Mô hình CSDL “phân tán cấp huyện” tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc (Trang 154)

Nguồn: Bộ TN&MT

Phần mềm ViLIS 2.0 đƣợc sử dụng ở TP Hồ Chí Minh có các chức năng chính nhƣ sau:

- Công cụ hỗ trợ công tác xây dựng CSDL địa chính;

- Kê khai đăng ký, cấp GCN, cập nhật biến động; lập và quản lý bộ hồ sơ địa chính;

- Quản lý và liên kết kho hồ sơ pháp lý số; - Thực hiện các giao dịch đất đai theo quy trình; - Hỗ trợ cải cách hành chính, liên thông 3 cấp;

- Kết nối với cổng thông tin chính quyền điện tử thành phố, quận/huyện Phần mềm cho phép toàn bộ quá trình xử lý các hồ sơ giao dịch đất đai hoàn toàn trên hệ thống, trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý của lãnh đạo và tăng hiệu quả làm việc của cán bộ chuyên môn.

ĐĂNG KÝ, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG QUẢN TRỊ CSDL ĐẤT ĐAI QUẢN TRỊ, LIÊN KẾT KHO HỒ SƠ PHÁP LÝ SỐ CỔNG THÔNG TIN, CÔNG KHAI, CUNG CẤP TT ĐẤT ĐAI QUY TRÌNH HÓA GIAO DỊCH ĐẤT ĐAI, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HỖ TRỢ QUY HOẠCH, ĐỊNH GIÁ ĐỒNG BỘ VÀ TÍCH HỢP CSDL CÁC CẤP Hình 4.3. Các phân hệ phần mềm ViLIS 2.0 Nguồn: Bộ TN&MT

Các phân hệ của phần mềm ViLIS 2.0 đƣợc triển khai tại TP. Hồ Chí Minh. Phần mềm ViLIS 2.0 cung cấp các công cụ hỗ trợ tác nghiệp của các cán bộ chuyên môn:

Hình 4.4. Các công cụ hỗ trợ tác nghiệp trên phần mềm

Phần mềm ViLIS thiết lập mô hình phân quyền tác nghiệp và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ:

Hình 4.5. Chức năng phân quyền và quản trị hệ thống

Nguồn: Bộ TN&MT

Phần mềm ViLIS quản lý quá trình thụ lý và xử lý hồ sơ của các giao dịch đất đai, cho phép luân chuyển hồ sơ theo các bƣớc đã chuẩn hóa trong quy trình:

Hình 4.6. Chức năng theo dõi luân chuyển hồ sơ

Phần mềm ViLIS 2.0 cho phép liên kết hệ thống quản lý CSDL địa chính của Sở TN&MT với cổng thông tin chính phủ điện tử của thành phố.

Hình 4.7. Hòa nhập cổng thông tin chính phủ điện tử

Nguồn: Bộ TN&MT

Phần mềm ViLIS cũng cung cấp thông tin đất đai cho doanh nghiệp, ngƣời dân qua mạng cổng thông tin điện tử.

Việc triển khai phần mềm VILIS tại thành phố Hồ Chí Minh đã đạt những thành công nhƣ sau:

- Nội dung CSDL quản lý đất đai sau khi hoàn thành đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành của Bộ TN&MT;

- Sản phẩm quản lý đất đai của quận huyện đƣợc quản lý, vận hành thƣờng xuyên và khai thác sử dụng hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng;

- Chƣơng trình ViLIS sau khi triển khai không chỉ hỗ trợ tốt công tác xây dựng CSDL quản lý đất đai mà còn hỗ trợ trực tiếp các công tác nghiệp vụ, chuyên môn, cũng nhƣ cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai;

- Hình thành đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có năng lực, có trình độ, đáp ứng yêu cầu tin học hóa, hiện đại hóa công tác quản lý nhà nƣớc;

- Góp phần nâng cao cải cách hành chính và tăng cƣờng khả năng tiếp cận thông tin đất đai với ngƣời dân.

4.4.2. Mô hình thực nghiệm phần mềm VILIS quản lý đất đai theo cơ sở dữ liệu “phân tán cấp tỉnh” tại Vĩnh Long liệu “phân tán cấp tỉnh” tại Vĩnh Long

Vĩnh Long là một trong chín tỉnh tham gia thực hiện Dự án Hiện đại hóa

hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế

giới. Số đơn vị tham gia thực nghiệm dự án VLAP, bao gồm 9 tỉnh: Hà Nội, Hƣng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long.

