Khơng gian mơi trƣờng văn hóa Đơng Na mÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 46 - 58)

Giống như bao nhiêu hiện tượng khác của tự nhiên và xã hội, văn hóa mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực phát triển bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong nội bộ cấu trúc từng vùng, từng quốc gia, từng khu vực ấy với các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong đó thường được gọi là khơng gian văn hóa chung. Khơng gian văn hóa chung một mặt tạo nên tính ổn định - bền vững, mặt khác mang tính hướng ngoại để các nền văn hóa có thể giao lưu, tiếp xúc với nhau. Và để có một Đơng Nam Á với tư cách là khu vực địa - văn hóa, địa - chính trị như ngày nay thì trước hết, nó là một khơng gian văn hóa với những điều kiện tự nhiên, địa lý và tộc người cụ thể.

Trên thế giới, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái khác nhau của mỗi quốc gia sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức sinh hoạt sản xuất và tính cách con người ở quốc gia đó. Chính sự gần gũi nhau về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đã tạo ra một nền văn hóa Đơng Nam Á bản địa thống

nhất trong đa dạng với những đặc trưng tiêu biểu. Đặc trưng văn hóa Đơng Nam Á được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều yếu tố song về đại thể, mơi trường tự nhiên có vai trị quan trọng.

Về mặt địa lý, Đông Nam Á nằm ở Đông Nam Châu Á, trong phạm vi từ khoảng 92o đến 140o kinh đông và từ khoảng 28o

vĩ Bắc đến 15o vĩ Nam. Tổng diện tích của khu vực này hơn 4.000.000 km2

gồm các đảo, bán đảo, quần đảo, biển kéo dài suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Đông Timor, Indonesia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Singapore và Việt Nam - được chia làm 2 nhóm nước: Nhóm các nước Đơng Nam Á hải đảo (gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Đơng Timor, Brunei) và nhóm các nước Đơng Nam Á lục địa (gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam). Người ta thường nói Đơng Nam Á lục địa để chỉ các nước nằm trên bán đảo Trung - Ấn; Đông Nam Á hải đảo để chỉ các nước nằm trên quần đảo Mã lai, Philippines.

Do điều kiện địa lý của mình (có đường xích đạo chạy qua và nằm giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương), Đơng Nam Á thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa khơ lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng ẩm. Chính vì thế, nơi đây cịn được gọi là “Châu Á gió mùa” với nhiệt độ trung bình từ 20- 270

C. Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hàng năm, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp: Mùa màng tốt tươi, cây cối rậm rạp, thảm thực vật phong phú, đa dạng về chủng loại. Cũng nhờ được thiên nhiên ưu đãi mà Đơng Nam Á có nhiều sản phẩm cây trồng - là ngọn nguồn, tiền đề tạo ra một trong những nền văn minh trồng trọt sớm của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau đều cho thấy: Đông Nam Á là một trong 5 trung tâm trồng trọt sớm nhất trên thế giới [78, tr. 30]. Nhiều thần thoại, truyền thuyết cũng đã chứng minh dấu ấn văn hóa cây trồng

trong đời sống cư dân Đông Nam Á, đặc biệt là huyền thoại về quả bầu Mẹ và thần thoại về cây lúa.

Ngoài thảm thực vật phong phú, Đơng Nam Á cịn có hệ thống sơng ngịi dày đặc. Đây là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của người Đông Nam Á ở buổi bình minh của lịch sử. Sơng ngịi khơng chỉ là nguồn nước tưới tiêu cho những cánh đồng phù sa màu mỡ để phát triển nơng nghiệp mà cịn là con đường giao thông đi lại giữa các vùng miền. Ngay từ thời xa xưa, người dân Đông Nam Á đã rất am hiểu về sông nước và nghề đi biển. Sông và biển đã kết nối các quốc gia Đông Nam Á. Và như chúng ta thấy, các mối liên hệ kinh tế - văn hóa ln được xác lập từ bờ biển bên này qua bờ biển bên kia hơn là các vùng trong cùng một hòn đảo. Đối với khu vực lục địa, mối liên kết văn hóa được xác lập bởi “những dịng suối nhỏ theo sơng về với biển” - mỗi con sông đều mang trong mình một đời sống văn hóa riêng.

