Đánh giá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và bộ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc (Trang 100 - 105)

9. Kết cấu của Luận án

3.1. Hiện trạng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và bộ tiêu chí

3.1.3. Đánh giá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và bộ tiêu

Để thực hiện chính sách quản lý đất đai, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai để các địa phƣơng có thể lựa chọn áp dụng, Cục Công nghệ thông tin và Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ TN&MT đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá phần mềm xử lý dữ liệu địa chính với các nội dung yêu cầu chính:

- Các yêu cầu về công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn; - Các yêu cầu về chức năng phần mềm;

- Các yêu cầu về phi chức năng; - Các yêu cầu về sở hữu trí tuệ;

- Các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

Chi tiết về nội dung các yêu cầu của Bộ tiêu chí đánh giá phần mềm xử lý

dữ liệu địa chính tại Phụ lục kèm theo Luận án.

3.1.3. Đánh giá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và bộ tiêu chí đánh giá phần mềm đánh giá phần mềm

a. Đánh giá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai

Nhìn chung văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai đƣợc trình ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo kịp thời có hiệu lực ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành; khắc phục đƣợc tình trạng Luật chờ các văn bản hƣớng dẫn. Việc ban hành đồng thời các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật có hiệu lực

cùng với Luật Đất đai đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng, đƣợc xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong việc chuẩn bị thi hành Luật Đất đai.

Có thể nhận định, về cơ bản việc ban hành các văn bản chính sách nói trên đã góp phần quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai, cụ thể có những nội dung đổi mới nhƣ: nâng thời hạn giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân; công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, quy định việc tham gia của ngƣời dân, trách nhiệm giải trình của Nhà nƣớc, quy định cụ thể về việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan nhà nƣớc, của công dân và hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng năng lực thực thi chính sách, pháp luật của ngành quản lý đất đai vẫn còn những hạn chế nhất định, việc ban hành chính sách và hiệu quả thực thi chính sách vẫn còn khoảng cách khá lớn, đặc biệt là chính sách không đƣợc thực thi một cách thống nhất giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hạn chế về năng lực thực thi ở các cơ quan quản lý đất đai là do các cơ quan này chƣa có đủ năng lực và các công cụ cần thiết để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, trong đó thiếu các công cụ để vận hành hệ thống quản lý đất đai dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Hạ tầng thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia – yếu tố cốt lõi để hỗ trợ vận hành công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cũng nhƣ phục vụ cho việc kết hợp với các bên có liên quan khác – vẫn còn vừa thiếu vừa yếu kém. Thông tin đăng ký đất đai chƣa hoàn thiện, chủ yếu ở dạng hồ sơ giấy và có độ tin cậy thấp , nhu cầu khai thác thông tin đất đai chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ do chƣa có hạ tầng thông tin hiện đại , thông tin dƣ̃ liê ̣u còn

hạn chế về độ chính xác , tính đầy đủ… Những hạn chế thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:

- Các quy định và quy chuẩn kỹ thuật ban hành không kịp thời hoặc luôn phải bổ sung và điều chỉnh làm ảnh hƣởng tới quá trình phát triển các phần mềm xử lý dữ liệu địa chính.

- Việc chấp hành, tuân thủ chính sách ở một số địa phƣơng còn hạn chế; - Việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của địa phƣơng còn chậm; - Chính sách về phần mềm xử lý dữ liệu địa chính chƣa thống nhất tƣơng thích trong phạm vi toàn quốc, điểm này dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đất đai;

- Phân cấp quản lý các dữ liệu địa chính theo các mức độ chi tiết khác nhau giữa trung ƣơng và địa phƣơng chƣa đƣợc quy định.

Mặt khác, chính sách quản lý đất đai hiện hành chƣa có các chuẩn về mô hình dữ liệu địa chính, chuẩn về chỉnh lý biến động, chuẩn về lƣu trữ dữ liệu quá khứ của thửa đất.

b. Nhận định về chất lượng bộ tiêu chí đánh giá phần mềm

Qua nghiên cứu theo dõi cho thấy, Bộ tiêu chí đánh giá phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đƣợc các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng tƣơng đối toàn diện, về cơ bản đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu để đánh giá các phần mềm xử lý dữ liệu địa chính.

