4. Về những biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Na mÁ
CÁC VĂN BẢN (BIẾN THỂ) JATAKA Ở CAMPUCHIA
Truyện thứ nhất: Một kiếp luân hồi.
Câu chuyện này là một biến thể từ Jataka 207 (Chuyện vua Assaka -
Tiền thân Assaka). Nội dung truyện này chúng tơi đã tóm tắt ở phần trước khi nói về các văn bản Jataka (biến thể) ở Myanmar.
Truyện của Campuchia như sau:
Dưới thời vua Assaka, dân chúng tôn sùng Phật giáo, mọi người thi nhau làm phước cúng dường, bố thí để gây lấy dân lành”. Bối cảnh câu chuyện cho thấy khơng khí mộ đạo tràn ngập khắp nơi và đó là bối cảnh của nước Campuchia chứ khơng phài Ấn Độ (trong bản Ấn Độ, đó là nước Kàsi, thành Potali). Tác giả dân gian kết thúc câu chuyện này như sau: “Vua Assaka cúi đầu ngẫm nghĩ, quên mất Đức Phật bên cạnh đã biến từ bao giờ. Hôm sau, ngài ra lệnh hỏa táng thi hài hoàng hậu, đoạn tắm rửa sạch sẽ, chọn một mỹ nhân khác vào cung và thiết triều trị nước”. Câu chuyện này thực chất kể về một vị vua luyến ái. Nội dung tơn giáo mờ nhạt. Hình tượng trung tâm là vua, khơng phải Đức Phật và trong câu chuyện, Đức Phật không phải là hiện thân
của kiếp trước mà như một nhân vật phù trợ luôn ở bên cạnh con người, giúp giải quyết những khó khăn.
(Theo bản của Lê Hương, Truyện cổ Cao Miên (Tập 2), Nhà sách Khai trí - Sài Gịn, 1962, tr. 263 - 271).
Truyện thứ hai: Hình thỏ trên mặt trăng.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 316 (Chuyện hình thỏ trên mặt trăng - Tiền thân Sasa). Nội dung truyện chúng tơi đã tóm tắt khi nói về
biến thể Jataka ở Myanmar.
Về truyện Hình thỏ trên mặt trăng của Campuchia: Chẳng thế mà mào đầu câu chuyện, tác giả dân gian viết: “Người Cao Miên cho rằng trên mặt trăng có hình con Thỏ ngồi trên hai chân do theo một huyền thoại của Bà la mơn giáo”. Câu chuyện này có ngụ ý: Tác giả vay mượn một huyền thoại Bà la môn giáo bên Ấn Độ để giải thích hiện tượng tự nhiên của dân tộc mình. Điều này chứng tỏ mục đích giải thích hiện tượng tự nhiên của truyện. Huyền thoại Bà la mơn đó thực chất là huyền thoại về Đức Phật trong Jataka. Nội dung câu chuyện đơn giản chỉ có vậy chứ khơng nhiều tầng nhiều lớp như
Jataka nguyên gốc. Trong tác phẩm gốc, con Thỏ là hiện thân của Đức Phật
nên được tác giả tập trung miêu tả nhiều, có đối thoại, độc thoại nội tâm. Ngược lại, trong bản kể của Campuchia, khơng có các hình thức truyện này. Kết cấu cũng khơng có 3 phần và khơng có thi kệ. Nhân vật phù trợ là nhân vật Hồng Đế, khơng phải là Thiên chủ Đế Thích như trong Jataka.
(Theo bản của Lê Hương, Truyện cổ Cao Miên (Tập 2), Nhà sách Khai trí - Sài Gịn, 1962, tr. 300 - 302).
Truyện thứ ba: Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật.
Câu chuyện này là biến thể của Jataka 547 (Chuyện Hoàng tử Vessandor).
Bản kể của Campuchia (Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật) kể về một hồng tử xứ nọ. Vì chàng là người cao cả, giàu đức hy sinh ban bố mọi thứ cho người dân nên triều đình và vua cha bất bình, nên cảm thấy bất bình và cùng vợ con rời kinh thành lên một ngọn đồi cao tìm nơi trú ngụ ở trong túp lều cỏ. Cuộc sống đang an lành, bỗng một hơm có lão ăn mày đến hỏi xin hai người con của hoàng tử về làm người giúp việc cho nhà hắn. Dù trăm lần đắng cay, vạn lần chua xót nhưng vì muốn nhanh chóng được đắc quả trong kiếp này nên hồng tử kìm lịng chấp nhận. Sau cùng, hồng tử được vua cha thấu hiểu và lại đón chàng về tiếp quản kinh thành và cho lên ngôi.
