9. Kết cấu của Luận án
1.3. Nhận xét các công trình khoa học đã công bố liên quan đến Luận án
1.3.2. Nhận xét các công trình khoa học đã công bố ở trong nước
Về thuật ngữ chính sách công, một số tác giả đồng nhất chính sách công với chính sách kinh tế – xã hội và đƣa ra định nghĩa: “Chính sách kinh tế – xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu
tổng thể của xã hội”. Định nghĩa này tuy cố gắng nêu lên một cách đầy đủ các
yếu tố cấu thành chính sách kinh tế - xã hội, song lại có những trùng lặp nhƣ: quan điểm - tƣ tƣởng, giải pháp - công cụ, đối tƣợng. [Phạm Chi Mai, 2011].
Về sự tƣơng đồng giữa các công trình nghiên cứu đƣợc công bố ở nƣớc ngoài và trong nƣớc cần nhắc đến là Kuhn khi nêu Paradigm và Vũ Cao Đàm khi đề cập đến khung mẫu (Paradigm).
Về cách tiếp cận khoa học chính sách, có khác nhau giữa các tác giả với các công bố ở trong nƣớc.
Cách tiếp cận chính sách với pháp luật đồng nhất chính sách và pháp luật, cách tiếp cận chính sách với khoa học tổ chức nhà nƣớc cho rằng chính sách phục vụ cho sự tồn tại của nhà nƣớc…
Cách tiếp cận liên ngành coi khoa học chính sách là một khoa học liên bộ môn (interdisciplinary science). Nó có những thuộc tính riêng biệt, đồng thời
cũng sử dụng những cơ sở lý thuyết của nhiều khoa học khác nhau. Cách tiếp cận này coi văn bản pháp luật là “vật mang chính sách”.
Khoa học chính sách có quan hệ trƣớc hết với xã hội học, đây là khoa học nghiên cứu các nhóm xã hội và quan hệ giữa các nhóm xã hội với nhau trong một môi trƣờng xã hội xác định. Xã hội học cung cấp cơ sở lý thuyết để nghiên cứu quan hệ giữa các nhóm xã hội trong một môi trƣờng chính sách xác định; tác động của chính sách với tƣ cách là một thiết chế xã hội tới các hoạt động xã hội khác nhau; tác động của chính sách dẫn tới những biến đổi xã hội và biến đổi trong mối quan hệ giữa các nhóm xã hội, và cuối cùng là, những biến đổi xã hội do chính sách đƣa lại.
Nhân học nghiên cứu tổng hợp về con ngƣời, các kiểu sinh hoạt của xã hội con ngƣời, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các kiến tạo xã hội của con ngƣời.
Tâm lý học xem xét chính sách nhƣ công cụ tác động vào động cơ hoạt động của con ngƣời hoặc nhóm ngƣời trong xã hội.
Chính trị học có vai trò rất quan trọng trong việc phân tích và hoạch định chính sách, bởi vì, một mặt, chính sách luôn gắn với một bối cảnh chính sách, bị chi phối bởi ý thức hệ và quyền lực chính trị, song một mặt khác, chính sách lại mang tính độc lập tƣơng đối so với đƣờng lối chính trị của chủ thể quyền lực. Đạo đức học là một cơ sở lý thuyết quan trọng trong các luận cứ hình thành tƣ tƣởng chính sách.
Lý thuyết Quyết định đóng vai trò một công cụ kỹ thuật cho quá trình hoạch định chính sách, nó trả lời câu hỏi về kỹ năng chuẩn bị quyết định chính sách; về những bối cảnh, điều kiện, thời điểm đƣa ra một quyết định chính sách.
tại cô lập với hệ thống xã hội; nó tồn tại trong một khung mẫu (paradigma) xã hội cụ thể, và vì vậy, nó phải có một khung mẫu tƣơng thích với khung mẫu xã hội.
Lý thuyết Trò chơi giúp các nhà quyết định chính sách lựa chọn những chiến lƣợc “chơi” ít rủi ro nhất, luôn tìm đƣợc giải pháp tối ƣu trong mọi tình huống, kể cả các tình huống xấu nhất, nhƣng giữ đƣợc các cuộc chơi lâu bền, không kể các đối tác từ bỏ mình cô lập trong các cuộc chơi tiếp sau.
Các văn bản quy phạm pháp luật là những vật mang chính sách. Vì vậy Luật học đóng góp phần cơ sở lý luận quan trọng trong khoa học chính sách. Nó cho phép hình dung toàn bộ khung khổ pháp lý của một chính sách đƣợc ban hành. Tƣơng tự quan hệ với chính trị, chính sách cũng có quan hệ hai chiều với pháp luật. Một mặt, chính sách phải đƣợc đặt trong khuôn khổ pháp luật, không vi phạm pháp luật; nhƣng một mặt khác, chính sách hoàn toàn có thể đi trƣớc pháp luật, tạo tiền đề bổ sung, sửa đổi pháp luật. [Vũ Cao Đàm, 2011].
Nhận xét về các công trình công bố có liên quan đến đề tài:
- Đã nêu đƣợc thuật ngữ chính sách, chính sách công, hoạch định chính sách và phân tích chính sách với các cách tiếp cận khác nhau;
- Các đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiện trạng về CSDL địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng CSDL địa chính nhƣ thành lập ở hệ tọa độ HN72 hoặc xây dựng CSDL địa chính từ các nguồn dữ liệu khác nhau quản lý trong ArcGIS, đƣa ra các phƣơng pháp chuyển đổi và quản lý CSDL hồ sơ địa chính ở các hệ thống và phần mềm khác nhau sang ArcGIS, nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản quản lý nhà nƣớc về đất đai của các địa phƣơng, thực trạng tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai, đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai…
Luận án Tiến sĩ Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam
và Thụy Điển đề ra mục đích nghiên cứu xác định một số vấn đề cơ bản của hệ
thống đăng ký đất đai trên cơ sở so sánh hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển. Luận án này chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ thống đăng ký đất đai của Việt Nam và Thụy Điển với cách tiếp cận pháp luật.
Nhận xét về các công trình công bố ở trong nƣớc:
- Chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc chỉ ra thực trạng công tác quản lý đất đai, giới thiệu các phần mềm phục vụ trong công tác quản lý đất đai …
Các nghiên cứu đã công bố chƣa xây dựng đƣợc cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh về tính thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính, chƣa chỉ ra đƣợc cơ sở thực tiễn để thực hành chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc.
Mặt khác, các nghiên cứu bƣớc đầu đã chỉ ra thực trạng chính sách ứng dụng hệ thống công nghệ phần mềm CSDL địa chính hiện tại và cho thấy đã bộc lộ những điểm bất cập xuất phát từ nguyên nhân các phần mềm này chƣa tƣơng thích với nhau, do đó có thể dẫn đến những xung đột về CSDL địa chính giữa các địa phƣơng trên phạm vi toàn quốc. Thực tế cho thấy không thể hủy bất kỳ CSDL địa chính nào dù nó đƣợc xây dựng trên phần mềm nào trong số các phần mềm hiện có (vì nếu hủy thì sẽ gây tốn kém về kinh phí và làm gián đoạn việc quản lý đất đai gây hậu quả bất ổn định). Nhƣng các nghiên cứu này vẫn chƣa chỉ ra luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn để thực hành chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc.