Các con đƣờng dẫn đến biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 67 - 75)

Myanmar là quốc gia ở Đông Nam Á lục địa. Trên bản đồ thế giới, xét về mặt địa lý, Myanmar nằm liền kề với phía Tây Ấn Độ. Đất nước này được thế giới biết đến không chỉ bởi những ngơi chùa lấp lánh ánh vàng mà cịn có sự phong phú các sắc màu văn hóa của hơn một trăm tộc người khác nhau cùng sinh sống, trong đó người Mơn là những cư dân cổ nhất, cũng là những người đầu tiên trong lịch sử Myanmar có sự tiếp xúc với Ấn Độ.

Theo tài liệu của Chu Công Phùng, vào thế kỷ III trước công nguyên, người Môn từ những vùng đất gần Thái Lan và Campuchia ngày nay đã tiến vào Myanmar, di cư xuống vùng đồng bằng Ayeyarwady, lập nên vương quốc Thaton. Tương truyền: Thaton lúc bấy giờ là một hải cảng - nơi tiếp đón những luồng giao lưu kinh tế, văn hóa từ thế giới bên ngồi, trong đó có Ấn Độ [97, tr. 57]. Nhà nghiên cứu Vũ Quang Thiện cũng cho rằng, vào thời gian này, các thương nhân Ấn Độ đã đến Thanton, cùng với nhu cầu buôn bán, họ mang theo nguồn tri thức mới, trong đó có Phật giáo và người Môn là tộc người đầu tiên ở Myanmar tiếp xúc với đạo Phật [113, tr. 5]. Do vậy, theo chúng tôi, truyền giáo là con đường đầu tiên để Jataka (với tư cách kinh điển Phật giáo, một trong những thành quả văn hóa đặc sắc của Ấn Độ) du nhập

vào Myanmar - dù trên thực tế, đến tận thế kỷ XI, người ta mới thấy các Câu

chuyện tiền kiếp về Đức Phật được văn bản hóa trên các tấm khắc kim loại.

Đến triều đại Pangan (1044-1278) dưới thời vua Anoratha, Phật giáo mới phát triển bởi Anoratha là người mộ đạo. Tại những nơi Anoratha đặt chân đến, ông thường cho làm các bảng tạ lễ bằng gốm có mang ấn ký cá nhân cùng các trích đoạn Kinh Phật. Thời gian đầu, người ta thể hiện 550

Jataka qua các bức tranh khắc họa trên tường ở đền, đài, đình, miếu… Sự tồn

tại của Jataka trên đất Myanmar do vậy được ghi nhận trước hết ở những nơi thờ cúng thiêng liêng, sớm nhất là chùa Phet Leit tại Pangan vào thế kỷ XI (năm 1057) [156, tr. 61] gồm những bản khắc trên các tấm kim loại được viết bằng ngôn ngữ Pali.

Thời kỳ Pangan được coi là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử Myanmar với những cơng trình Phật giáo kỳ vĩ bao gồm thư viện, tu viện và chùa. Nhiều chùa chiền được dựng lên (13.000 cơng trình lớn nhỏ, trong đó Sedawong là ngơi chùa tiêu biểu). Đặc biệt - sử sách cịn ghi chép lại - thời kỳ này, dưới chỉ thị của vua, tại Pangan, đã xây dựng một thư viện gọi là Tripitalkatak. Theo tác giả Vũ Quang Thiện, thư viện là tòa kiến trúc tàng trữ kinh Phật [113, tr .13] - trong đó có bộ Tam Tạng Kinh mà Anoratha rước về từ Thaton. Tương truyền, Anoratha đã đưa về Pangan 32 cuốn kinh Theravada và chuyển sang chữ viết của người Mơn [99, tr. 59], có nghĩa là soạn lại theo ngơn ngữ Mơn, trở thành bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng viết lại theo ngôn ngữ của dân tộc và đảm bảo nguyên vẹn nội dung, tư tưởng, kết cấu. Cũng theo tài liệu của Vũ Quang Thiện, giai đoạn này, tuy khơng khí mộ đạo giảm xuống nhưng lại có những tiến bộ đáng kể về mặt học thuật. Ở một số tu viện, việc chiêm nghiệm, nghiên cứu kinh Phật được các nhà sư chuyên tâm và đầu tư. Cho nên, đã có các tác phẩm chú giải về kinh Abhiddhamma cùng

