Trong kho tàng truyện kể dân gian Myanmar, chúng tôi thấy Jataka ảnh hưởng lớn đối với truyện kể dân gian nước này ở các cấp độ: Cốt truyện, hình thức kể chuyện và kết cấu.
Biến thể ở cấp độ cốt truyện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ
thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong loại hình tác phẩm tự sự” [37, tr 99)].
Trong ý nghĩa như vậy, chúng tôi thấy một số truyện của Myanmar vay mượn cốt truyện của Jataka nhưng thay đổi nhân vật, tình tiết và ít nhiều
mang một ý nghĩa khác, bao gồm những truyện sau:
Truyện là một biến thể của Jataka 308 (Chuyện Chim Gõ kiến - Tiền thân Javasakuna). Cốt truyện của Jataka này kể về mối quan hệ giữa Chim Gõ Kiến (tiền kiếp của Đức Phật) và Sư tử (một trong những đệ tử của Ngài). Từ đó, Đức Phật muốn đề cập đến sự vơ ơn của Ðề - bà - đạt - đa.
Ý nghĩa truyện này trong Jataka: Trên thế giới, khơng có tơn giáo nào mà khơng có tín đồ phản bội. Nhân vật này hoặc bằng cách này hay cách khác ln có những hành vi chống phá lại giáo lý và giáo chủ của Tăng đoàn. Trong Phật giáo, đó là nhân vật Đề - bà - đạt - đa (Devadatta). Đề - bà - đạt - đa xuất thân trong giai cấp Sát - đế - lợi dịng họ Thích - ca (Sakya), là anh em họ của Đức Phật. Tương truyền, đây là nhân vật có dung mạo đoan chính, thơng minh, có thần lực lớn và trí tuệ siêu việt, từng gia nhập vào lãnh đạo tăng đoàn của Phật nhưng rồi về sau, nảy sinh nhiều ý kiến không hợp với quyền lực đấu tranh, ly khai khỏi Phật Tổ Thích Ca để thành lập tăng đoàn khác. Ở trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Đề - bà - đạt - đa là kẻ đã phạm vào trọng tội gọi là ngũ nghịch (5 tội lớn), phá hoại tăng đoàn, phản bội Phật giáo, một nhân vật phản diện tuyệt đối và khi lìa đời, đã bị giam vào địa ngục. Vậy nên, chuyện của Đề - bà - đạt - đa, từ lúc trở thành Tỳ - kheo đến lúc mặt đất nứt ra và nuốt ơng ta, đều có trong Jataka. Ở tập đại thành này,
hình tượng Đề - bà - đạt - đa xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều truyện.
Truyện Myanmar Chó sói và sếu [16, tr. 69 - 70] mục đích khơng phải
để thuyết pháp mà để truyền tải thông điệp vốn dĩ rất quen thuộc của tác giả dân gian: Ác giả ác báo. Cũng là câu chuyện kể về tiền kiếp Đức Phật với một người học trị của mình thơng qua mối quan hệ giữa Sếu (Đức Phật) và chó Sói (Đề - bà - đạt - đa) nhưng ý nghĩa mục đích của hai truyện là khác nhau. Bởi vì mục đích của Jataka là thuyết pháp nên kết thúc truyện, Bồ Tát sau khi nhận ra sự vơ ơn của kẻ phản bội thì chỉ đọc đơi vần kệ rồi bay đi. Còn trong bản kể của Myanmar, kết thúc truyện là một sự trừng phạt: “Người ta được
biết rằng sau nhiều lần vô ơn bạc nghĩa, Trời Phật đã đẩy con chó sói Devadatta xuống địa ngục và xiên vào cái mõm của nó bằng hai cái xiên, một cái từ trên xuống dưới và một cái từ phải sang trái để nó khỏi nói những lời bội nghĩa vong ơn” [16, tr. 70]. Sự trừng phạt này phản ánh đúng tinh thần mỹ học folklore nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Ở truyện cổ tích, nhân vật thường chia thành hai tuyến thiện - ác và kết thúc truyện bao giờ cũng là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Nếu như kết quả cho cái thiện là sự ban thưởng thì kết quả cho cái ác sẽ là sự trừng phạt. Truyện Chó sói và Sếu đã phản ánh đúng tinh thần của truyện kể dân gian.
Truyện thứ hai: Cô gái hiếu thảo.
