Các con đƣờng dẫn đến biển thể Jataka trong truyện cổ dân gian Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 75 - 81)

Campuchia là một trong những quốc gia hình thành sớm ở khu vực Đông Nam Á với nền văn minh Ăngco cổ xưa, rực rỡ, huy hồng. Nền văn hóa Campuchia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Mối giao lưu,

mối lương duyên giữa một người Bà la môn giáo đến từ Ấn Độ là Kaundinya (sau này người Trung Quốc gọi là Hỗn Điền) với một người con gái bản địa là Soma (người Hán gọi là Liễu Diệp). Hỗn Điền là chàng trai trẻ, khỏe, trí tuệ, am tường về văn hóa xung quanh cịn Liễu Diệp là con gái một thủ lĩnh bộ lạc bản địa. Sự kết hợp này chính là một minh chứng cho “việc những đợt người Ấn Độ đến Campuchia làm ăn sinh sống. Ban đầu, họ xâm nhập bằng bn bán, về sau họ gắn bó hẳn với mảnh đất này qua con đường hôn nhân với các cô gái bản địa. Cặp đôi Kaudinya - Sôma được xem là những người lập nên Phù Nam. Về sau, các vua Campuchia đều coi đó là triều đại đầu tiên của mình, đặt mình vào địa vị người thừa kế văn hóa Phù Nam từ chữ viết, tiếng Sanscrít, đến tơn giáo, luật pháp” [126, tr. 69].

Ngồi huyền thoại thì các bia ký ở Campuchia cũng là bằng chứng xác thực cho sự tiếp xúc văn hóa Ấn Độ - Campuchia vào khoảng thế kỷ III trước cơng ngun. Người ta đã tìm thấy hàng ngàn bia ký ở Campuchia được viết bằng các thể thơ sanscrít. Ví dụ như bia Phù Nam I (được gọi tắt là Bia Gunavarman). Nội dung tấm bia này một mặt nhắc lại mối lương duyên giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp như dân gian đã vẽ lên trong huyền thoại; mặt khác, thấm đượm tinh thần Hindu giáo, thể hiện sự hiểu biết của người Campuchia xưa về tôn giáo, triết học và văn hóa Ấn Độ [94, tr. 39].

Từ sự tiếp xúc ban đầu ấy, sau này, văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn hóa Campuchia. Khơng ai có thể bác bỏ được sự ảnh hưởng này trên tất cả các phương diện: Phong tục, tập quán, lễ hội đến văn học nghệ thuật, chữ viết, kiến trúc đền đài…

Có thể nói, sau cơng nguyên, trong hơn mười thế kỷ phát triển, cả nền văn học dân gian lẫn văn học viết Campuchia đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa - văn học Ấn Độ. Bên cạnh tác phẩm Riêmkê (một phiên bản của sử thi Ramayana Ấn Độ) được nhân dân nơi đây u thích, đón nhận và trở

thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống thì Jataka (một văn

phẩm khác đến từ Ấn Độ được người Khmer gọi là Xittakhăm) cũng có một

vai trị quan trọng. Trải qua nhiều thế kỷ từ khi du nhập, Jataka luôn được

nâng niu, gìn giữ và mỗi lần tái tạo dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ nào đó hoặc đi vào lời kể của một nhà sư bất kỳ, người dân Campuchia có văn bản Jataka mới mang đậm hơi thở, tinh thần, tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ

của chính mình.

Sử sách Campuchia cũng ghi lại: Thời Phù Nam, Bà la mơn giáo là tơn giáo chính song các hoạt động của Phật giáo cũng rất được coi trọng. Chẳng thế mà thời ấy, có vị sư Tăng Già Bà La (Sanghapala) dịch là Tăng Dương (hay Tăng Khải) từ nhỏ đã thông minh hơn người, thông thạo Phật pháp, đến tuổi đi học thì xuất gia, chuyên nghiên cứu Kinh Phật, tiếng tăm lừng lẫy đến tận Hải Nam. Ông đã dịch bộ A Dục vương kinh và Giải thoát đạo luân.

Ngoài Tăng Dương, một vị cao tăng khác cũng không kém phần nổi tiếng là Mạn Đà La (Mandra) - người Trung Quốc gọi là Hoằng Nhược - đã dịch nhiều kinh sách Phật giáo như: Pháp Giới Thế Tính Kinh, Bản Vân Kinh và Bát Nhã Kinh [74, tr. 50].

Như vậy, nhờ sự phát triển của Phật giáo mà hoạt động dịch kinh Phật Ấn Độ ở Campuchia diễn ra khá sớm, từ thời vương quốc Phù Nam. Hoạt động này tiếp tục được duy trì, phát triển ở các giai đoạn sau, dưới triều vua Jayavarman VII.

