Tình hình nghiên cứu Jataka ở nước ngồi thu hút đơng đảo các nhà
Hƣớng tiếp cận Jataka từ góc độ tơn giáo
Jataka vốn là bộ kinh đồ sộ của quê hương Phật giáo và nó ra đời nhằm truyền bá những tư tưởng cốt lõi của đạo Phật. Jataka thu hút sự quan tâm của các bậc chân tu, các học giả chuyên nghiên cứu tâm linh, triết học, tơn giáo ở một số khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất là các học giả tập trung nghiên cứu hình tượng Đức Phật như là hiện thân cao quý trên con đường thức tỉnh và cứu vớt nhân loại ra khỏi vịng trầm ln. Khía cạnh thứ hai là các học giả đi sâu vào khai thác các phương diện đạo đức (mười hạnh Ba la mật) của Đức Phật như: The Genesis of the Bodhisattva Ideal/ Nguồn gốc hình thành lý tưởng Bồ Tát của tác giả Ven Anālayo… Đặc điểm chung của các bài viết này là nói về một trong số 10 phẩm hạnh của Đức Phật trước khi Ngài đạt đến cõi niết bàn và trở thành Bồ Tát như: Bố thí, hào phóng, kiên định, dũng cảm, trí tuệ, tinh tấn…
Cũng coi Jataka như là tác phẩm minh họa cho triết lý Phật giáo, cơng trình The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit Literature (Những bài
giảng của Đức Phật trong văn học Phật giáo) của tác giả Dayal Har đề cập đến những nội dung đạo đức mà Đức Phật thuyết pháp trong Jataka bằng nghệ thuật thuyết pháp tài hoa. Cơng trình cũng nhấn mạnh đến những con đường mà Đức Phật đã trải qua (Bát chính đạo) để tìm ngun lý cuộc đời (Tứ diệu đế), giúp nhân gian thoát khỏi bề trầm luân khổ ải.
Tiêu biểu nhất cho hướng tiếp cận Jataka từ góc độ tơn giáo là cơng
trình Buddhist Ethics in the Pannàsa Jàtaka (Đạo đức Phật giáo trong Pannàsa Jàtaka) của nhà nghiên cứu Bunnary. Cơng trình này nhấn mạnh vào
khía cạnh đạo đức của tác phẩm trong việc thực hiện các lời dạy của Đức Phật. Tác giả coi đó là tác phẩm ngụy kinh, kinh phóng tác, nghĩa là vẫn vay mượn từ tập truyện Jataka của Ấn Độ nhưng biên soạn lại theo ngôn ngữ và
tinh thần dân tộc giúp trở nên gần gũi và dễ hiểu đối với quần chúng. Cùng với Jataka chính thống, 50 Jataka bản địa đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Myanmar, Campuchia, Lào ở phương diện đạo đức, hành vi, ứng
bình dân. Nghiên cứu này gợi ý cho chúng tôi về một trong những con đường dẫn đến các biến thể Jataka trong truyện kể dân gian Myanmar, Campuchia, Lào. Đó là con đường biên soạn.
Hƣớng tiếp cận Jataka từ góc độ văn hóa
Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này phải kể đến cuốn sách The Influence of Jatakas on Art and Literature (Ảnh hưởng của Jatakas lên nghệ thuật và
văn học) của tác giả Ahir. Đây là cơng trình nghiên cứu đầy đủ nhất ảnh hưởng của Jataka đối với nền văn học - nghệ thuật ở chính nơi sinh ra nó: Ấn Độ; rồi Đơng Nam Á, cuối cùng lan tỏa cả sang châu Âu và Phật giáo hiện đại. Chính phần nói về các câu chuyện Jataka trong văn học đã gợi mở cho
chúng tôi ý tưởng để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Bài viết The Jataka Stories and Laopuan worldview (Jataka trong thế
giới quan của người Lào Buông) - tác giả Wongthet - là kết quả điền dã dân tộc học của người viết ở một số tỉnh của Lào và đi đến kết luận: Ở đây, ngay trong đời sống đương đại, những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật được ngâm, được đọc đi đọc lại nhiều lần. Người ta kể lại (recite) những câu chuyện Jataka trong nghi lễ vòng đời, tang ma… Jataka còn trở thành quy tắc chuẩn mực quy định những ứng xử xã hội, những điều lệ hợp pháp. Những Dhamma (lời dạy của Đức Phật và con đường tu tập đưa đến giác ngộ) được ứng dụng vào cả trong cách hành xử của chính phủ, hệ thống tư pháp.