(Theo bản của Lê Hương, Truyện cổ Cao Miên (Tập 2), Nhà sách Khai trí - Sài Gịn).
Truyện thứ tƣ: Quan tòa thỏ.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 308 (Chuyện Chim Gõ kiến -Tiền thân Javasakuna) đã được chúng tơi tóm tắt trong phần trước khi nói đến những biến thể của Jataka trong truyện cổ dân gian Myanmar.
Câu chuyện Quan tòa thỏ kể: ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ, có một con Cọp hung dữ. Một hơm, Cọp vơ tình nằm ngủ trên hang rắn. Rắn bị ra cắn chết Cọp. Nhìn thấy Cọp chết, động lịng thương, ông sãi bèn vẩy nước thần lên Cọp, Cọp sống lại nhưng nghĩ rằng ông sãi đã làm hỏng giấc ngủ đang yên lành của nó. Nó gầm lên, định ăn thịt ơng sư. Ơng sư thuật lại câu chuyện, nói rằng ơng đã cứu Cọp từ miệng Rắn. Cọp đã khơng biết ơn lại cịn bội nghĩa...
Cứ thế, cuộc tranh cãi giữa ông sư và Cọp diễn ra không ngớt. Cuối cùng, cả hai đi nhờ Sói phân xử. Bởi vì vốn là “một tên nịnh bợ” nên Sói đứng về phía Cọp và phán xét rằng Cọp nên ăn thịt ơng sãi. Ơng sãi khơng hài lòng với cách phân xử của Sói nên cả hai rủ nhau gặp Bị. Bị cũng là kẻ hèn nhát nên nó cũng cho là Cọp đúng. Họ khơng đồng ý lại đi gặp Khỉ, Cú, Thần
rừng và lần này cũng như các lần trước, kết quả không được như ý muốn. Cuối cùng, họ đi gặp Thỏ. Nhờ trí thơng minh và tài trí của mình, Thỏ cùng ơng sãi, Cọp đến hang rắn và Thỏ bảo Cọp nằm vào chỗ cũ trên miệng rắn. Rắn từ trong hang bò ra cắn chết Cọp. Kết thúc truyện, Thỏ nói với ơng sãi: “Ngài hãy nhìn con Cọp vơ ơn bạc nghĩa này. Ngài hãy nhớ rằng nó là con vật xảo quyệt và hung ác. Từ nay về sau, ngài không nên làm việc thiện đối với những kẻ như nó”.
(Theo bản của Ngô Văn Doanh, Truyện cổ Campuchia, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2014, tr. 219 - 222).
Truyện thứ năm: Thỏ Phea làm vua.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 322 (Chuyện tiếng động mạnh), đã được chúng tơi tóm tắt ở phần trước khi nói về các văn bản (biến
thể) Jataka trong truyện cổ dân gian Myanmar.
Bản kể của Campuchia vẫn xoay quanh motif: Một con vật (chú Thỏ), nằm ngủ dưới gốc cây, nghe tiếng trái cây rụng, tưởng là động đất, chạy bán sống bán chết. Những con thú khác thấy vậy cũng cắm đầu cắm cổ chạy theo mà khơng suy nghĩ gì. Cọp khơng là ngoại lệ nhưng khi nghe Sơn thần nói là Cọp đã bị Thỏ lừa thì nó tức điên lên và định đưa tay tát Thỏ. Lúc đó, Thỏ nói là nó đã được tơn lên làm vua ở khu rừng này rồi và nếu Cọp khơng tin thì cõng Thỏ đến hỏi các vị quan trong triều đình. Các con thú nhìn thấy sự kiện lạ lùng này (vì từ trước đến nay Cọp ln là chúa tể cịn Thỏ là con vật nhỏ bé) đều bỏ chạy cả. Thỏ quay lại nói với Cọp: “Mày thấy chưa? Bao nhiêu thú thấy tao đều chạy cả vì tao làm vua”. Cọp tin sái cổ. Thỏ vuốt râu và nói với Cọp bằng giọng đầy kiêu hãnh: “Lần này, trẫm tha tội cho ngươi, từ nay về sau không được vô lễ với trẫm nữa mà mất đầu đấy”.