Do quốc vương Jayavarman VII là người tôn sùng đạo Phật và muốn trở thành một “Đức Phật tương lai” nên thời kỳ ông trị vì, ơng ln hướng mọi hoạt động xã hội vào “sân chơi” văn hóa thơng qua việc xây dựng đền đài, chùa tháp; mở trường, nghiên cứu kinh tạng; sưu tầm thơ ca - truyện cổ Phật giáo; lặp lại các nghi lễ với phương châm: Ngai vàng - tôn giáo và nhân dân. Nội dung tấm bia Phimaen Akas (một kiệt tác văn học của văn chương

Khơme) cho biết, bà hậu Inđrađêvi (vợ vua Jayavarman VII) là người mến mộ đạo Phật. Sau khi đạt được thành quả nhà Phật, bà sai các vũ nữ biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật trích từ Jataka” [23, tr. 210]. Dần dà, nhờ

những chính sách ưu tiên phát triển, Phật giáo ngày càng đi sâu vào quần chúng và tư tưởng Phật giáo đã trở thành điểm tựa tinh thần của người dân Campuchia cho đến ngày nay.

Từ thế kỷ XIII trở đi, Phật giáo Theravada (tương truyền đến từ Srilanka) chiếm ưu thế ở Campuchia. Sử sách cho biết: Thời kỳ này, vua Jayavarman VII đã cử con trai của mình sang Srilanka học tập giáo lý nhà Phật [75, tr. 70]. Nhằm củng cố và phát huy nhánh Tiểu thừa rộng rãi trong cả nước, ngồi con trai, vua Jayavarman VII cịn cử tiếp các nhà sư đi tu tập và học hỏi. Thời gian sau, các nhà sư lên đường về nước, mang theo một “phiên bản” khác của Jataka gọi là Panasa Jataka [145, tr. 28], thoạt đầu là bản chép tay trên lá cọ. Đây là tác phẩm phóng tác dựa trên những Câu

chuyện tiền kiếp của Đức Phật do các nhà sư Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan chép lại sau những năm tháng tu hành, trở về từ Srilanka. Tác phẩm này đóng một vai trị quan trọng trong việc giáo dục lối sống, đạo đức của con người, góp phần truyền bá giáo lý nhà Phật. Điều đặc biệt là, cũng giống như

Jataka, Panasa Jataka do được viết dưới dạng các truyện kể dân gian nên

người bình dân ít học cũng có thể tiếp nhận. Dần dà, tác phẩm này vượt ra khỏi khuôn khổ tác phẩm văn học Phật giáo, trở thành tác phẩm văn học dân gian, lưu hành rộng rãi ở Campuchia.

Panasa Jataka - một biến thể của Jataka Ấn Độ sau khi xuất hiện ở Campuchia đã

nhanh chóng thâm nhập vào nền văn học Phật giáo bản xứ, trở thành nguồn cảm hứng lớn đối cả hai dòng văn học: Văn học viết và văn học dân gian.

Trong nền văn học viết Campuchia, có một dịng văn chương Phật giáo in đậm dấu ấn của Jataka và Panasa Jataka. Những tác phẩm trực tiếp luận

giải về lý thuyết Phật giáo, xuất hiện và đạt đến sự phồn thịnh từ thế kỷ XV trở đi, bao gồm rất nhiều cuốn sách kinh điển của Phật giáo, trong đó phải kể đến Tripitaka, Traiphum, Lokaneyyajataka. Đặc biệt, cuốn Lokaneyyajataka

(nhập môn vào nguồn gốc những cuộc đời của Phật) là tác phẩm nhằm đề cao lý tưởng Phật giáo của Prê Khleng Nrong - nhà thơ nổi tiếng dưới triều vua Ang En. Ơng là nhà sư, trơng coi một ngôi chùa ở kinh đô Uđơng, giữ vai trị quan trọng về chính trị và hành chính. Nrong viết rất nhiều, phần lớn tác phẩm của ông bắt nguồn từ Kinh Phật (Dhamma Sutra), từ các bài văn giáo quy Phật giáo, từ những Jataka (lịch sử cuộc đời của Phật) [75, tr. 82 - 83]. Ngoài ra, sự xuất hiện của 10 Jataka, gồm: Temiyajataka, Jannakajataka, Suvannasamajataka, Nemirajataka, Mahosathajataka, Bhuradattajataka, Naradajataka, Vidhurajataka, Vesssantarajataka cũng là những biến thể của Jataka gốc - đã được ghi nhận trong giai đoạn này [75, tr. 84].