những bản dịch Kinh Phật ra tiếng Miến thông qua các nhà sư uyên bác - trong đó phải kể đến nhà sư Agga - Đhâmm lankara [113, tr .36].

Sau đó, Phật giáo tiếp tục phát triển, rõ nhất là giai đoạn trị vì của vua Kyanditha (1084-1112). Đây là vị vua nổi tiếng trong lịch sử Myanmar bởi ông không chỉ là người có tài năng chính trị khơn khéo mà cịn tôn sùng đạo Phật. Trong niềm tin của ông, Phật là đấng tối cao, trên tất cả các thần linh bản địa cũng như Ấn Độ giáo. Ông tự cho mình là “Phật tử hạnh phúc”. Ơng khuấy động lịng nhiệt thành tôn giáo của các thần dân qua lễ hội, đám rước. Ông tiếp tục cho xây dựng nhiều cơng trình Phật giáo - nổi bật là Ananda. Tương truyền, thời gian này, Phật giáo bị đàn áp mạnh ở Ấn Độ, nhiều nhà sư chạy sang lánh nạn ở Đông Nam Á, tám người trong số đó đến Pangan (Myanmar), được vua tiếp đãi nồng hậu. Họ kể cho vua nghe về ngôi đền Ananda ở vùng đồi Oritxa. Những lời miêu tả ấy đã gây ấn tượng mạnh đến mức Kyanditha quyết định xây Ananda theo kiểu mẫu tưởng tượng về Ananda. Đền Ananda bên ngồi có 1.500 bức tranh minh họa các câu chuyện của Phật, mỗi bức kèm một đoạn chữ Mơn hay Pali giải thích thêm [114, tr. 101-102].

Như vậy, ở Myanmar vào thời kỳ đầu của nhà nước phong kiến (thế kỷ X- XIII), chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các Jataka trong nhiều công trình

Phật giáo như đền, chùa, đình, miếu thiêng liêng, gắn bó với niềm tin và sự sùng bái của các tầng lớp dân chúng đối với tôn giáo này. Lúc bấy giờ, cũng đã xuất hiện những bản Jataka được dịch sang tiếng Môn từ việc dịch bộ Tam

Tạng Kinh của đạo Phật.

Cùng với thời gian, khi Phật giáo có một vị trí nhất định trong xã hội thì song song với việc dịch các Jataka từ ngôn ngữ Pali của Ấn Độ sang ngôn ngữ Miến, đã xuất hiện việc phóng tác các câu chuyện trong văn phẩm này theo “gu” của người bản xứ. Do vậy, có thể coi đây là một trong những cầu nối khiến các câu chuyện trong Jataka ngày càng phổ biến sâu rộng trong đời sống nhân dân.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Phóng tác là phỏng theo nội dung một tác phẩm nào đó để viết thành một tác phẩm khác, theo một yêu cầu nhất định” [136, tr. 1340]. Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng cũng định

nghĩa: “Phóng tác là xây dựng một tác phẩm dựa trên nội dung một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định” [22, tr. 1999].