Trong ý nghĩa như vậy, cũng như sơng ngịi, biển gắn bó mật thiết với cư dân Đơng Nam Á và quan trọng hơn, vị trí cửa ngõ quốc tế của biển Đông Nam Á đã giúp các nước chủ động đón nhận nhiều luồng giao lưu, tiếp xúc văn hóa với bên ngồi. Được mệnh danh là “ngã tư đường”, “ống thơng gió” của thế giới nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế vô cùng quan trọng. Nhiều thuyền bn nước ngồi từng lui tới khu vực này để buôn bán, trao đổi hương liệu và các sản vật. Do vậy, các quốc gia Đông Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử của mình có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, Ả Rập, phương Tây... Điều này ảnh hưởng nhất định đến văn hóa khu vực sau đó.

Tóm lại, xét về mặt điều kiện tự nhiên, Đơng Nam Á có các yếu tố địa lý quan trọng: Đất, sơng, biển, gió mùa, khí hậu nhiệt đới. Những yếu tố tự nhiên này tác động mạnh mẽ tới cuộc sống con người, tới việc tạo lập nền văn

hóa bản địa chung thống nhất trong đa dạng. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, nhìn một cách tổng thể, thiên nhiên với những yếu tố thuận lợi như đã nói ở trên đã thu hút con người quần tụ sinh sống. Cho nên, Đông Nam Á được rất nhiều nhà khoa học khẳng định là một trong những cái nơi hình thành lồi người ngay từ buổi bình minh của lịch sử [10, tr. 22]; là địa bàn hình thành đại chủng Phương Nam. Dựa trên thành tựu của các ngành: Khảo cổ học, nhân chủng học, folklore học... các nhà khoa học đã tìm ra nhiều chứng tích về q trình chuyển biến từ vượn thành người diễn ra ở khu vực Đông Nam Á.

Những chứng tích cho thấy sự xuất hiện của người tinh khôn ở Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Liên nhận định: “Quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á là liên tục và trực tiếp; đồng thời, đây cũng là niên đại Homo Sapiens sớm nhất hiện nay trên thế giới” [67, tr. 17].

Cùng với sự xuất hiện của người tinh khôn, các tộc người ở Đông Nam Á cũng hình thành, trong đó người Indonesian chính là cội nguồn, gốc rễ của các dân tộc khác nhau ở Đơng Nam Á. Chủng người Indonesian, theo Nguyễn Đình Khoa, là cư dân tiền Đông Nam Á. Người Indonesian cư trú trên toàn địa bàn Đông Nam Á cổ đại mà biên giới của nó tới tận sơng Dương Tử về phía Bắc, tới bang Assam về phía Tây, tồn bộ quần đảo Philippines về phía Đơng và tới quần đảo Indonesia về phía Nam. Đây là lãnh địa cư trú của cư dân tiền Đông Nam Á [55, tr. 34].

Vào sơ kỳ thời đại đá mới (cách chúng ta ngày nay 10.000 năm), một dòng người thuộc chủng Mongoloid từ vùng Tây Tạng di cư về hướng Đông Nam và dừng lại ở khu vực ngày nay là bán đảo Trung Ấn, hợp chủng với cư dân bản địa Melanesian (thuộc chủng Australoid) tạo thành chủng Indonesian (Mongoloid + Melanesian = Indonesian).

Trải qua thời gian, người Indonesian phân thành hai chủng là Austroasiatique và Austronesian vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng.

Chủng người Austroasiatique ra đời do quá trình hỗn chủng giữa Indonesian với Mongoloid, thường gọi là Mongoloid phương Nam. Họ cư trú ở vùng nam Trung Quốc (gọi là Hoa Nam) và bắc bán đảo Trung Ấn. Còn chủng người Austronesian cư trú dọc theo dãy Trường Sơn và tiếp về phía hải đảo. Chúng ta quen gọi Austroasiatique là cư dân Nam Á và Austronesian là cư dân Nam Đảo.

Cho đến thời điểm hiện tại, Đông Nam Á là khu vực đa chủng tộc, song về nguồn gốc, tất cả đều bắt nguồn từ chủng người Indonesian… Đây là sự thống nhất trong đa dạng, một nét bản sắc của con người và văn hóa Đơng Nam Á từ xa xưa.

