Cách tiếp cận đánh giá hiệu quả của chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc (Trang 90 - 94)

9. Kết cấu của Luận án

2.6. Cách tiếp cận phân tích và đánh giá chính sách vào việc thực hiện mục

2.6.3. Cách tiếp cận đánh giá hiệu quả của chính sách

Hiệu quả của chính sách là những lợi ích mà một chính sách mang lại cho toàn hệ thống. “Lợi ích” là một khái niệm rất rộng. Có thể là lợi ích kinh tế, có thể đó là lợi ích về văn hóa, xã hội. Hiệu quả thông thƣờng đƣợc đánh giá theo tƣơng quan giữa đầu ra và đầu vào, nhƣng hiệu quả của một chính sách thì không thể đánh giá theo tiếp cận đó.

Lợi ích mà một chính sách mang lại cho hệ thống có thể bao gồm hai mặt: - Thực hiện với kết quả dương tính của mục tiêu;

- Hình thành một kiến tạo xã hội dương tính về mọi mặt văn hóa, xã hội. Đánh giá hiệu quả của chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính, dựa trên các loại hiệu quả sau đây:

1. Hiệu quả công nghệ

Hiệu quả công nghệ của chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đƣợc xét trên các yếu tố: mức độ tiên tiến và hiện đại của công nghệ, mức độ đƣợc chấp nhận của ngƣời sử dụng, khả năng quản lý…

2. Hiệu quả quản lý

Hiệu quả quản lý của một chính sách đƣợc đánh giá dựa trên kết quả phân tích kiến tạo xã hội của chính sách, đánh giá tính phù hợp của kiến tạo xã hội trong mối quan hệ với mục tiêu ban đầu mà chính sách đề ra. Nhƣ vậy, với bất cứ chính sách nào, hiệu quả quản lý phải thể hiện ở hai tiêu chí sau:

- Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách, mục tiêu mà chính sách đặt ra phải chuẩn xác, trƣờng hợp một chính sách có nhiều mục tiêu cụ thể thì các mục tiêu cụ thể không đƣợc triệt tiêu lẫn nhau;

- Đánh giá các phƣơng tiện để thực hiện mục tiêu, các nguồn lực đƣợc sử dụng là hợp lý, không có tình trạng phƣơng tiện chống lại mục tiêu, không có hiện tƣợng các phƣơng tiện triệt tiêu hiệu lực của nhau.

Hiệu quả quản lý của chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đƣợc đo bằng việc thực hiện mục tiêu của chính sách, các phƣơng tiện nhƣ nhân lực, tài lực, công nghệ đƣợc sử dụng để thực hành chính sách là phù hợp, không lãng phí.

3. Hiệu quả xã hội

Đây cũng là loại hiệu quả xét tới những hệ lụy của kiến tạo xã hội rộng hơn về cấu trúc xã hội, trật tự xã hội, hiệu quả an ninh và quốc phòng..., thậm chí có thể đụng chạm đến các nền tảng của một xã hội.

Hiệu quả xã hội có thể nhận biết trực tiếp qua các phản ứng trực tiếp của dân chúng đối với chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính, phản ứng này thể hiện ở việc ủng hộ hoặc phản đối chính sách.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chƣơng 2 đã khảo sát và phân tích các khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài Luận án, bao gồm khái niệm chính sách, thực hành chính sách, chính sách công nghệ, tính thống nhất và tính tƣơng thích của chính sách công nghệ trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính…

Qua phân tích đã cho thấy:

1. Có mối quan hệ giữa tính thống nhất và tính tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính;

2. Các tiêu chí của chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính mà Luận án đã phân tích cho thấy chúng có tác động đến hiệu quả quản lý đất đai;

3. Vai trò của chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính có tác động đến hiệu quả quản lý đất đai;

4. Việc đánh giá chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đối với hiệu quả quản lý đất đai đƣợc thông qua đánh giá tác động dƣơng tính, tác động âm tính, kiến tạo xã hội của chính sách…

5. Cách tiếp cận để đánh giá chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đối với hiệu quả quản lý đất đai đƣợc thông qua tiếp cận phân tích chính sách, tiếp cận đánh giá hiệu quả của chính sách thể hiện trên các mặt: hiệu quả công nghệ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của chính sách.

Qua kết quả nghiên cứu của chƣơng 2 cho thấy có thể sử dụng những khái niệm công cụ đã phân tích, các tiêu chí, cách tiếp cận trong đánh giá chính sách để khảo sát thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm thực hành chính sách công nghệ thống nhất tƣơng thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc.

CHƢƠNG 3.

HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT TƢƠNG THÍCH

TRONG HỆ PHẦN MỀM XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Để ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã đƣợc quan tâm thực hiện ở hầu hết các địa phƣơng trên cả nƣớc.

Tuy nhiên, kết quả xây dựng, triển khai, quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật hệ thống thông tin đất đai quốc gia thống nhất vẫn chƣa đáp ứng mục tiêu đề ra.

Nội dung nghiên cứu của Chƣơng 3 bao gồm:

- Phân tích đánh giá hiện trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính và bộ tiêu chí đánh giá phần mềm;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng về chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính; - Phân tích, đánh giá hiện trạng mô hình kiến trúc hệ thống;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng phần mềm công nghệ nền;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng phần mềm xử lý dữ liệu địa chính;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng về nguồn lực liên quan đến phần mềm xử lý dữ liệu địa chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành chính sách công nghệ thống nhất tương thích trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong phạm vi toàn quốc (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)