Khơng giống nhiều vùng văn hóa khác trên thế giới, Đơng Nam Á nằm giữa hai nền văn hóa lớn: Trung Hoa và Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đã có ảnh hưởng sâu đậm tới văn hóa Đơng Nam Á thời cổ, trung đại. Tiếp xúc, giao lưu văn hoá Ấn - Trung với Đông Nam Á diễn ra ngay từ những thế kỷ đầu cơng ngun. Văn hóa Ấn Độ vào các nước Đông Nam Á một cách hịa bình qua con đường buôn bán và truyền giáo. Vì thế, văn hóa Ấn Độ thẩm thấu rất sâu và rộng trong khu vực.
Cũng như Trung Hoa, Ấn Độ không chỉ là quốc gia đông đúc về dân cư, rộng lớn về diện tích mà cịn trầm tích truyền thống văn hóa lâu đời - một trong không nhiều nền văn minh rực rỡ, vĩ đại nhất lịch sử nhân loại. Trải qua
bao thăng trầm biến thiên, dịng chảy văn hóa ấy ngày càng lan tỏa và để lại dấu ấn rõ nét trong tồn bộ đời sống văn hóa - nghệ thuật ở các nước Đông Nam Á.
Vào những năm đầu công nguyên, để phục vụ cho nhu cầu của các hoàng đế và những tầng lớp giàu có trong xã hội, việc bn bán một số sản phẩm quý như hương liệu, vàng bạc, châu báu, lụa là... giữa giới thương gia Ấn Độ với thế giới bên ngồi trở nên sơi động. Một trong những điểm hấp dẫn các nhà buôn Ấn Độ lúc bấy giờ là Đông Nam Á. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc, ở Ấn Độ, ngay từ thời xa xưa, các cổ thư đã đề cập đến Đông Nam Á và gọi khu vực này bằng những cái tên chỉ sự giàu có và trù phú như: Suvarnabhumi (Đất vàng), Savarnadvipa (Đảo vàng), Takkola (Đất hương liệu), Nàrikeladvipa (Đảo dừa), Karpùradivipa (Đảo long não), Yaavadvipa (Đảo lúa mạch)… [26, tr 35 - 36]. Hơn nữa, giai đoạn này ở Ấn Độ, sự phát triển của nghề hàng hải cùng với sự hiểu biết về gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho giới thương gia Ấn tiến vào Đông Nam Á thông qua đường biển. Do gió mùa là đặc trưng của khu vực nên những chuyến du hành của người Ấn Độ tới miền đất vàng này thường kéo dài hàng năm, buộc họ phải lưu lại ở Đông Nam Á và kết hôn với phụ nữ bản xứ để thuận tiện cho quá trình sinh hoạt và bn bán. Hệ quả là có một sự tương tác qua lại giữa người Ấn Độ và cư dân Đông Nam Á về phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo và lối sống. Người Ấn khi tới đây đã mang theo cả một “ba lơ” văn hóa của mình và trao nó một cách tự nhiên cho người bản địa. Ngược lại, những cư dân bản địa cũng bị hấp dẫn bởi các giá trị văn hóa độc đáo và mới lạ của một trong những quốc gia được coi là cái nôi của văn minh nhân loại. Do văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào Đông Nam Á bằng con đường hịa bình nên được các cư dân Đơng Nam Á đón nhận một cách tự nguyện và nồng nhiệt. Từ những tiếp xúc ban đầu ấy, văn hóa Ấn Độ dần đi sâu vào mọi phương diện
đời sống văn hóa, chính trị - xã hội Đơng Nam Á. Đúng như nhận định của tác giả Đỗ Thu Hà: “Trong văn học - văn hóa truyền thống khu vực Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ đã phủ một lớp khá dày lên văn hóa bản địa, tạo thành một dấu ấn nổi bật không bao giờ bị phai mờ. Những dấu tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ngày nay vẫn cịn hằn nổi trên các cơng trình kiến trúc, điêu khắc và các loại hình khác của văn hóa khu vực Đơng Nam Á” [31, tr. 9].
Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo... Trong đó, tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng hơn cả vào Đông Nam Á là đạo Phật. Có thể nói, màu sắc Phật giáo bao phủ lên toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của cư dân trong vùng, đặc biệt là các nước Đông Nam Á lục địa như: Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan. Đừng quên thời cổ đại, rất nhiều trung tâm Phật giáo đã nổi lên ở Đông Nam Á - tiêu biểu là trung tâm Phật giáo Pangan (Myanmar). Pangan được xây dựng vào thế kỷ XI, dưới thời vua Anoratha. Nhà vua là người sùng bái đạo Phật nên suốt 3 thế kỷ tồn tại, Pagan trở thành một đô thị tâm linh, một cõi đi về của cội nguồn dân tộc Myanmar [116]. Từ thế kỷ XIII cho đến hôm nay, Phật giáo trở thành nền tảng tinh thần, là quốc đạo ở một số quốc gia Đông Nam Á lục địa như: Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan…
Ngồi Phật giáo thì Ấn Độ giáo cũng đã được các quốc gia Đông Nam Á tiếp nhận ngay từ buổi đầu. Các thần như Brahma, Visnu, Siva; Uma, Laksmi, Saravati và nhiều vị khác của thần điện Ấn Độ như Krisna, Skanda… đều hiện diện trong khu vực [30, tr. 163]. Tại một số nơi, các vị thần này thậm chí được đồng nhất với vua và những người trong hoàng tộc như trường hợp tháp Chăm ở Việt Nam hoặc đền Ăngco ở Campuchia. Trên đất Indonesia, tại hòn đảo Bali xinh đẹp có khoảng 10.000 ngơi đền Ấn Độ giáo mà ở đó
Brahma, Shiva được “tơn vinh thành vị thần tối cao, chi phối mọi lý tưởng thẩm mỹ ở cõi siêu hình” [48, tr. 54].
Các tơn giáo Ấn Độ cịn tỏa bóng lên các cơng trình kiến trúc đặc sắc của Đơng Nam Á.
Đối với người dân Ấn Độ, tôn giáo như nước để uống, cơm để ăn, khơng khí để thở nên đương nhiên, các loại hình nghệ thuật cũng mang màu sắc tơn giáo: Kiến trúc Phật giáo, kiến trúc Hindu giáo… Tất cả các phong cách, “kiểu” kiến trúc ở mức độ đậm nhạt khác nhau đã tác động, ảnh hưởng đến nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á. Theo nhà nghiên cứu Ngơ Văn Doanh: “Nghệ thuật Ấn Độ đã có một ảnh hưởng vơ cùng sâu sắc đối với nền nghệ thuật của các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ cổ trung đại. Ảnh hưởng này sâu sắc tới mức mà có lúc người ta đã xem nghệ thuật của các quốc gia vùng này như là một nền nghệ thuật phái sinh của nền nghệ thuật Ấn Độ” [96, tr. 188]. Một số kiến trúc Phật giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á như: Đền tháp Borobudur của Indonesia, được xây dựng vào khoảng năm 850, thời kỳ trị vì của vương triều Phật giáo Sailendra ở Trung Java - ngày nay đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, “một mơ hình vũ trụ của Mandala Phật giáo, là bài ca trong đá về con đường giải thoát của Phật giáo” [14, tr. 324]. Ở Việt Nam, những cơng trình kiến trúc đẹp nhất đều mang dấu ấn Phật giáo, trong đó phải kể đến 4 cơng trình được sách vở đời Minh hết sức ca tụng là An Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh. Một cơng trình kiến trúc Phật giáo ở Đông Nam Á không thể không nhắc đến là Thạt Luổng/ That Luang (Lào), được xây dựng giữa thế kỷ XVI (năm 1566) do vua Xệttharthilat đề xuất - sau khi rời đô từ Luang Prabang về Vientiane.
Cuối cùng, không thể khơng nhắc tới dấu ấn của văn hóa Ấn Độ trong văn học các nước Đông Nam Á, đặc biệt là văn học dân gian. Sự ảnh hưởng này có căn nguyên từ đặc trưng của văn học Đơng Nam Á. Trong cơng trình
quát một số đặc điểm, trong đó đáng chú ý là “sự vượt trội hẳn lên của văn học dân gian” [89, tr. 36]. Nói cách khác, do chữ viết ở các quốc gia Đông Nam Á cổ đại đều ra đời muộn nên văn học truyền miệng (dân gian) rất phát triển. Tiếp cận với kho tàng folklore Đông Nam Á, chúng tôi nhận thấy, một số thể loại văn học dân gian các nước này chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.
Cùng với sử thi Mahabharata, sử thi Ramayana của Ấn Độ là tác phẩm phù hợp với tâm tư, tình cảm và quan niệm đạo đức của phần đông cư dân Đông Nam Á nên đã không ngừng được “tái sinh” ở những vùng đất mới. Có thể kể đến Seri Rama (Indonesia), Riêmke (Campuchia), Ramakien (Thái
Lan)… là các “dị bản” của Ramayana Ấn Độ. Người dân Đơng Nam Á nhiều phần thích thú với hình mẫu của các nhân vật trong sử thi Ramayana. Họ
cũng cảm thấy không xa lạ với quan niệm sống và chuẩn mực đạo đức được gửi gắm qua các nhân vật mà sử thi đề cập.