Như vậy, tính đồng nhất về khơng gian mơi trường văn hóa và tộc người là nền tảng để tạo nên cơ tầng văn hóa bản địa của người dân trước khi có giao lưu, tiếp xúc với văn hóa bên ngồi. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sự phát triển của các nền văn hóa - dù được coi là “thuần khiết nhất” - cũng không bao giờ ở trong trạng thái biệt lập. Nói cách khác, sự hưng thịnh của các nền văn hóa ln là kết quả của một q trình giao lưu và tiếp biến, vận động và kế thừa, chọn lọc, sáng tạo những tinh hoa giá trị văn hóa bên ngồi; song trước hết, yếu tố nội sinh vẫn là nhân tố quan trọng. Bởi vậy, khơng có gì q lời khi cho rằng, để có một cuộc giao lưu, tiếp biến văn hóa Đơng Nam Á với thế giới bên ngồi (trong đó có Ấn Độ) diễn ra nhuần nhị và êm đẹp như chúng ta đã từng thấy, các nước trong khu vực đã trầm tích những giá trị riêng, có một nội lực mạnh mẽ. Những giá trị riêng, nội lực mạnh mẽ đó chính là nền văn hóa bản địa độc đáo nhờ sự quy định của môi trường địa lý với các nhân tố như chúng tơi đã trình bày.

Lớp văn hóa bản địa Đơng Nam Á là lớp văn hóa cổ nhất tính từ khi con người xuất hiện ở khu vực này cho đến thế kỷ thứ nhất trước cơng ngun - lớp văn hóa thuần khiết do cư dân Đơng Nam Á tạo nên từ thời tiền sử và sơ sử trước khi người Đơng Nam Á có tiếp xúc văn hóa với Ấn Độ và Trung

Quốc. Thời kỳ tiền sử được tính từ khởi nguyên cho đến cuối thời đại đá mới và thời kỳ sơ sử cách đây khoảng 4.000 năm.

Về văn hóa Đơng Nam Á thời tiền sử: Đông Nam Á thời tiền sử đã được coi là một trong những cái nơi hình thành lồi người. Ở giai đoạn ấy, các cư dân Đông Nam Á sử dụng mảnh tước (mảnh ghè) làm công cụ lao động. Đây là công cụ làm bằng đá, ghè đẽo thô sơ. Những mảnh ghè đẽo được tìm thấy trong nhiều di chỉ khảo cổ học ở Indonesian, Thái Lan, Philippines, Myanmar… Trên đất Malaysia, người ta đã tìm được 165 cơng cụ chế tác từ mảnh tước. Ở Việt Nam, khu vực núi Đọ (Thanh Hóa) cũng lưu giữ loại cơng cụ này. Tại đây, một số nhà khoa học cịn tìm thấy rìu đá bằng tay được chế tác khá cơng phu [10, tr. 29].

Giai đoạn tiếp theo, khoảng 20 đến 10.000 năm trước công nguyên, đã xuất hiện người tinh khôn (Homo - Sapiens) ở Đông Nam Á. Họ sống thành bộ lạc, biết săn bắt, hái lượm và chế tác công cụ từ đá cuội. Kỹ thuật chế tác đã có bước tiến mới, có nhiều loại hình ổn định. Ở Việt Nam, giai đoạn này được gọi là văn hóa Sơn Vi. Người tinh khơn sống trên các gị đồi, trong một số hang động. Họ biết dùng lửa. Thức ăn chủ yếu của họ là cây quả, hạt, một số động vật nhỏ và vừa [134, tr. 115].

Cách đây khoảng 10.000 năm, người nguyên thủy từ thời đại đồ đá cũ đã bước vào thời kỳ đồ đá giữa. Một sự thay đổi vô cùng quan trọng trong giai đoạn này là sự hợp chủng giữa người Mogoloid với người Melanesian tạo ra chủng người Indonesian - tiền Đông Nam Á với nhiều thành tựu, đặc biệt là kỹ thuật chế tác đá hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao. Theo nhà nghiên cứu Mai Ngọc Chừ, người ta đã tìm thấy những viên đá cuội được ghè đẽo hai mặt, có lưỡi ở một đầu. Tiêu biểu nhất là văn hóa Hịa Bình. Kỹ thuật cơng cụ đá Hịa Bình có ở nhiều nơi khắp Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia... Cư dân của chủng Indonesian thời văn hóa Hịa Bình thường sống

ở các cửa hang động, ở thung lũng đá vơi. Trong một số di chỉ văn hóa Hịa Bình, các nhà khảo cổ học tìm thấy một số hạt của nhiều loại cây thuộc họ bầu bí, rau đậu đã thuần dưỡng [10, tr. 31].

