, tr.550].
Báo cáo của Đảng Cộng sản An Nam vào cuối năm 1929 đã đề cập đến tình
trạng khủng hoảng của phong trào cộng sản ở Việt Nam cũng nhƣ phƣơng hƣớng tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản chính thức thống nhất:
3) Tình hình các đảng chính trị ở An Nam: cho đến nay không có một đảng chính trị nào theo chủ nghĩa Mác - Lênin một cách nhất quán, không một đảng chính trị nào đã đại biểu cho các lợi ích của giai cấp vô sản, đã có khả năng lãnh đạo cách mạng An Nam. 4) Phong trào cách mạng ở An Nam và phƣơng hƣớng của những ngƣời cách mạng An Nam. Chúng tôi cho rằng, bây giờ cần thiết có một Đảng Cộng sản ở An Nam, vì vậy chúng tôi tự tổ chức thành một chi bộ cộng sản mà mục đích là thực hiện càng nhanh càng tốt việc tổ chức ở An Nam một Đảng Cộng sản thống nhất và chính thức của Quốc tế III. [...] 6) Đồng chí Phong (Litvinov) phải tổ chức các đồng chí cộng sản ở Nga để lập thành một chi bộ để đến năm 1930 các chi bộ có thể hợp nhất thành một Đảng Cộng sản chính thức thống nhất [56, tr.397-399].
Nghị quyết của C.C ngày 5-12-1929, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng
sản Đông Dƣơng đã thể hiện sự tán thành vấn đề hợp nhất. An Nam Cộng sản Đảng cũng thể hiện rõ lập trƣờng tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản. Những ngƣời cộng sản An Nam còn dự kiến các tình huống cụ thể của việc hợp nhất, đề xuất các phƣơng án, điều kiện để hợp nhất các tổ chức cộng sản. Đối với Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn, quan điểm về vấn đề hợp nhất đƣợc nêu rõ
ngay trong Tuyên đạt của Đảng (9-1929), là: “Liên đoàn phải tiếp tục thƣơng
lƣợng với hai bộ phận cộng sản liên hợp thành một tổ chức cộng sản ở xứ Đông Dƣơng để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất mới có thể thực hành cách mệnh cộng sản đƣợc” [56, tr.405].
Nhƣ vậy, căn cứ vào các nguồn tài liệu nhƣ đã trình bày ở trên, cho thấy đến cuối năm 1929, việc thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất là nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. Những ngƣời cách mạng Việt Nam trong ba tổ chức cộng sản đã nhận thức đƣợc sự cần kíp phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở nƣớc ta. Vấn đề hợp nhất các tổ chức cộng sản đã đƣợc sự nhất trí về mặt chủ trƣơng của cả ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
Mặt khác, sự tồn tại nhiều tổ chức cộng sản trong cùng một quốc gia cũng không phù hợp với nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản. Ngày 18-10-1929, Hội
đồng Ban Bí thƣ các nƣớc phƣơng Đông đã có phiên họp thảo luận Dự thảo Nghị
quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và về nhiệm vụ sắp tới của những người cộng sản Đông Dương. Sau đó, ngày 27-10-1929, Ban Bí thƣ các
nƣớc phƣơng Đông đã hoàn tất Dự thảo Nghị quyết Về việc thành lập một Đảng
Cộng sản ở Đông Dương, chỉ rõ: nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất
cả những ngƣời cộng sản Đông Dƣơng là “thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dƣơng. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dƣơng” [56, tr.614]. Ngày 31-10-1929, Dự thảo Nghị quyết này đƣợc gửi tới các ủy viên Ủy ban (Ban Chính trị) của Quốc tế Cộng sản để xem xét, sửa đổi, bổ sung “trƣớc khi Ban Bí thƣ chính trị thông qua bản nghị quyết chính thức” [56, tr.621]. Cuối năm1929, Quốc tế Cộng sản thông qua Nghị quyết này.
Trƣớc khi Quốc tế Cộng sản thông qua Nghị quyết trên, tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm và đang cố gắng tìm đƣờng về nƣớc, thì “một đồng chí từ Hồng Công tới Xiêm và tin cho tôi biết tình hình Hội An Nam Thanh niên Cách mạng bị tan rã; những ngƣời cộng sản chia thành nhiều phái, v.v.. Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23-12” [57, tr.19]. Tại Trung Quốc,
ngƣời đã “triệu tập các đại biểu của hai nhóm (Đông Dƣơng và An Nam). Chúng
tôi họp vào ngày 6-1. [...] Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2” [57, tr.19-20] Với tƣ cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dƣơng, Nguyễn Ái Quốc đã
chủ động, kịp thời triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Tại Hội nghị, Ngƣời đã nói cho các đại biểu tham dự biết những sai lầm và họ phải làm gì; các đại biểu đồng ý thống nhất vào một đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của
Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn với các nội dung:
1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dƣơng; 2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Thảo Chính cƣơng và Điều lệ sơ lƣợc của Đảng; 4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nƣớc; 5. Cử một Ban Trung ƣơng lâm thời gồm chín ngƣời, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dƣơng [57, tr.1]
Các đại biểu dự Hội nghị đã nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của
Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đƣợc thể hiện
qua Báo cáo tóm tắt Hội nghị ghi ngày 7-2-1930. Báo cáo ghi rõ số đại biểu tham
dự Hội nghị Hợp nhất, chƣơng trình nghị sự và nghị quyết Hội nghị.