Trong truyện Campuchia, rõ ràng con Thỏ đã sai nhưng nó biết dùng mưu trí của mình để chữa cháy. Nó bịa chuyện là mình làm vua của khu rừng rồi bắt Cọp cõng. Thỏ không những không bị lên án mà còn được khen.
(Theo bản của Ngô Văn Doanh, Truyện cổ Campuchia, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội, 2014, tr. 326 - 329).
Truyện thứ sáu: Vua xử kiện.
Câu chuyện này là một biến thể trong Jataka 546. Nội dung truyện
như sau:
Câu chuyện hiện tại: Đức Phật thuyết pháp cho các Tỳ Kheo về trí tuệ và để minh họa điều này, Ngài viện dẫn một câu chuyện trong quá khứ.
Câu chuyện quá khứ: Trong một tiền kiếp, Đức Phật từng là chàng trai 7 tuổi nhưng có trí tuệ siêu việt tên là Osadha - Kumara. Chuyện kể rằng, ngay từ khi thụ thai, nhà vua nằm mộng thấy một cột lửa vĩ đại, cao đến Phạm Thiên giới, soi sáng toàn cõi thế gian. Vua cho triệu các quần thần trong triều để giải mã giấc mộng và người ta đoán rằng sắp có một vị đại sĩ xuất hiện trong quốc độ của vua. Bảy năm sau, như lời tiên đốn, vua cho người đi tìm kiếm chàng trai 7 tuổi đó, thấy Ngài đang chơi với chúng bạn trong một đại sảnh đường và hàng loạt các cuộc thi thố, xử kiện, đố vui được diễn ra thông qua 30 tiểu truyện. Ba mươi truyện này là các câu chuyện nhỏ, thể hiện được trí tuệ trác tuyệt của Bồ Tát trong tiền kiếp, từ chuyện Miếng thịt đến chuyện
Đàn bị, Xâu chuỗi bằng chì, Sợi chỉ, Đứa con trai, Viên hồng ngọc, Bò đực đẻ con… Với trí thơng minh của mình, hiệp sĩ 7 tuổi này đã trả lại công bằng
cho mọi người và lật tẩy mọi luận điệu dối trá của kẻ gian tà, ác độc. Một trong số đó là chuyện Đàn bị. Nội dung câu chuyện như sau:
Một người dân làng Yavamajjhaka mua một số trâu bò từ làng bên cạnh đem về nhà. Hôm sau, gã đem bò ra đồng cho ăn cỏ rồi cưỡi một con dạo chơi. Khi mệt mỏi, gã ngồi xuống đất ngủ say, một tên trộm xuất hiện mang
đàn bò đi mất. Lúc thức dậy, gã chẳng thấy đàn bị đâu nhưng nhìn quanh thì thấy tên trộm đang chạy trốn. Gã nhảy tới kêu gào. Hai bên giằng co mãi. Bồ Tát nhìn qua đã biết bản chất của tên trộm lưu manh. Song để việc phân xử hợp tình hợp lý, Bồ Tát hỏi hai người về thức ăn của bị. Người nơng dân nói rằng anh ta hằng ngày cho bò ăn cỏ; còn tên trộm nói là cho nó ăn thứ khác. Để xác thực việc này, Bồ Tát sai người đem cho bị ăn loại chất có tác dụng gây nơn. Và bị nơn ra tồn cỏ. Người nơng dân được nhận lại bị cịn tên trộm kia nhận hình phạt chặt chân chặt tay. Kết truyện, Bồ Tát còn thuyết giảng cho anh ta về ngũ giới và luật nhân quả ở đời.
Kết thúc: Bồ Tát nhận diện tiền thân. Trong kiếp trước, chàng trai 7 tuổi đó chính là Ngài.
(Lược theo bản kể của Hịa thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh Việt Nam
Nam Truyền/Kinh Tiểu Bộ - tập VI, tr. 104 - 107, Nxb Tôn giáo, 2015).
Nội dung câu chuyện này theo bản kể của tác giả Lê Hương cũng giống cốt truyện trong Jataka. Câu chuyện cũng kể về người nông dân bị ăn trộm
bò và đến nhờ vua phân xử.
(Theo bản của Lê Hương, Truyện cổ Cao Miên (Tập 2), Nhà sách Khai trí - Sài Gịn, 1962, tr. 442 - 583).