Tuy nhiên Bộ tiêu chí này còn có một số bất cập cần đƣợc bổ sung đánh giá chi tiết hơn đối với một phần mềm nhƣ độ an toàn bảo mật thông tin, hiệu năng, tốc độ xử lý đối với dữ liệu lớn, các chức năng xử lý với các trƣờng hợp có dữ liệu đặc thù …

Để có cơ sở nhận định về chất lƣợng bộ tiêu chí đánh giá phần mềm, tác giả Luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau.

Câu hỏi phỏng vấn ngƣời thứ nhất: Xin Ông cho biết chất lượng về bộ tiêu chí đánh giá phần mềm xử lý dữ liệu địa chính trong chính sách quản lý đất đai hiện hành?

Trả lời: “Có thể thấy, bộ tiêu chí đánh giá phần mềm xử lý dữ liệu địa chính trong chính sách hiện hành có những bất cập:

- Chưa có chính sách công nghệ mang tính thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính trên cơ sở hệ tiêu chí nghiêm ngặt về sự thống nhất trong toàn quốc;

- Cấu trúc dữ liệu tại các địa phương không được chuẩn hóa theo cách tiếp cận hệ thống;

- Chưa có văn bản pháp quy lựa chọn cấu trúc, tiêu chí dữ liệu quốc gia để xây dựng công nghệ phần mềm thống nhất tương thích;

- Chưa có một tiêu chí để xây dựng hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh”.

(Nam, TS, nhà quản lý, Tổng cục quản lý đất đai)

Câu hỏi phỏng vấn ngƣời thứ hai: Xin Ông cho nhận xét về chất lượng bộ tiêu chí đánh giá phần mềm xử lý dữ liệu địa chính trong chính sách hiện hành?

Trả lời: “Về hệ thống tiêu chí quản lý đất đai trong chính sách hiện hành, có thể thấy những bất cập như chưa có tiêu chí để thống nhất việc sử dụng nhiều phần mềm khác nhau cho nên trên thực tế đang gặp các khó khăn sau đây: từ cấu trúc cơ sở dữ liệu khác

dữ liệu khó khăn và mất nhiều thời gian; việc bảo trì, vá lỗi, đảm bảo bảo mật rất phức tạp, nguy cơ mất dữ liệu rất cao, lãng phí trong bảo trì, nâng cấp phần mềm khi có sự thay đổi quy định của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai (phải nâng cấp nhiều phần mềm thay cho một phần mềm); khó khăn hơn trong việc thực hiện kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác do phải xử lý tương thích với nhiều phần mềm thay vì một phần mềm duy nhất”.

(Nam, TS, nhà khoa học, Trường Đại học TN&MT)

Qua ý kiến của các chuyên gia về chất lƣợng của bộ tiêu chí đánh giá phần mềm, có thể nhận định chung chính sách hiện hành chƣa mang tính thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính trên cơ sở hệ tiêu chí nghiêm ngặt về sự thống nhất trong toàn quốc, cấu trúc dữ liệu tại các địa phƣơng không đƣợc chuẩn hóa theo cách tiếp cận hệ thống. Điểm bất cập rõ nhất về chính sách là chƣa có tiêu chí chọn cấu trúc, tiêu chí dữ liệu quốc gia để xây dựng công nghệ phần mềm thống nhất tƣơng thích.

Những bất cập vừa nêu dẫn đến hệ quả là xây dựng hệ thống dữ liệu khó khăn và mất nhiều thời gian, việc bảo trì, vá lỗi, lãng phí trong bảo trì, nâng cấp phần mềm khi có sự thay đổi quy định của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai, khó khăn trong việc thực hiện kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác do phải xử lý tƣơng thích với dữ liệu của nhiều phần mềm thay vì xử lý dữ liệu trên một phần mềm duy nhất.

Xin nhấn mạnh hệ quả của việc thiếu phần mềm thống nhất tƣơng thích dẫn đến việc đảm bảo bảo mật dữ liệu rất khó khăn, nguy cơ mất dữ liệu rất cao. Do vậy, việc nghiên cứu để đƣa tiêu chí phần mềm thống nhất tƣơng thích là việc làm cấp bách.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)