Dự án đã triển khai đƣợc 8/8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Với hoạt động này, cơ bản Vĩnh Long đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ, đây là một trong những lợi thế giúp cho tỉnh sớm đạt đƣợc mục tiêu “hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai” theo chiến lƣợc phát triển của ngành TN&MT trong thời gian tới.

Về ứng dụng công nghệ thông tin, hiện tại Vĩnh Long đã trang bị hệ thống mạng, các thiết bị tin học cho 9 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (1 cấp tỉnh, 8 cấp huyện, thị xã, thành phố) và 109 xã, phƣờng, thị trấn. Bình quân mỗi huyện có 8 máy trạm, 2 máy chủ và các thiết bị ngoại vi kèm theo, mỗi xã đƣợc trang bị 1 máy tính và kèm theo 1 thiết bị modem. Ở cấp tỉnh đã trang bị 16 máy trạm và 3 máy chủ đi kèm hệ thống thiết bị mạng, máy in A0, A3, máy đọc mã vạch và phần mềm. Cán bộ địa chính cấp xã đƣợc đào tạo cơ bản về sử dụng máy tính và ứng dụng phần mềm chuyên ngành về quản lý đất đai.

Thông qua đƣờng truyền dữ liệu kết nối từ văn phòng đăng ký cấp tỉnh đến văn phòng đăng ký cấp huyện và phần mềm VILIS, văn phòng đăng ký cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã trực tiếp truy cập vào cơ sở dữ liệu duy nhất đặt tại văn phòng đăng ký tỉnh để thực hiện các công việc hàng ngày theo đúng chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài ra, tại 2 văn phòng đăng ký mẫu (cấp tỉnh và thị xã Bình Minh) đƣợc trang bị hoàn chỉnh các thiết bị đồ gỗ và thiết bị điện tử (hệ thống rút số, hệ thống tra cứu kết quả thực hiện thủ tục hành chính, hệ thống đánh giá chất lƣợng phục vụ của viên chức) phục vụ cho công tác tiếp nhận và giao trả hồ sơ. Hiện nay Vĩnh Long đã hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu địa chính của 5/8 huyện, thị, thành phố và đã đƣa vào khai thác sử dụng (Thị xã Bình Minh, huyện Bình Tân, Tam Bình, Vũng Liêm và Trà Ôn), hiện đang tiếp tục hoàn thiện thêm cơ sở dữ liệu của các huyện còn lại gồm huyện Long Hồ, Mang Thít và thành phố Vĩnh Long.

Vĩnh Long đã xây dựng đƣợc mô hình cơ sở dữ liệu đất đai, có thể là kinh nghiệm hay là mô hình để mở rộng trên phạm vi cả nƣớc. Chính những điều đó ta có thể nhìn thấy đƣợc những thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đã mang lại hiệu quả nhất định, đáp ứng kịp thời nhu cầu

Theo thiết kế của Dự án VLAP, phần mềm ViLIS 2.0 đƣợc sử dụng cho tất cả 9 tỉnh tham gia thực hiện Dự án, có các đặc điểm:

- Là phần mềm thống nhất sử dụng trong VLAP để phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai theo các quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;

- Là phần mềm quản lý và vận hành thống nhất CSDL địa chính (thông tin không gian địa chính và thông tin thuộc tính địa chính) để phục vụ công tác quản lý đất đai thƣờng xuyên ở các cấp tại các tỉnh thuộc dự án VLAP.

Trong quá trình thực hiện Dự án từ năm 2009 - 2015, Vĩnh Long đã sử dụng phần mềm ViLIS 2.0 để xây dựng, quản lý và cập nhật CSDL địa chính trên phạm vi toàn tỉnh theo mô hình kiến trúc hệ thống CSDL phân tán cấp tỉnh.

Cấp huyện truy cập trực tiếp vào CSDL đƣợc lƣu ở tỉnh để cập nhật, khai thác CSDL phục vụ cho công tác chuyên môn hàng ngày tại các Văn phòng đăng ký đất đai thông qua hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc để kết nối giữa tỉnh và huyện.