Đây là một biến thể của Jataka 22 (Chuyện tiền thân con chó - Tiền thân Kukura). Cốt truyện của Jataka này kể về một trong những kiếp làm chú chó đầu đàn của Đức Phật. Câu chuyện về mặt nội dung có 2 ý nghĩa: Một là phê phán vị vua nọ vì thiếu suy xét mà trị nước khơng chánh pháp. Vì vậy, trong câu chuyện, đối tượng thuyết pháp là vua. Trong câu chuyện, chính Đức Phật đã nói với ơng vua kia rằng: “Tâu Đại vương, sở hành của ngài không phải là công lý… Sự việc như vậy, Ngài đã thực hành theo bốn sở hành vô lý: Thiên vị, ghét bỏ, ngu si và sợ hãi. Hành động vơ lý như vậy là khơng chính đáng, khơng phải là phép vua. Vì vua, trong khi xử kiện, cần phải giống như cán cân” [4, tr. 105 -106]. Ngoài ra, truyện cũng ca ngợi Đức Phật. Ngài không những là bậc thầy thuyết pháp mà cịn là vị quan tịa tài ba. Bởi vì chính nhờ trí tuệ và sự thông thái của Đức Phật, người mới nghĩ ra cách cho những con chó tốt của nhà vua ăn cỏ và sữa. Sau đó, chúng nơn ra tồn những miếng da chứng tỏ chúng đã gặm yên cương của nhà vua.
Câu chuyện này được tác giả dân gian Myanmar vay mượn cốt truyện với tên Cô gái hiếu thảo [85, tr. 125 - 132] nhưng khác nhau ở nhiều chi tiết
là con chó đầu đàn đã phát hiện ra thủ phạm gặm dây cương của nhà vua là những con chó tốt trong cung thì ở truyện của Myanmar, chính nhà vua, vào một đêm nọ đã nấp vào chỗ kín trong buồng ngủ, khi đồng hồ điểm đến nửa đêm, vua đã tận mắt nhìn thấy hoàng hậu tụt từ trên giường xuống rồi ngoặm lấy chiếc ủng của nhà vua và day xé [85, tr. 128]. Điều này cho thấy ý đồ của tác giả hai truyện là không giống nhau. Trong Jataka 22, vua phải viện đến Đức Phật mới nhận ra sự kém cỏi của mình và vì sự kém cỏi đó mà Đức Phật phải dùng đến kệ để thuyết pháp cho vua. Cịn truyện của Myanmar, khơng có mục đích thuyết pháp mà mục đích chính của câu chuyện là ca người tấm lòng hiếu thảo của người con Út đối với người mẹ xấu số của mình. Đó là câu chuyện cảm động và hết sức thiêng liêng về tình mẫu tử.
Hơn nữa, nếu trong Jataka với tên truyện là Chuyện con chó và nhân vật trung tâm là chú chó đầu đàn (một trong những tiền kiếp của Đức Phật) thì trong truyện của Myanmar, con chó lại là kiếp trước của người mẹ xấu số (nhân vật phụ) và nhân vật chính là người con gái Út (trong số 7 chị em gái do bà mẹ chó này sinh ra). Sở dĩ tác giả dân gian cho bà mẹ làm kiếp chó để nổi bật hình tượng nhân vật trung tâm (cơ Út), vì dù mẹ mình là chó thì người con Út vẫn hết sức thương yêu. Câu chuyện đậm màu sắc thế sự, giống kiểu truyện người em Út hiếu thảo trong kho tàng truyện kể Việt Nam và thế giới. Kết thúc truyện cũng là kết thúc có hậu của cổ tích và là một sự ban thưởng. Người con Út hiếu thảo cuối cùng được vua đón về và nhường vương quốc cho, còn người mẹ - sau khi được ẩn sĩ hóa kiếp cho trở lại thành người - lúc mất biến thành một cây vàng lấp lánh. Cây này cũng thuộc về quyền sở hữu của nàng Út như món quà tặng dành cho sự hiếu thảo của cô.
Truyện Cô gái hiếu thảo của Myanmar với cốt truyện và ý nghĩa trên thì nội dung tơn giáo và mục đích thuyết pháp biến mất hoàn toàn.
Đây là một biến thể của Jataka 316 (Chuyện hình thỏ trên mặt trăng - Tiền
thân Sasa). Cốt truyện của Jataka này kể về một trong những kiếp làm con Thỏ của Đức Phật. Câu chuyện ca ngợi Đức Phật thật với hạnh bố thí của người.