Ngoài ra, hai tập truyện nổi tiếng trong đại dương truyện của Ấn Độ là
Jataka và Panchatantra bằng nhiều con đường khác nhau cũng đã hòa vào
kho tàng folklore của nhiều nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm. Ở những quốc gia này, người ta đã dựa trên nền tảng
Jataka, Pantachanra để phóng tác, “sáng tạo lại” theo nếp tư duy, nếp cảm
nếp nghĩ của từng dân tộc. Sự mô phỏng, bắt chước ấy có khi “lộ thiên” ở ngay đề tài, nội dung cốt truyện hoặc thể hiện qua hình thức tác phẩm (kết cấu truyện lồng trong truyện). Khơng có gì đáng ngạc nhiên nếu ở đâu đó, người ta cịn lấy nguyên tên “tác phẩm gốc” đặt cho tập truyện của nước mình hoặc có nhiều truyện bắt chước, mơ phỏng một cách hồn tồn.
Hãy bắt đầu từ Panchatantra - tập truyện ngụ ngôn ra đời, lưu truyền ở Ấn Độ, thế kỷ II. Do nội dung giáo huấn và những bài học luân lý rất gần với nếp nghĩ nếp cảm của cư dân nơng nghiệp vùng Đơng Nam Á nên nó nhanh chóng ảnh hưởng sâu rộng, cải biến thành Tantri (Indonesia), Nangtantai
(Thái Lan), Nangtantay (Lào); còn ở Campuchia, Panchatantra giữ nguyên tên truyện. Theo Lưu Đức Trung, “các dị bản Panchatantra ở Đông Nam Á
chỉ có 4 tập, không thấy 5 tập như bản gốc. Kết cấu, cốt truyện, nhân vật trong truyện về cơ bản khơng có thay đổi mấy...” [128, tr. 96].
Bên cạnh Panchatantra là Jataka. Tập truyện này ra đời vào khoảng
thế kỷ IV - III trước công nguyên, do nhu cầu truyền bá, củng cố và nâng cao vị thế của Phật giáo. Theo khảo sát của Phan Thu Hiền, một số quốc gia ở Đơng Nam Á có xu hướng biên soạn tuyển tập Jataka của riêng mình với số
lượng ít hơn nguyên gốc (thoạt kỳ thủy Jataka có 547 truyện) - như ở
Myanmar, Campuchia và Lào, tập Pannasa Jataka chỉ có 50 truyện; ở Thái
Lan có Dasa Jataka chỉ cịn 10 truyện [41, tr. 105]. Đấy là bình diện chung,
cịn đi vào cụ thể kho tàng truyện kể các nước, chúng ta thấy cái “hương vị”
Jataka không thể nhầm lẫn. Có nước mượn nguyên cốt truyện - như ở
Myanmar có Cơ gái hiếu thảo lấy nội dung từ tiền thân số 22 trong Jataka
(Tiền thân Kukura); truyện Sự tích hình thỏ trên mặt trăng ở các nước
Myanmar, Campuchia, Lào lấy cốt truyện từ Jataka 316; truyện của Thái Lan
Gà gô trở thành thầy giáo như thế nào lấy cốt từ Jataka 438... Nói chung, sự
vay mượn đề tài cốt truyện, tư tưởng, nội dung từ Jataka là điều dễ nhận thấy khi tiến hành khảo sát kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong khu vực.
Từ những gì trình bày ở trên, chúng ta thấy ảnh hưởng to lớn của văn hóa Ấn Độ đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu, tiếp xúc ấy, các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trên cơ sở nền văn hóa bản địa. Nói cách khác, các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp nhận văn hóa ngoại sinh từ một cái gốc vững chắc rồi biến thành văn hóa nội sinh mang sắc thái khu vực và phong cách độc đáo của từng dân tộc - quốc gia. Chúng tôi đồng ý với nhà
nghiên cứu Đức Ninh khi ơng cho rằng q trình tiếp biến của văn hóa Đơng Nam Á ln theo chu trình xốy ốc [91, tr. 49]:
Hướng ngoại
Bản địa + Vào môi trường Nội sinh văn hóa
Trải qua chu trình trên, các nước Đông Nam Á sẽ tự mình tạo nên sự
hội tụ văn hóa, làm cho bức tranh văn hóa Đơng Nam Á ngày càng phong
phú, đa dạng và đặc sắc, có nhiều thành tựu rực rỡ.
Tiểu kết chƣơng 2
Với lối ứng xử thông minh, mềm dẻo, linh hoạt, qua mỗi chặng đường thử thách, văn hóa các quốc gia - dân tộc trong khu vực Đông Nam Á lại trưởng thành và phát triển lên một bước mới. Cuộc hội nhập lần thứ nhất, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ đã làm giàu cho văn hóa Đơng Nam Á - trong đó có văn học. Có thể nói, trong tiến trình phát triển văn học của mình, các nước Đông Nam Á đã vay mượn đề tài, cốt truyện từ nhiều văn phẩm Ấn Độ để tạo ra những biến thể. Nghiên cứu biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á là trường hợp khá điển hình của mối giao lưu Ấn Độ - Đông Nam Á suốt chiều dài lịch sử.
CHƢƠNG 3
CÁC CON ĐƢỜNG DẪN ĐẾN BIẾN THỂ JATAKA TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐÔNG NAM Á