Cấp xã truy cập trực tiếp vào CSDL đƣợc lƣu ở tỉnh để khai thác CSDL phục vụ cho công tác chuyên môn hàng ngày trong phạm vi xã thông qua kết nối ADSL.

Ƣu điểm của mô hình CSDL phân tán cấp tỉnh là đảm bảo tính duy nhất của CSDL địa chính, không phụ thuộc vào sự phân cấp cập nhật CSDL của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. CSDL trong phạm vị toàn tỉnh là duy nhất.

Hiện tại Vĩnh Long là tỉnh duy nhất cả nƣớc có hệ thống CSDL địa chính phủ trùm toàn tỉnh và có chất lƣợng dữ liệu tốt nhất do đƣợc Dự án đầu tƣ kinh phí đo đạc, chỉnh lý, đăng ký đất đai và cấp mới, cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.

Mô hình CSDL đất đai phân tán cấp tỉnh đã đƣợc triển khai thành công tại tỉnh Vĩnh Long: Switch Trung tâm Switch DMZ 100Mbps Router Proxy Gateway Proxy Antivirus Web Server DNS Server DB Server Security Server Firewall PC PC PC PC PC PC PC 10/100Mbps 10/100Mbps 1000Mbps Mạng LAN nội bộ Leasedline 128Kbps Server PC PC PC DMZ Switch Mạng LAN 10/100Mbps IPS

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất)

PHÒNG TN&MT (VP ĐKQSDĐ) UBND xã, phường (Cán bộ ĐC) ADSL CSDL ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH PC PC PC 10/100Mbps Modem ADSL NGƯỜI DÂN Web Nội bộ (Internal Web) Web cung cấp thông tin (External Web) Internet Internet Router Firewall Realtime Data Realtime Data Realtime Data

Hình 4.9. Mô hình CSDL “phân tán cấp tỉnh” của Vĩnh Long

Nguồn: Bộ TN&MT

Các chức năng của phần mềm tƣơng tự nhƣ phiên bản ViLIS 2.0 đƣợc sử dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc trình bày ở mô hình thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh, điểm khác biệt duy nhất của mô hình thực nghiệm tại hai địa phƣơng đã tiến hành là:

- Mô hình tổ chức CSDL “phân tán cấp huyện” của thành phố Hồ Chí Minh;

- Mô hình tổ chức CSDL “phân tán cấp tỉnh” của Vĩnh Long.

4.4.3. Đánh giá kết quả mô hình thực nghiệm phần mềm thống nhất tương thích thích

Nhƣ trên đã khảo sát hai dự án sử dụng cùng một phần mềm do một đơn vị xây dựng nhƣng chạy ở hai mô hình kiến trúc hệ thống khác nhau đó là mô

của Vĩnh Long. Hai mô hình thực nghiệm phần mềm thống nhất tƣơng thích đã cho các kết quả khác nhau, cụ thể:

a. Đối với mô hình “phân tán cấp huyện” tại thành phố Hồ Chí Minh

Dự án đã vận hành nhƣng do dữ liệu địa chính đã thực hiện cách đây từ 2 đến 5 năm, không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên cho nên chất lƣợng dữ liệu còn hạn chế, cần tiếp tục chỉnh lý bổ sung cập nhật lại thông tin dữ liệu cho phù hợp với thực tế đối với những khu vực có biến động.

Hiệu quả của mô hình “phân tán cấp huyện” chƣa đạt yêu cầu thể hiện trên các khía cạnh:

- Chƣa thể liên thông cơ sở dữ liệu địa chính giữa các quận/huyện với nhau;

- Chƣa thể quản lý cơ sở dữ liệu địa chính một cách thống nhất trong phạm vi toàn thành phố;

- Chƣa cập nhật dữ liệu biến động về đất đai, do đó chƣa có chuẩn cấu trúc dữ liệu nguồn.

b. Đối với mô hình tại tỉnh Vĩnh Long

Dự án VLAP đã khắc phục các hạn chế mà dự án tại TP Hồ Chí Minh đã gặp phải, trong đó dữ liệu nguồn địa chính đƣợc cập nhật trong phạm vi toàn tỉnh, đã đƣa vào vận hành với chất lƣợng đạt yêu cầu.

