9. Kết cấu của Luận án
3.2. Hiện trạng chính sách về chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính
3.2.1. Quy định kỹ thuật về chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính
Chính sách về chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính đƣợc Bộ TN&MT quy định tại Thông tƣ 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 với các quy định về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin, hệ quy chiếu không gian và thời gian, siêu dữ liệu, chất lƣợng dữ liệu; trình bày dữ liệu, trao đổi và phân phối các cơ sở dữ liệu, cụ thể nhƣ sau:
a. Nội dung dữ liệu không gian đất đai
- Nhóm dữ liệu không gian nền gồm nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc, nhƣ lớp dữ liệu điểm thiên văn, điểm tọa độ quốc gia, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính, điểm khống chế đo vẽ chôn mốc cố định; lớp dữ liệu điểm độ cao quốc gia, điểm độ cao kỹ thuật có chôn mốc. Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới: gồm lớp dữ liệu mốc biên giới, địa giới; lớp dữ liệu đƣờng biên giới, địa giới; lớp dữ liệu địa phận cấp tỉnh; lớp dữ liệu địa phận cấp huyện; lớp dữ liệu địa phận cấp xã. Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ: gồm lớp dữ liệu đƣờng thủy hệ, lớp dữ liệu vùng thủy hệ, lớp dữ liệu đƣờng mép nƣớc, lớp dữ liệu đƣờng bờ nƣớc, lớp dữ liệu đƣờng đỉnh đê. Nhóm lớp dữ liệu giao thông: gồm lớp dữ liệu tim đƣờng, lớp dữ liệu mặt đƣờng bộ, lớp dữ liệu ranh giới đƣờng, lớp dữ liệu đƣờng sắt, lớp dữ liệu chỉ giới đƣờng. Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú: gồm lớp dữ liệu điểm địa danh, điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; lớp dữ liệu ghi chú.
- Nhóm dữ liệu không gian địa chính, gồm lớp dữ liệu thửa đất, lớp dữ liệu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, lớp dữ liệu đƣờng chỉ giới và mốc giới của hành lang an toàn bảo vệ công trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác có liên quan tới thửa đất.
- Nhóm dữ liệu về thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về đối tƣợng chiếm đất không tạo thành thửa đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về ngƣời sử dụng đất, ngƣời quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất.
c. Chất lượng dữ liệu đất đai
Chất lƣợng dữ liệu địa chính đƣợc xác định cho từng thửa đất phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính với hồ sơ địa chính. Chất lƣợng dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chất lƣợng dữ liệu giá đất đƣợc xác định cho từng thửa đất phải thống nhất với giá đất theo quy định, quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Chất lƣợng dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai và dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai.
d. Trình bày và hiển thị cơ sở dữ liệu đất đai
Việc trình bày dữ liệu thuộc tính đất đai đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành về Giấy chứng nhận; hồ sơ địa chính; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai.
e. Trao đổi, phân phối dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai
Chuẩn định dạng dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối dữ liệu đất đai đƣợc áp dụng theo ngôn ngữ định dạng địa lý GML. Chuẩn định dạng siêu dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối siêu dữ liệu đất đai đƣợc áp dụng theo ngôn ngữ định dạng mở rộng XML. Dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai đƣợc trao đổi, phân phối dƣới dạng tệp dữ liệu thông qua các thiết bị lƣu trữ dữ liệu và các dịch vụ truyền dữ liệu.
Lƣợc đồ ứng dụng GML, XML áp dụng trong trao đổi, phân phối dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai đƣợc quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tƣ.
3.2.2. Đánh giá chính sách chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính
Để có cơ sở đánh giá chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính đang đƣợc áp dụng hiện nay, tác giả Luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai và đã thu đƣợc kết quả.
Câu hỏi: xin Ông cho biết nhận xét về chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính đang được áp dụng hiện nay.
Trả lời: “Để có thể nhận xét về chuẩn cấu trúc dữ liệu địa chính đang được áp dụng hiện nay, cần phải xây dựng chuẩn thông tin địa chính trước khi xây dựng chuẩn dữ liệu địa chính. Lưu ý rằng khi nói đến thông tin địa chính (số liệu, tài liệu, mẫu biểu báo cáo tổng hợp, hồ sơ v…v), chưa đề cập đến máy tính, còn dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính và lúc này mới đề cập đến các mô hình dữ liệu, cấu trúc dữ liệu… Nhiều loại sổ sách, bảng biểu, mẫu biểu trong hồ sơ địa chính (phần thông tin địa chính) vẫn thường xuyên được hoàn chỉnh, bổ sung làm thay đổi các cấu trúc dữ liệu địa
hoàn chỉnh nhiều lần (phần thông tin địa chính) cũng làm thay đổi dữ liệu đang lưu giữ trong CSDL địa chính ở các Sở TN&MT”.
(Nam, 51 tuổi, nhà quản lý, Tổng cục Quản lý đất đai)
Nhƣ vậy, đã thấy bất cập về trình tự xây dựng chuẩn thông tin địa chính và chuẩn dữ liệu địa chính. Cần thấy rằng mối quan hệ giữa dữ liệu địa chính với các dữ liệu liên quan của các ngành khác nhƣ giá trị đất, môi trƣờng, địa chất khoáng sản… và quan niệm về địa chính đa mục đích trong CSDL tài nguyên đất không đƣợc xác định nhất quán, đầy đủ, chi tiết, khoa học. Do đó tùy theo nhu cầu của từng địa phƣơng mà bổ sung vào CSDL địa chính các dữ liệu liên quan làm cho cấu trúc CSDL bị biến đổi, không thống nhất giữa các địa phƣơng.
Mặc dù Bộ TN&MT đã xây dựng và ban hành chuẩn về cấu trúc dữ liệu địa chính song việc tuân thủ chuẩn này ở một số các địa phƣơng vẫn còn hạn chế đó là mới chỉ tuân thủ một phần cấu trúc dữ liệu do Bộ TN&MT ban hành cho nên tính đồng bộ về cấu trúc dữ liệu giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc chƣa đƣợc tốt. Cơ quan quản lý chƣa đề ra một chính sách hữu hiệu để quản trị hệ thống CSDL thống nhất trên toàn quốc.
Điểm đặc biệt là cấu trúc CSDL còn phức tạp chƣa thống nhất, chƣa có phần mềm thống nhất tƣơng thích dẫn đến dữ liệu CSDL không thống nhất.