Các định nghĩa trên dẫu khác nhau về sắc thái diễn đạt thì đều có điểm chung về nội hàm “phóng tác”, coi hiện tượng này như một thao tác mang tính quan hệ, như một mức độ tiếp thu ảnh hưởng giữa chủ thể này với chủ thể kia, giữa cái mơ phỏng và cái ngun mẫu, giữa chủ thể phóng tác và đối tượng phóng tác. Về vấn đề phóng tác văn học, phải kể đến đóng góp của nhà Đông phương học Nga N. Konrat. Trong bài viết “Về vấn đề quan hệ văn học”, ông cho rằng, sự tiếp nhận văn học ngoại lai có 5 cấp độ, trong đó, “phóng tác” là một trong những nhân tố để văn học từ nước này chuyển hóa sang nước kia. Ông gọi 5 cấp độ này là “kẻ môi giới văn học”. Theo N. Konrat, “phóng tác là một khâu trong q trình tiếp nhận văn học và tiếp biến văn hóa ngoại lai để xây dựng và làm phong phú cho nền văn hóa - văn học dân tộc” [58, tr. 50].

Với ý nghĩa như vậy, ở Myanmar đã xuất hiện Jataka phóng tác hay

cịn gọi là ngụy kinh (apocryphal), ngoại kinh (extra - canonical) dưới cái tên:

Panasa Jataka (viết tắt là PJ). Đây là bản kinh khơng chính thống hay là kinh phóng tác. Bản kinh một phần kế thừa nội dung trong Jataka nhưng lại hòa

trộn với yếu tố bản địa và kho tàng truyện kể dân gian nên nó là sản phẩm của các nhà sư, khơng phải lời Đức Phật… Có tài liệu cho rằng, vào thế kỷ XIV - XVI, khoảng 25 nhà sư từ Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan sau khi tu học tại Srilanka trên đường về nước đã dừng lại ở một ngôi chùa gần Chieng Mai (nay là Bắc Thái Lan) biên tập và soạn thảo lại Panasa Jataka [145, tr.

vào 10 Jataka cuối (10 peultimate lives of the buddha) gọi là Dasa Jataka.

Trong 10 Jataka cuối, lại hướng tâm vào Vessantara Jataka. Trong nguyên

bản, đây là câu chuyện cuối cùng kể về tinh thần hào phóng của hồng tử Vessantara - người đã hy sinh mọi thứ từ tài sản, nhà cửa, gia đình, vợ con cho tất thảy nhân quần - nhằm nhấn mạnh sự Bố thí (Dana) của Bồ Tát. Và với hiện tượng phóng tác, Jataka từ kinh điển nguyên gốc dễ dàng hòa nhập

vào dòng chảy văn học Myanmar, trở thành nguồn cảm hứng cho văn học viết. Lịch sử văn chương Myanmar cũng cho thấy: “Kể từ giai đoạn sơ khai nhất, rồi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, sự phát triển của nó phụ thuộc chủ yếu trên nền tảng của các Jataka” [156, tr. 166].

Theo nhà nghiên cứu Vũ Oanh thì văn học viết Myanmar bắt đầu vào thế kỷ XI dưới triều đại Pangan. Lúc bấy giờ, văn học chủ yếu lấy cảm hứng từ Phật giáo và các câu chuyện trong Jataka. Tác giả cho rằng, thời điểm ấy, “ngồi văn bia thì phổ biến hơn cả là những truyện Jataka (những truyện kể

về tiền kiếp Phật. Biết được nhiều nhất là truyện về Wethandaya (Vessantra),

Jataka cuối cùng trong chuỗi 547 truyện, kể về kiếp cuối cùng của Đức

Phật…” [23, tr.276]. Tác phẩm này, đến thế kỷ XIV - XV dưới triều đại Ava (1364 - 1555) một lần nữa được tái sinh ở dạng thơ nhờ tài năng nghệ thuật của thi sĩ Shin Aggasamadhi, sinh năm 1479 tại Kanbya, phía Đơng Tabayin. Ơng cũng đã viết những câu chuyện Jataka bằng thơ về Đức Phật [156, tr.

