CÁC CON ĐƢỜNG DẪN ĐẾN BIẾN THỂ JATAKA TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 65 - 67)

Khi đề cập đến các con đường dẫn đến biến thể Jataka ở một số nước

Đơng Nam Á, chúng tơi muốn tìm hiểu: Bằng cách nào mà hệ thống truyện kể Jataka từ Ấn Độ có thể hịa vào kho tàng truyện kể dân gian các nước Myanmar, Campuchia, Lào và trở thành tài sản riêng của từng dân tộc?

Như chúng ta đã biết, trong dòng chảy văn chương nhân loại xưa nay, hiện tượng di chuyển văn bản tác phẩm từ quốc gia này sang quốc gia khác khá phổ biến. Đây là điều thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả.Tùy từng góc độ, hướng tiếp cận mà người ta có cách lý giải khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với cách lý giải của nhà Đơng phương học N. Konrat. Ơng gọi những nhân tố giúp văn học từ nước này di chuyển sang nước khác là “kẻ môi giới văn học”. Trong bài viết Về vấn đề quan hệ văn học, N.

Konrat đã có phân biệt sự tiếp nhận văn học ngoại lai gồm 6 hình thức (cũng chính là cách thức, con đường tiếp nhận văn học):

1) Tiếp cận trực tiếp bằng nguyên bản (thông qua ngôn ngữ nguyên tác). 2) Tiếp cận văn bản thông qua dịch thuật (chỉ chuyển thể ngôn ngữ, giữ nguyên nội dung tác phẩm).

3) Phác họa lại nguyên tác (giữ lại phần lớn nội dung nguyên tác và chất liệu của nó. 4) Thích nghi dân tộc (phỏng theo cốt truyện của nguyên tác nhưng thay đổi nhân vật hành động, ngôn ngữ… nguyên tác bằng chất liệu dân tộc mình). 5) Phóng họa thể loại (khơng hẳn theo cốt truyện nguyên tác nhưng phóng họa lại thể loại của nguyên tác theo một hình mẫu được xác định nghiêm ngặt).

Khi xem xét 6 hình thức trên, dẫu cách diễn đạt có thể không giống nhau cả “trăm phần trăm”, chúng tơi vẫn thấy có nhiều hình thức trùng với quá trình tiếp nhận Jataka Ấn Độ ở các nước Đông Nam Á để tạo ra các biến thể [58, tr.246]. Trên thực tế, quá trình này quanh co, phức tạp song chúng tôi vẫn thấy được con đường để văn phẩm Jataka du nhập vào từng nước. Đó là

con đường truyền giáo (quá trình truyền bá đạo Phật ở Đông Nam Á). Khi

Đơng Nam Á có chữ viết, Jataka qua con đường bác học rồi trở về dân gian. Con đường truyền bá Phật giáo ở Đông Nam Á được thực hiện từ rất sớm, ngay từ những thế kỷ đầu sau công nguyên. Thiên niên kỷ thứ nhất sau cơng ngun, có thể thấy phần lớn các nước Đơng Nam Á chưa có chữ viết (một vài nước hình thành, phơi thai văn tự - chữ viết). Vì thế, Sanskrit, Pali đóng vai trị ngơn ngữ truyền giáo (hoặc là Ấn Độ giáo, hoặc là Phật giáo). Tầng lớp trí thức ở thời kỳ này chủ yếu là các nhà sư. Họ đã tiếp nhận các tơn giáo, trong đó có Phật giáo Ấn Độ, sau đó phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Tơn giáo dần được thế tục hóa và được truyền miệng trong nhân dân. Con đường của các văn phẩm Ấn Độ tới Đông Nam Á cũng không thể khác. Các văn phẩm Ấn Độ, trong đó có Jataka đã “gặp ngay đời sống văn hóa dân gian vơ

cùng sống động ở Đông Nam Á nên chúng được dân gian hóa, được tái sinh trong dân gian, chúng làm giàu cho kho tàng văn học dân gian vùng này” [87, tr. 30]. Tác phẩm gốc (Jataka Ấn Độ) vào Đông Nam Á gắn liền với sự truyền bá đạo Phật trong khu vực. Ban đầu, do tác phẩm được viết bằng tiếng Pali nên những người có thể hiểu được nó không phải nhiều, phần lớn là các nhà sư. Họ có vai trị rất lớn - khơng chỉ vì am hiểu kinh kệ mà để thuận lợi cho việc giảng kinh và truyền bá giáo lý nhà Phật, các nhà sư một mặt đã dịch lại tác phẩm Jataka ra tiếng bản địa, mặt khác làm cơng việc biên soạn, phóng tác… thậm chí, một số người cịn dựa theo đề tài, cốt truyện, nhân vật trong

chính là con đường bác học. Sau một thời gian, khi đạo Phật đã đi sâu vào đời sống nhân dân và có chỗ đứng nhất định trong xã hội, số người hướng tới và tin theo Phật giáo càng nhiều; tôn giáo này do vậy không chỉ đến với tầng lớp trên của xã hội mà có sự lan tỏa sâu rộng trong quần chúng. Trong ý nghĩa như vậy, Jataka đã dần thoát ra khỏi phạm vi chùa chiền, gia nhập thế giới

folklore (như lễ hội, biểu diễn kịch) và đến một lúc nào đó, hịa vào dịng chảy của truyện kể dân gian một cách hết sức tự nhiên, trở thành những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích. Dưới đây, chúng tôi cụ thể hóa con đường Jataka du nhập vào mỗi nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)