Câu chuyện Ơng lão trên mặt trăng [16, tr. 26 - 27] của Myanmar chỉ
để giải thích hiện tượng tự nhiên cốt truyện giản lược đi rất nhiều. Những nội dung tôn giáo bị biến mất, chỉ đơn giản là câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên như con người thời hồng hoang khi đứng trước thế giới tự nhiên bao la mà bí ẩn với nỗi băn khoăn không biết trời từ đâu mà đến, đất từ đâu mà có và họ giải thích bằng trí tưởng tượng của mình. Nội dung câu chuyện bắt đầu bằng cụm từ: “Ngày xửa ngày xưa, trong một làng nọ, có một ơng lão chun làm nghề giã gạo mướn…”. Ông khơng có bạn bè người thân, chỉ có một con thỏ già làm bạn. Nữ thần mặt trăng vì cảm thương với số phận của ông và đưa ông lên mặt trăng để cho họ được sống như ý nguyện. Truyện kết thúc bằng câu: “Vì thế, đến bây giờ mỗi độ trăng trịn, nếu nhìn kỹ mặt trăng, các bạn sẽ thấy hình ơng lão đang giã gạo và con thỏ già đang ngồi ăn cám bên cạnh”. Thiên về giải thích một hiện tượng tự nhiên, nhà nghiên cứu Lưu Đức Trung cũng cho rằng: “Như nhiều dân tộc, trong buổi bình minh lịch sử, con người còn quá ngỡ ngàng trước những hiện tượng thiên nhiên xung quanh mình. Vì sao có mặt trời, mặt trăng, có mây mưa sấm chớp. Con người thuở thơ ấu đó ln tìm cách giải thích. Cách giải thích của họ bao giờ cũng dựa vào cảm quan của mình và tưởng tượng ra nhiều hình ảnh khác nhau. Dân tộc nào cũng có ít hay nhiều thần thoại về vũ trụ, thiên nhiên. Dân tộc Myanmar cũng vậy, truyện Ông lão trên cung trăng, truyện Nguyệt thực, Cậu ngón cái, Nguồn gốc thế giới chúng ta… đều giải thích các hiện tượng tự nhiên” [126, tr.179].
Như vậy, rõ ràng tác giả có lý khi xếp truyện này vào kho tàng truyện kể dân gian kể về nguồn gốc hình thành vũ trụ của đất nước Myanmar - nơi có dịng sơng Irawoadi chảy qua.
Cần nói thêm là câu chuyện mang dáng dấp của truyện cổ tích nhằm giải thích sự vật, hiện tượng - vốn phổ biến trong văn học dân gian các nước (giống truyện Chú Cuội cung trăng của Việt Nam và truyện Hậu Nghệ bên Trung Quốc).
Truyện thứ tƣ: Con thỏ nhát gan.
Đây là một biến thể từ Jataka 322 (Chuyện tiếng động mạnh - Tiền thân
Daddabha). Cốt truyện của Jataka này kể về một trong những tiền kiếp của Đức Phật. Người từng là con sư tử dũng mãnh và chín chắn sống trong một khu rừng. Nhưng cũng chính khu rừng đó, lại có một con Thỏ hấp tấp, làm việc gì cũng vội vã, không suy xét trước sau và gây nên những hậu quả khôn lường. Qua câu chuyện về sự thiếu chín chắn của con Thỏ, Bồ Tát muốn thuyết giảng về thói thiếu suy nghĩ chín chắn của kẻ tà sư ngoại đạo rằng: Nếu suốt ngày nằm gai nếm mật, chịu năm cách lửa đốt và thực hành khổ hạnh, song đó chỉ là sự giả tạo thì cũng khơng có lợi ích gì, chẳng khác “một đường mịn ở trên đống phân hay giống như tiếng động mà con thỏ rừng đã nghe thôi”.
Truyện Con thỏ nhát gan [16, tr. 71 - 72] của Myanmar vay mượn cốt truyện từ Jataka 322 này nhưng không mang màu sắc Phật giáo hay có hình ảnh Đức Phật mà hồn tồn là truyện ngụ ngôn. Ý nghĩa của truyện: Phê phán con thỏ nọ do quá nhát gan, thiếu sự suy đoán mà gây ra tai họa cho bản thân mình và người khác. Nhân vật chính là Sư tử và Thỏ. Cây kè được thay bằng cây thốt nốt. Cuối truyện, tác giả nhấn mạnh: “Vì quá nhát gan, thiếu sự xét đoán mà thỏ đã hoảng hốt tưởng rằng trời sập. Nghe ra, các con thú tự trách mình vì thiếu suy nghĩ và quá tin lời thỏ nên tự gây tai họa cho mình”.
Truyện thứ 5: Xactinho Glaisan.
Đây là một biến thể của Jataka 291(Chuyện cái bát thần - Tiền thân
Bhadra - ghata). Cốt truyện của Jataka này kể về một trong những tiền kiếp của Đức Phật là con của một thương gia giàu có. Từ câu chuyện về kiếp trước của của mình, Đức Phật muốn thuyết pháp cho các Trưởng giả trong tăng hội
Truyện Xactinho Glaisan [47, tr. 26 - 27] của Myanmar kể: Người cha mất đi, thương con hiện về cho con lên thiên đàng, hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý nhưng con cảm thấy nhàm chán và về, người cha ban cho phương tiện thần kỳ: Hạt đậu ước. Anh ta trở nên lười biếng, nghiện ngập hư đốn, đánh rơi hạt đậu vỡ tan tành, lâm vào cảnh đói nghèo. Truyện gần với truyện cổ tích thần kỳ. Người mồ cơi, người nghèo khổ được đổi đời là khát vọng và chủ đề của truyện cổ tích thần kỳ.