66]. Đương thời với Shin Aggasamadhi, không thể không nhắc đến một thể loại văn chương độc đáo của Myanmar có tên gọi Pyo. Pyo là “văn vần thể hiện những câu chuyện Phật giáo và các bài thuyết giảng Kinh Phật được chuyển từ văn bản gốc Pali sang ngôn ngữ Miến. Việc thêm thắt nhiều chi tiết tưởng tượng nhỏ kèm theo những lời răn dạy luân lý khiến cho các tác phẩm Pyo trở nên sinh động. Pyo được soạn dựa trên các Câu chuyện tiền kiếp của

tạo” (đây là tác phẩm văn học đồ sộ đến nỗi người ta gọi thời kỳ này là Pyo) [114, tr. 224].

Jataka cùng với Phật giáo đến thế kỷ XVIII - XIX, dưới triều đại

Konbaung (1752 - 1819) đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho văn học viết. Rất nhiều cây bút coi Jataka là “cội nguồn cảm hứng” cho các sáng tác của mình - như nhà sư U Obhasa đã viết các Jataka ở dạng thức văn xi.

Cũng chính U Obhasa là người đầu tiên dịch 10 truyện Jataka từ tiếng Pali

sang dạng văn xuôi đơn giản của Myanmar [156, tr. 68]. Ông muốn mọi người dân đều hiểu và đánh giá cao các Jataka. Tuy nhiên, ông mới chỉ dịch được 8 truyện trong đó: Temi (MUga-pakkha)-jātaka (538), Mahā-janaka-

jātaka (539), Nemi-jātaka (541), Mahosada-jātaka (542), Candakumāra- jātaka (544), Nārada-jātaka (545), Vidhūra-jātaka (546), Vessantara-jātaka

(547). Hai truyện Jataka còn lại là Suvannasāma-jātaka (540) và Bhūridatta- jātaka (543) cũng được viết ở thể văn xuôi do 2 nhà sư khác là Shin

Nandamedha và Shin Paggātikkha chấp bút [156, tr. 68].

Tóm lại, trong suốt tiến trình phát triển của văn học viết Myanmar, một thời gian dài, Jataka cùng với Phật giáo là “cội nguồn cảm hứng” cho các nhà thơ, nhà văn. Từ văn học viết, nó lại đi vào đời sống quần chúng và trở thành nguồn sáng tạo vô tận của các tầng lớp nhân dân. Người ta vay mượn các đề tài, cốt truyện, motif, hình tượng để hình thành nên những truyện kể dân gian của riêng dân tộc mình. Ở Myanmar nói riêng và các nước Đơng Nam Á nói chung, các tác phẩm văn học chỉ thực sự có vai trị trong đời sống thực tiễn khi chúng được chuyển từ hình thức viết sang hình thức truyền miệng. Bởi người bình dân nơi đây có thể khơng đọc trực tiếp các văn bản nhưng họ được nghe người khác kể lại hoặc trình diễn dưới các hình thái nghệ thuật đại chúng như lễ hội dân gian, kịch dân gian và ngâm thơ kể chuyện… Các hình thái văn hóa dân gian này chính là nơi bảo lưu các truyện kể và làm cho nó

ln ln được tái sinh dưới hình thức mới. Do đó, có thể coi q trình dân gian hóa các tác phẩm ngoại lai là một trong những con đường tạo ra các biến thể Jataka ở Myanmar.

Tìm hiểu văn hóa dân gian Myanmar, chúng tơi thấy ở đất nước này có loại hình nghệ thuật Pyazat. Đó chính là kịch dân gian có nguồn gốc từ Jataka, kể về những tiền kiếp của Đức Phật mà Ngài đã trải qua trước khi trở

thành Bồ Tát: Ngài đã gặp ai, làm gì và dưới các dạng thức như thế nào? Mỗi vở kịch Zat được trình bày suốt đêm, xen kẽ vào đó là các màn múa hát của vũ công trên sân khấu hoặc nhạc công ngồi sau sân khấu thể hiện.

Ở Myanmar, tiếng Pali gọi Jataka là Zat. Khi kết hợp hai chữ Pya

(diễn) và Zat với nhau, nó trở thành Pyazat. “Pyazat” có nghĩa là biểu diễn các sự việc thực tiễn qua hình tượng và lời thoại có thể nghe được. Từ “Pyazat” đi vào đời sống Myanmar năm 1733, dưới triều đại vua Hansavati [97, tr. 220].

