Ngành folklore học ở Việt Nam tuy ra đời muộn nhưng cũng nhanh chóng bắt kịp với thế giới và ứng dụng khung lý thuyết của các khoa học gia vào giải quyết các vấn đề folklore trong nước. Về lĩnh vực này, phải kể đến
cơng trình sưu tầm và biên soạn bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (1958 - 1982). Bộ sách gồm 5 tập, trong đó nhà nghiên cứu đã thu thập được 201 truyện kể. Điều đặc biệt là trong mỗi truyện kể, phần cuối đều có Khảo dị, tức là các dị bản văn học tương tự của các dân tộc trong và ngoài nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á và Châu Âu. Việc làm này xuất phát từ quan niệm mà tác giả đã nhấn mạnh trong phần tổng luận: “Theo chúng tơi, truyện cổ tích cũng như mọi sản phẩm văn hóa khác, nhất là những sản phẩm không tên tác giả, nghĩa là những sản phẩm có xu hướng hoàn chỉnh giá trị trên quá trình lưu chuyển, sau khi xuất hiện tại một vùng nào đấy sẽ dễ dàng được nhiều người khác hoàn chỉnh và trở thành tài sản chung của xã hội. Và từ đó, nó sẵn sàng vượt biên giới xứ sở để gia nhập vào tài sản tinh thần của một dân tộc khác dù xa hay gần. Cho nên, có hiện tượng lặp đi lặp lại, hiện tượng dị bản trong truyện cổ tích” [5, tr.53]. Quan niệm này khiến Nguyễn Đổng Chi trở thành một trong những người đi người tiên phong trong việc gợi mở ra hướng tiếp cận truyện kể dưới góc độ biến thể.
Sau Nguyễn Đổng Chi, có hàng loạt các cơng trình cụ thể hóa lý thuyết này bằng việc giải quyết trên từng văn bản cụ thể như Đinh Gia Khánh với Sơ
bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968); Cao Huy Đỉnh với Người anh hùng làng Dóng (1969); Hồng Tiến Tựu với Truyện Sự tích Đầm Nhất Dạ (Chử Đồng Tử) trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản năm 2003); Nguyễn Bích Hà
với Truyện Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đơng Nam Á… Các cơng trình này đều so sánh văn bản ở các nước về motif,
đề tài, hình tượng nhân vật để tìm ra điểm tương đồng - dị biệt cũng như khẳng định tính địa phương - dân tộc - quốc tế, một trong những tính chất đặc trưng của truyện kể dân gian Việt Nam cũng như thế giới nói chung. Đó đều là những tài liệu tham khảo hữu ích liên quan đến đề tài luận án.