Sự khác biệt nữa giữa bản kể của Myanmar so với bản Jataka thể hiện ở phương tiện thần kỳ. Nếu trong bản kể Jataka là “cái bát thần” thì bản của
Myanmar thay bằng “hạt đậu ước”. Điều này cho thấy sự khác biệt trong quá trình tạo ra các biến thể Jataka trong truyện kể dân gian Myanmar. Thực ra,
chi tiết “cái bát thần” là một điển tích trong Kinh Phật. Trong hệ thống kinh văn chính thống của Phật giáo (kinh Hoa Nghiêm) có đề cập đến hình ảnh
chiếc bát qua cuộc đối thoại giữa nhân vật Thiên Tài và Ưu bà di Cụ Túc. Khi Thiên Tài đến nhà Ưu bà di Cụ Túc, nhìn thấy chiếc bát và hỏi về nguồn gốc thì được trả lời như sau: “Ở trong một cái bát nhỏ này, tùy theo sở thích của tất cả chúng sanh, mà xuất hiện các thứ đồ uống ăn ngon lành, làm cho họ đều được no đủ cả…” [56]. Như vậy, hình ảnh chiếc bát thần kỳ có chức năng ban phát cho mọi người đầy đủ những phẩm vật mà họ cần. Do vậy, chiếc bát ấy tượng trưng cho tinh thần bố thí của đạo Phật. Đó cũng là hạnh nguyên của Bồ Tát muốn cứu độ chúng sinh. Riêng đối với các Phật tử, chiếc bát là vật thiết thân của một tăng ni Phật giáo. Mỗi Tỳ kheo thường có ba vật bất ly thân, gồm: Y, bát và chiếc đãy lọc nước, trong đó chiếc bình bát được vị tỳ kheo “gìn giữ cẩn thận như giữ trịng con mắt”.
Chiếc bát ấy khi đi vào truyện kể dân gian Myanmar được thay bằng “hạt đậu ước” khiến cho câu chuyện mang đậm sắc thái của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với văn hóa cây trồng từng phổ biến trong suốt tiến
và khảo cổ từng cho rằng thời sơ sử, Đông Nam Á là một trong năm trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới. Nhà nghiên cứu Phạm Đức Dương khi giải mã truyện cổ Lào cũng đề cập đến vấn đề này. Ông viết: “Người ta phân chia q trình phát triển nơng nghiệp Đơng Nam Á thành hai giai đoạn: Giai đoạn trồng cây sinh sản kiểu dinh dưỡng vơ tính và giai đoạn trồng cây có hạt hữu tính” [20, tr. 53]. Nét văn hóa này đã phả vào truyện cổ dân gian Myanmar khiến cho câu chuyện mang đậm dấu ấn văn hóa khu vực Đơng Nam Á.
Ngồi ra, có một số chi tiết như chàng trai đi chăn gia súc cho địa chủ trong vùng (người mồ côi, người nghèo khổ) mang đậm hơi thở của những câu chuyện cổ tích về chàng mồ cơi nghèo khó.
Truyện thứ 6: Bốn con rối.
Đây là một biến thể của Jataka 547 (Chuyện Hoàng tử Vessandor). Cốt truyện kể về một trong những kiếp làm hoàng tử con vua của Đức Phật. Ý nghĩa truyện này trong Jataka nhằm ca ngợi Đức Phật với hạnh Bố thí. Đây là một trong 10 hạnh Ba - la - mật mà Bồ Tát thực hành trước khi Ngài trở thành Đấng Giác Ngộ (cùng với trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, cương quyết, tâm từ, xả tâm); trong đó bố thí là quan trọng. Bố thí là cho đi một cách rộng rãi, hào phóng, khơng phân biệt nhân sinh - ai cũng có thể nhận được bố thí. Đức Phật dạy pháp bố thí chính là để con người dẹp bớt lòng tham và biết cách san sẻ với đồng loại những thiếu thốn trong cuộc đời.
Truyện Bốn con rối [16, tr. 43-49] là câu chuyện về chàng Aung, một
cậu con trai nhà nọ làm nghề chế tạo các con rối. Sau một thời gian dài lưu lạc nơi chân trời góc bể, nhờ sự trợ giúp của 4 con rối thông minh, Aung trở nên