Đề cập đến sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Dân Tiên đã
viết trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, rằng:
Về đến Trung Quốc, ông Nguyễn (Nguyễn Ái Quốc - TG) triệu tập lãnh tụ của các nhóm và nói với họ đại ý nhƣ sau: Vô sản các nƣớc còn phải liên hiệp lại, huống chi vô sản trong một nƣớc. Vì vậy, nƣớc Việt Nam không thể có ba đảng cộng sản đƣợc. Chúng ta phải đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Để đạt mục đích ấy, phải thống nhất tổ chức. Tổ chức có thể gọi là Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí nhƣ trƣớc hoặc Đảng Cộng sản nhƣ ngày nay, nhƣng chính cƣơng của nó phải là: Dân tộc độc lập. Nhân dân tự do. Dân chúng hạnh phúc. Tiến tới chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó có một cuộc thảo luận, kết quả đi đến thống nhất các nhóm. Một cƣơng lĩnh hành động đƣợc thảo ra. Đại biểu các nhóm trở về nƣớc hoạt động [215, tr.71-72]
Trong Văn kiện Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương, Hà Huy Tập cũng viết rõ về sự kiện thành lập Đảng Cộng sản thống nhất ở Việt Nam, rằng:
Hội nghị hợp nhất họp vào ngày 6-1-1930 và chỉ có các đại biểu của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng tham dự mà thôi. Hội nghị vạch ra những điều hiểu lầm và những sai sót của hai tổ chức và cuối cùng quy định cƣơng lĩnh và sách lƣợc thống nhất. Công việc thống nhất thực sự chỉ tiến hành vào tháng 2-1930 và kéo dài trong nhiều tuần lễ [59, tr.409]
Vậy là, đến đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã đƣợc tổ chức thành công và kết quả là Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣợc thành lập. Hội nghị đã đánh dấu sự thống nhất hoàn toàn về tƣ tƣởng, ý chí và hành động của hai tổ chức cộng sản là Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng sau sự phân lập của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở đƣờng quyết định cho sự thống nhất toàn bộ phong trào cách mạng nƣớc ta. Chính vì vậy, Hội nghị này có ý nghĩa lịch sử nhƣ một Đại hội thành lập Đảng. Nguyễn Thiệu, ngƣời trực tiếp tham dự Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đã viết trong dịp kỷ niệm lần thứ 34 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam rằng đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã làm cho chúng tôi đƣợc thỏa lòng, Đảng mới, tên mới, tất cả đều thống nhất theo tinh thần mới; lịch sử dân tộc và cách mạng Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn đó của Ngƣời. Đánh giá về Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Huy Tập viết: Hội nghị hợp nhất đã đóng một vai trò lịch sử to lớn; Hội nghị đã có “sáng kiến thống nhất các lực lƣợng cộng sản lại, đã cố gắng tập trung phong trào cộng sản, tạo cho nó một trung tâm duy nhất góp phần làm cho công cuộc tranh đấu phát triển thuận lợi, những điều ấy đã đáp ứng một yêu cầu của lịch sử và đó là một cống hiến lớn lao” [59, tr.425].
Ngày 24-2-1930, Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn đƣợc gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Quyết nghị chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia
nhập Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:
1. Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn tuy có nhiều khuyết điểm, song vì chỉ căn cứ ở tinh thần cộng sản nên đoàn thể này đƣợc gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam. 2. Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn cử một ngƣời dự vào Lâm thời chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ (gồm mới cũ bốn ngƣời, song có điều gì mà hai phe đồng số không biểu quyết đƣợc thì có đại biểu của đại biểu quốc tế tới thảo luận và sẽ nghị quyết). 3. Lâm thời chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Chấp ủy Liên đoàn phải thông cáo cho các đồng chí biết vấn đề Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam [57, tr.27]
Việc Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu sự thống nhất hoàn toàn các tổ chức cộng sản ở nƣớc ta. Đây là thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh về tƣ tƣởng chính trị và tổ chức giữa các tổ chức cộng sản Việt Nam trong quá trình thành lập một đảng cộng sản chính thức trên quy mô toàn quốc