Cũng là một học giả Lào, bài viết The Role and Impact of Vessantara Jātaka in the Lao PDR (Vai trò và ảnh hưởng của Jataka ở Lào) của Ven
Sayadej Vongsopha lại đặc biệt nhấn mạnh đến ảnh hưởng của Jataka trong lễ hội Lào - tiêu biểu là lễ hội Bun Phạ Vệt (Phật hóa thân) được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng Giêng. Đây là lễ hội nghe các nhà sư đọc truyện Phạ Vệt, đại kiếp hay còn gọi kiếp Đức Phạ Vệt bằng 1.000 khổ thơ (trong Jataka, đây là câu chuyện về hồng tử Vessantara). Dù bài viết tiếp cận dưới góc độ
nhân học văn hóa nhưng cũng gợi ý cho chúng tôi về sự phổ cập của Jataka cuối cùng và một số con đường tồn tại của nó ở Lào. Trên cơ sở đó, gợi mở cho chúng tôi cách tiếp cận tương tự đối với trường hợp 2 quốc gia còn lại là Myanmar và Campuchia.
Hƣớng tiếp cận Jataka từ góc độ văn học
Một số tài liệu nhắc đến ảnh hưởng của Jatata lên văn học Đông Nam Á
như: Jataka tales, Jataka online, In Encyclopaedia of Buddhism Dhirasekera,
Buddish literature… nhưng chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa của các Jataka và chỉ
nêu lên sự tồn tại các biến thể, còn cụ thể đi sâu vào vấn đề thì chưa được đề cập tới. Chúng tôi thấy rằng, những tài liệu này cũng là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài.
Bên cạnh đó, cịn có một số cuốn sách về văn học trực tiếp bàn đến
Jataka và ảnh hưởng của Jataka lên văn học Phật giáo các nước theo Phật
giáo Theravada như:
Cuốn The Jatakas: Birth Stories of the Bodhisatta (Jatakas: Những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật) của tác giả Sarah Shaw (trung tâm nghiên cứu Phật học Oxford). Cuốn sách không phải chuyên luận mà là sự tập hợp các câu chuyện Jataka theo một cách mới (tuyển chọn 26/547 truyện). Tuy nhiên, dưới mỗi truyện lại có sự giải thích tỉ mỉ và thấu đáo về cấu trúc, bối cảnh địa lý và lịch sử nên cũng trở thành nguồn tư liệu đối với chúng tôi khi tiến hành so sánh các biến thể.
Hoặc cuốn Jataka Stories in Theravada Buddhism Narrating the Bodhisatta Path (Những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật ở các nước theo
Phật giáo Tiểu thừa) của tác giả Naomi Appleton đề cập đến một số vấn đề chung về tác phẩm Jataka: Hình tượng Đức Phật trong các câu chuyện, sự
hồn hảo của người kể chuyện, trong đó có riêng một chương nói về sự sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện Jataka với ngụ ý cần tiếp cận Jataka dưới một
hướng mới - không đơn giản chỉ là tác phẩm minh họa cho những triết lý Phật giáo mà cần nghiên cứu chúng như là một tác phẩm văn học thực thụ. Tác giả nhấn mạnh lại trong bài viết khác A Place for the Bodhisatta: The Local and the Universal in Jātaka Stories (Tính địa phương và tính phổ quát của các câu
chuyện tiền thân Đức Phật). Trong phần Jātakas of the Orient (Jataka ở
phương Đơng), tác giả có điểm qua lịch sử nghiên cứu tác phẩm này. Bà cho
rằng, trước đây, người ta chỉ quan tâm đến giá trị lịch sử của nó nên rất ít học giả tiếp cận Jataka dưới góc độ văn học.
Đặc biệt, cơng trình Study of the Jatakas: Analytical and Critical
(Phân tích và phê bình Jatakas) của tác giả Jayatilaka có liên quan nhiều đến đề tài của chúng tơi. Mặc dù cơng trình đi sâu về ảnh hưởng của Jataka lên
văn hóa Myanmar nhưng trong 7 chương sách, tác giả dành hẳn 1 chương nói về văn học Phật giáo và ảnh hưởng của Jataka lên các nước theo
Phật giáo tiểu thừa, trong đó có Myanmar. Tác giả đã nhắc đến sự tồn tại của Dasa Jataka (10 Jataka cuối cùng) trong văn học Myanmar, đặc biệt là câu chuyện về Hoàng tử Vệt - xanh - do rất được yêu thích.