Thực tế trên cho thấy, đối với chủng người Indonesien, dẫu hái lượm và săn bắt vẫn là phương thức chủ yếu của họ thì nền văn minh trồng trọt sơ khai đã xuất hiện trong văn hóa Hịa Bình. Người ta đã trồng các loại cây có củ (như khoai sọ, khoai mơn) và cây có quả (như bầu, bí, đậu…). Họ chính là những người đã tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới.

Sau thời đại đồ đá giữa, cách ngày nay khoảng 5.000 năm, người tiền sử Đông Nam Á tiếp tục bước vào thời đại đồ đá mới với thành tựu biết làm đồ gốm. Ở Việt Nam, tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hóa Bắc Sơn. Người ta tìm thấy nhiều rìu mài lưỡi kiểu Bắc Sơn ở cả Malaysia, Indonesia… Kỹ thuật mài, khoan, cưa đã phổ biến khắp Đông Nam Á. Việc chế tạo ra đồ gốm đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong đời sống cư dân khu vực vì từ đây, ngồi việc khai thác các yếu tố tự nhiên để sinh sống, họ đã tự sản xuất được. Với bước chuyển này, họ từng bước lấn ra các vùng ven biển. Nghề đánh cá phát triển, các cụm dân cư đông đúc hơn. Một số tín ngưỡng xuất hiện. Những dấu hiệu của nền nghệ thuật hội họa cũng bắt đầu manh nha khi người ta tìm thấy những hiện vật xương có nét hoa văn, hình vẽ các con vật và mặt trời được vẽ trên đồ gốm [91, tr. 28].

Cách đây khoảng 4.000 năm cư dân Đông Nam Á bước vào thời đại kim khí (thời đại đồ đồng). Thời kỳ này xuất hiện các dụng cụ bằng đồng. Tiêu biểu nhất của thời đại đồ đồng là văn hóa Đơng Sơn. Đặc biệt, trống đồng Đơng Sơn được tìm thấy ở nhiều địa điểm trong khu vực Đông Nam Á. Vào thời đại đồ đồng, cư dân Đông Nam Á sống thành làng ở những nơi đất cao, gần sơng ngịi. Họ biết làm nhà sàn để ở. Con người chủ yếu đi lại bằng thuyền. Sông và biển là mơi trường giao thơng chính. Cư dân Đơng Nam Á đã

biết trồng lúa cạn ở nương, rẫy. Sau đó, trồng lúa nước ở thung lũng, rồi dần dần xuống vùng châu thổ trồng lúa nước. Đi liền với trồng lúa, việc chế tác các công cụ bằng kim loại và chăn nuôi được đẩy mạnh, nhất là chăn ni trâu, bị để tạo sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Các công cụ lao động như cuốc, xẻng, cày, cùng sức kéo của trâu làm cho năng suất lao động tăng, kỹ thuật canh tác đã có bước nhảy vọt [10, tr. 34-35].

Như vậy, một thời gian dài trong lịch sử, cư dân Đông Nam Á cổ đại đã tạo ra nền văn hóa trồng trọt, văn hóa nơng nghiệp mà thành tựu rõ nhất là nền nông nghiệp lúa nước và nghề luyện kim đồng nổi tiếng. Nhà bác học Mĩ C.O.Sauer cho rằng trung tâm cổ nhất của nông nghiệp là vùng Đông Nam Á. Các tác giả Chebocxarop và Chesnop (Nga) cũng nhắc lại ý kiến của N.I.Vavilop rằng, trong 5 trung tâm xuất hiện các cây trồng sớm trên thế giới có một trung tâm là Đông Nam Á [91, tr. 29]... Tại đây, người ta đã trồng được các loại cây như: Bầu, khoai, chuối, mít, cọ, tre… trong đó, lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Việc lan truyền rộng rãi cây lúa ở Đông Nam Á được bắt đầu vào thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên [26, tr .312]. Sự xuất hiện của cây lúa không chỉ giải quyết vấn đề lương thực cho con người lúc bấy giờ mà còn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội Đơng Nam Á.

Thứ nhất, cây lúa nước thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châu thổ. Ở Đông Nam Á, ở đâu có nước là ở đó cây lúa được trồng và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)