Pyazat đầu tiên được biểu diễn tại các làng, dựa trên các câu chuyện Jataka. Vở diễn sớm nhất được cho là Mabikat Pyazat. Đây là tác phẩm rất

nổi tiếng do nhà soạn kịch tài danh Wun Khyi Padesar Aja thời Nyaung Yan (1698-1714) viết. Trong vở kịch, ông đề cập chi tiết về cách thức diễn, hát, trị chuyện, những gì cần làm và nghệ thuật sử dụng âm nhạc trên sân khấu.

Mục đích của các Pyazat khơng chỉ để giải trí mà cịn muốn lồng ghép các hướng dẫn luân lý đạo đức. Hầu hết các câu chuyện được đưa lên sàn diễn đều có gốc gác từ chuyện hạ sinh của Đức Phật với những giá trị đạo đức đã được toàn nhân loại chấp nhận. Chẳng hạn, việc trình diễn về đời sống của Đức Phật khơng chỉ có ý nghĩa giáo dục con người về văn hóa mà cịn thể hiện sự học hỏi và truyền đạt những hiểu biết về giáo lý của Ngài.

Các vở diễn Pyazat trong thời đại Kon - baung, dưới triều vua Mindon (1853-1885) cũng được xem như một phương tiện chính trị nhằm biểu đạt vài sự bất đồng và muốn loại bỏ những sai lầm của các triều đại trước.

Nghệ thuật Pyazat có sự biến đổi đáng kể trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ II để phù hợp với thị hiếu hiện đại, thậm chí nhiều vở Pyazat đã được

chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa các Pyazat biến mất khỏi sân khấu. Chúng vẫn tồn tại và được phổ biến song hành cùng điện ảnh.

Năm 1950, ngay sau khi Myanmar giành độc lập, các Pyazat có sự khởi sắc. Tên tuổi một số diễn viên kịch hàng đầu: Sein Aung Min, Shwe Marn Tin Maung, Kat Nat Sein… đã trở nên thân quen với mọi gia đình Myanmar.

Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, các vở diễn vừa là phương tiện giải trí vừa mang những thông điệp về đạo lý tới mọi người. Phần đầu của một vở diễn là chương trình nhạc kịch với âm hưởng hiện đại và phần sau sẽ trình diễn một câu chuyện lấy từ các Jataka hay Dhammapada (một câu chuyện rất quen thuộc với dân chúng Myanmar - như Hamlet với khán giả Anh). Và khơng

khác vai trị của rối bóng Wayang đối với sự xuất hiện của sử thi Ramayana ở Đơng Nam Á, kịch Zat cũng là loại hình nghệ thuật gắn với các tầng lớp nhân dân, từ đó các câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật ngày càng lan tỏa sâu - rộng vào quần chúng.

Bên cạnh kịch dân gian thì hoạt động ngâm và kể chuyện dân gian

Jataka cũng là sinh hoạt văn hóa hết sức độc đáo được nhân dân Myanmar ưa

chuộng. Các câu chuyện nhờ đó mà ln đồng hành cùng cuộc sống, không phai theo thời gian.

Ở Myanmar, người ta kể và ngâm Jataka hàng năm. Thời điểm thích hợp nhất cho hoạt động này là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 khi mọi người đã xong công việc mùa vụ. Trên đất Myanmar, Jataka được kể và

là những người giàu có); các nhà sư (những người sẽ ngâm, kể các Jataka).

Các nhà sư trẻ (và chú tiểu) vốn được đào tạo kỹ năng ngâm, kể ở chùa. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của họ là ngâm, kể nhuần nhuyễn các tích

Jataka. Họ phải luôn sẵn sàng làm tốt việc này ngay cả khi có một lễ ngâm,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)