Nếu trên con đường truyền giáo, các tác giả dựa trên nền tảng của

Jataka và Panasa Jataka để bàn giải những vấn đề liên quan đến Phật pháp

thì ở con đường văn học viết, Jataka trở thành nguồn cảm hứng trực tiếp cho các sáng tác của văn nhân. Nhà nghiên cứu Vũ Tuyết Loan nhận định: “Văn học thời kỳ này mang tính chất Phật giáo rõ rệt... Các Jataka đã có một ảnh

hưởng lớn đối với sáng tác của người Khơme và đã mang vào đó đạo đức tơn giáo của Phật giáo. Những mẩu chuyện trong Jataka được dùng làm cái cốt cho những sáng tạo mới. Xu hướng Jataka hóa biểu hiện trong tác phẩm ở

chỗ các nhân vật chính diện là hiện thân của Phật tổ” [23, tr. 134]. Quả đúng như vậy, khi nhìn lại văn học Campuchia ở nguồn mạch này, ngoài Truyện Vessandor là biến thể của Jataka 547 thì rất nhiều cây bút đã mượn câu chuyện về tiền kiếp Đức Phật làm “tiền đề” cho sáng tác của mình như Kosa

Thipspaday Kao với truyện thơ Cơrông Xôphẹ Mứt (1798), Phhiecseday Acsa Tân với tác phẩm Truyện Sabba siddhi (1899)… [68, tr. 20].

Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, những dẫn chứng trên cho thấy, trong thời hoàng kim của văn học viết Campuchia, Jataka đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn bản xứ. Chính nhờ dịng văn học này mà Jataka thêm một lần nữa được thổi hồn và tái tạo để trở về với cội nguồn của văn học dân tộc là văn học dân gian. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc: “Ở Đông Nam Á, ranh giới giữa văn học dân gian và văn học viết nhiều khi không được rõ rệt lắm. Nhiều sáng tác dân gian về sau được ghi chép lại, sửa chữa và biên soạn thêm, đã trở thành những tác phẩm thành văn. Trong khi đó, những sáng tác cá nhân, mang rõ đặc trưng của văn học viết, lại khơng có tên tác giả, khơng có niên đại và được phổ biến trong quần chúng như những tác phẩm dân gian… Bên cạnh q trình đưa văn học nói thành văn học viết cịn có q trình ngược lại là đưa văn học viết thành văn học truyền miệng. Quá trình này xem ra mạnh hơn” [23, tr.8].

Nhìn lại tiến trình văn học Campuchia, có thể thấy: Thời kỳ hậu Ăngco, Phật giáo phát triển mạnh, tạo nên dòng văn học Phật giáo và dấu ấn của Phật giáo trong truyện cổ dân gian nước này khá đậm nét. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Campuchia, khơng ít truyện chịu ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và Jataka nói riêng như các truyện: Một kiếp luân hồi (Jataka 207),

Hình thỏ trên mặt trăng (Jataka 316), Quan tòa thỏ (Jataka 308), Thỏ Phea làm vua (Jataka 322), Vua xử kiện (Jataka 546), Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật (Jataka 547)... Người dân tin theo Phật, triết lý nhà Phật với căn nguyên và quy luật nhân quả ở đời: Gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Ngồi ra, hình tượng Đức Phật ln từ bi, hỉ xả, nâng đỡ con người, trở thành chỗ dựa tinh thần cho con người cũng xuất hiện nhiều trong các câu chuyện dân gian của người bản địa, tiêu biểu là Truyện Vessandor. Theo nhà nghiên cứu Vũ

đã làm họ xúc động sâu sắc. Văn phẩm vốn là Jataka 547 trong Kinh Bổn Sinh, sau này được Ang Đuông dịch ra tiếng Khơme năm 1837 [75, tr. 85].

Quá trình tạo ra các biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Campuchia cịn thơng qua các hình thái nghệ thuật dân gian khác, cụ thể là lễ hội.

Lễ hội ở Campuchia thường được tổ chức theo lịch Khmer (đại lịch Mơha Soongkran). Có thể kể đến một số lễ hội quan trọng như: Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Phật Đản, lễ Nhập hạ, lễ Phchum Bân, lễ Xuất hạ, lễ Dâng y, lễ hội Đua thuyền…

Trong lễ hội, người dân thường vào chùa nghe các sư thuyết giảng về Phật pháp, về phẩm chất cao quý của Đức Phật và con đường Ngài đạt tới chân lý. Điều chắc chắn là những câu chuyện trong Jataka cũng được kể lại

trong quá trình phổ biến giáo lý kinh Phật cho người dân.

Từ sự phân tích trên, chúng tơi nhận thấy, trong quá trình tạo ra các biến thể Jataka, con đường dẫn đến các dị bản này ở Campuchia phải đi qua

các hình thức: Truyền giáo, dịch thuật, biên soạn, mô phỏng, vay mượn, phóng tác các loại hình nghệ thuật dân gian rồi mới tạo ra các văn phẩm folkore mang tính dân tộc thơng qua truyền miệng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)