Cuối cùng, những cơng trình nghiên cứu về truyện cổ của từng nước là nguồn tư liệu quan trọng đối với luận án của chúng tôi như:
Cuốn The Folk - Tales of Burma: An Introduction (Giới thiệu truyện cổ dân gian Myanmar) của tác giả Gerry Abbott và Khin Thant Han. Dù đây chỉ là tuyển tập về truyện kể dân gian Myanmar nhưng trong lời mở đầu đã khẳng định rằng kho tàng truyện kể dân gian nước này ít nhiều có vay mượn từ Jataka. Hơn nữa, cách bố cục theo kiểu phân loại các kiểu truyện như:
Truyện về nguồn gốc loài người và vũ trụ; nhóm truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên; nhóm truyện về động vật… trong đó, có hẳn một nhóm truyện tác giả đặt tên là Jataka tale với nhiều truyện tương ứng với các Jataka. Có
thể nói, đây là nguồn tư liệu quý giá vì tác giả đã chỉ ra cho chúng tôi thấy sự tồn tại của các biến thể Jataka trong truyện kể dân gian Myanmar.
Hay như cuốn Laos Folktales (Truyện cổ dân gian Lào) của tác giả Dr. Wajuppa Tossa, Prasong Saihong, Phanida Phunkrathok cũng tuyển tập theo phân loại như: Animal tales (truyện về động vật), Ghost Stories (truyện ma
quỷ); Origin Myths of the Lao People (huyền thoại về nguồn gốc và tộc
người); Magical Tales (truyện thần tiên)…, trong đó có loại truyện mà tác giả gọi là Buddhist Jataka and Moral Tales (truyện Jataka và các bài học đạo
đức). Đây chính là những biến thể Jataka ở Lào. Cuốn sách này thực sự là
nguồn tham khảo quan trọng cho đề tài của chúng tôi về mặt tư liệu truyện kể cũng như gợi ý chúng tôi so sánh các biến thể giữa Jataka của Ấn Độ và Jataka của Lào.
Một cơng trình nữa, An Analysis of the Trickster Archetype as Represented by
the Rabbit Characterin Khmer Folktales (Phân tích kiểu truyện con thỏ thông
minh trong truyện kể dân gian Khơme) của tác giả Chor Chanthyda. Trong cơng trình này, đối tượng khảo sát là chùm truyện về con thỏ của người Khơ me - Campuchia song tác giả cho rằng, nguồn gốc của truyện này là Jataka
Ấn Độ. Có điều, trong ngun bản Ấn Độ, hình tượng con thỏ là hình tượng cao cả của Đức Phật, cịn khi đi vào đời sống văn hóa người dân Khơ me, nó đại diện cho những con người bình dị. Với những đức tính thơng minh, lém lỉnh, hài hước, thỏ luôn là vị quan tịa thơng thái để gỡ rối khúc mắc, bất hịa, thiếu cơng bằng và giúp giải quyết những xung đột trong cộng đồng.
Dựa trên tình hình nghiên cứu ở nước ngồi, chúng tơi nhận thấy, các cơng trình của học giới nhìn chung đã chỉ ra được những giá trị nổi bật của
Jataka và tầm ảnh hưởng của nó trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu đều thiên về hướng tiếp cận tôn giáo. Jataka trong con mắt của người phương Tây thực chất là bộ thánh điển của Phật giáo do các đệ tử của Ngài sưu tập, biên soạn lại sau khi Ngài viên tịch. Những triết lý tôn giáo, những bài học đạo đức, những phẩm chất tinh tấn và tuệ viên mãn của
Đức Phật là nhân tố mà các học giả phương Tây tập trung khai thác. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi văn minh phương Tây với sự tiến bộ vượt bậc đã bộc lộ những bất ổn thì người ta buộc phải tìm đến Phật giáo để cân bằng và giảm thiểu những khổ nạn của đời sống. Chính vì lý do trên mà hướng tiếp cận tác phẩm trên góc độ văn học, đặc biệt là việc xem xét những biến thể của
Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á chưa được đề cập đến nhiều.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những tuyển tập văn học folklore của các nhà nghiên cứu Myanmar, Campuchia và Lào.
Tiểu kết chƣơng 1
Từ việc khảo sát tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về những biến thể của Jataka, chúng tôi nhận thấy, các học giả đều nhìn ra tầm quan
trọng và ảnh hưởng của văn phẩm này, đặc biệt là các nước theo Phật giáo Theravada. Người ta quan tâm đến khía cạnh tơn giáo với những nguyên lý của nhà Phật và tập trung nêu bật hình tượng Đức Phật với Hạnh 10 ba la mật như: Bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, chí nguyện, tâm từ, hỷ xả. Các cách tiếp cận dưới góc độ văn học chưa được quan tâm nhiều, một số cơng trình thiên về cấu trúc và nghệ thuật trần thuật. Các biến thể về Jataka hầu hết lại nằm trong những tư liệu sưu tập truyện cổ của các
CHƢƠNG 2
KHƠNG GIAN MƠI TRƢỜNG VĂN HĨA ĐƠNG NAM Á VÀ GIAO LƢU, TIẾP XÚC ẤN ĐỘ - ĐÔNG NAM Á