Hiệu quả của mô hình “phân tán cấp tỉnh” đƣợc thực nghiệm tại Vĩnh Long bƣớc đầu đã đạt hiệu quả theo yêu cầu của Luật Đất đai, thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Đã liên thông cơ sở dữ liệu địa chính giữa các huyện với nhau, các huyện có thể chia sẻ dữ liệu quản lý đất đai trên phạm vi toàn tỉnh;

- Đã cập nhật dữ liệu biến động thƣờng xuyên về đất đai, dẫn đến có chuẩn cấu trúc dữ liệu nguồn, để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Nhƣ vậy, qua việc thực nghiệm hai mô hình “phân tán cấp huyện” và “phân tán cấp tỉnh” cho thấy việc thực hành chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính là có cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn.

4.5. Đánh giá hiệu quả thực hành chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính

4.5.1. Đánh giá tác động khi thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích tương thích

Kết quả tác động của phƣơng tiện luôn có thể diễn ra theo hai hƣớng: thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ của con ngƣời trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách.

Chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đã diễn ra theo chiều hƣớng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai;

Về tác động tổng hợp của chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính có thể nhận định qua các khía cạnh sau đây:

- Phần mềm thống nhất tƣơng thích tuân thủ dễ dàng thuận lợi các tiêu chí qui định về quản lý đất đai do cơ quan quản lý đề ra;

- Khi có định hƣớng xây dựng phần mềm thống nhất tƣơng thích đã tiết kiệm đƣợc kinh phí cho các nhà xây dựng phần mềm khác nhau, các nhà xây dựng phần mềm cùng xây dựng các phần mềm có chung một ý tƣởng sẽ tiết kiệm đƣợc kinh phí khi thực hiện;

- Khi sử dụng công nghệ phần mềm thống nhất tƣơng thích cho ra đƣợc sản phẩm của chúng là CSDL thống nhất tƣơng thích và tích hợp dữ liệu ở mọi qui mô khác nhau;

- Khi có CSDL thống nhất tƣơng thích thì dữ liệu đó mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quản lý đất đai về dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và các thuộc tính khác của CSDL địa chính;

- Khi có CSDL thống nhất tƣơng thích thì dữ liệu đó mới đƣợc sử dụng để khai thác, truy cập, chỉnh lý biến động và quản lý, dịch vụ mua bán chuyển nhƣợng thuận lợi, hiệu quả.

4.5.2. Đánh giá hiệu quả công nghệ khi thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích thống nhất tương thích

Tính ƣu việt của phần mềm xử lý dữ liệu địa chính thể hiện qua việc có thể đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến quản lý đất đai, trong đó:

- Là công cụ hỗ trợ công tác xây dựng CSDL quản lý đất đai;

- Hỗ trợ kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật biến động; lập và quản lý bộ hồ sơ địa chính;

- Quản lý và liên kết kho hồ sơ pháp lý số; - Thực hiện các giao dịch đất đai theo quy trình; - Hỗ trợ cải cách hành chính, liên thông 3 cấp;

- Kết nối với cổng thông tin chính quyền điện tử thành phố, quận-huyện. - Độ chính xác, danh tính chủ sử dụng, các thuộc tính về địa lý, địa chính, tính minh bạch về giá trị sử dụng, tính ƣu việt và tiện lợi khi truy cập cho mọi đối tƣợng sử dụng, tính thống nhất của hệ thống thông tin... các thửa đất trên toàn quốc.

Phần mềm cho phép toàn bộ quá trình xử lý các hồ sơ giao dịch đất đai hoàn toàn trên hệ thống, trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý của lãnh đạo và tăng hiệu quả làm việc của cán bộ chuyên môn.

4.5.3. Đánh giá hiệu quả xã hội khi thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích

Tác động đến năng lực của người thực hành chính sách: việc thực hành

chính sách công nghệ phần mềm thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đã tác động đến nhân lực thực hành qua các khía cạnh sau:

- Chuẩn hóa Văn phòng đăng ký cấp huyện theo hƣớng chuyên môn hóa; - Thực hiện chính sách một hệ thống điều hành độc lập, tập trung và nhất quán;

Tác động đến người thụ hưởng chính sách

Nhƣ đã biết, với hơn 70% khiếu kiện của ngƣời dân về đất đai, Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)