Cũng như Myanmar và Campuchia, Phật giáo là một trong những con đường sớm nhất và quan trọng nhất dẫn đến sự tồn tại các biến thể Jataka
trong truyện cổ dân gian Lào. Đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Lệ Thi: “Phật giáo đã được du nhập vào Lào từ thời các mương Lào tồn tại và phát triển. Thời kỳ này, Phật giáo xâm nhập vào bản mương Lào bằng các Jataka. Các Jataka khi đến Lào đã được dân gian hóa, được tái sinh trong dân gian, làm giàu có thêm cho kho tàng văn học dân gian đất nước này. Người ta đã vay mượn cả nội dung và hình thức của Jataka”
Nhận định trên của Nguyễn Lệ Thi muốn nhấn mạnh đến vai trò của văn học dân gian, cụ thể là Jataka đối với việc du nhập Phật giáo ở Lào. Theo tác giả: “Các Jataka kể về kiếp trước Đức Phật từng là một động vật, một loại người nào đó trong xã hội. Do vậy, Phật giáo có thể đi thẳng vào mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt đẳng cấp giàu nghèo” [110, tr. 20].
Xem xét các nhận định trên, chúng ta thấy, tác giả muốn đặt câu hỏi: Bằng cách nào Phật giáo đã dễ dàng xâm nhập vào đời sống nhân dân các bộ tộc Lào? Song hỏi cũng là để trả lời: Jataka được du nhập vào Lào qua con
đường Phật giáo. Còn về mặt thời gian, không rõ Những câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật đã xuất hiện ở đất nước Triệu Voi thời điểm cụ thể nào,
chỉ biết từ trước khi quốc gia thống nhất ra đời (trước thế kỷ XIV), lúc Lào còn tồn tại cấp đơn vị hành chính là bản, mương thì những câu chuyện trong
Jataka đã đâu đó len lỏi trong đời sống người Lào cùng với sự thấm dần của
các giáo lý Phật giáo.
Phật giáo được du nhập vào Lào thời gian nào và bằng con đường nào hiện vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Tuy nhiên, có thể khẳng định, Phật giáo xuất hiện trên đất Triệu Voi khá sớm, trước cả khi quốc gia Lào giành được độc lập. Có hai con đường chính để Phật giáo được truyền bá đến Lào: Từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên.
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại, vào khoảng thế kỷ thứ VIII, những người Môn (Myanmar) đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho cư dân tại đây. Những người Môn này mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và tu sỹ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó, họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào [83, tr. 295].
khắp cả vùng Bắc - Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer (Campuchia). Thế kỷ XIV, khi vua Phạ Ngừm (1316 - 1393) lên ngôi, Phật giáo trở thành quốc giáo và phát triển mạnh trong cả nước [110, tr. 33].
Như vậy, Phật giáo du nhập vào Lào từ lúc đất Triệu Voi chưa hình thành quốc gia với tổ chức xã hội là “mương” nhưng không phải du nhập trực tiếp từ các thương gia Ấn Độ mà gián tiếp qua các nước như Myanmar, Srilanka và chủ yếu là Campuchia. Theo cả truyền thuyết lẫn lịch sử, “vua Phạ Ngừm cùng với cha mình (Chậu Phạ Nghiêu) từng bị vua Xuvana Khăm Phịng bắt đi đày dưới hình thức thả bè trôi sông. Cuối cùng, hai cha con may mắ n t r ô i d ạ t và o lã nh t hổ vư ơ n g q uố c C a mp uc h ia , đ ư ợc vua Jayavarmaparamesvara đón nhận, cho vào trong cung điện trú ngụ. Do được học hành kinh sách và luyện tập võ nghệ như các hoàng tử của nhà vua xứ sở Ăngco, lại có trí tuệ siêu phàm cùng khát vọng lớn nên sau khi trở về Tổ quốc, ơng đã lên ngơi và nhanh chóng thống nhất đất nước” [83, tr.49 - 50].
Sau khi thống nhất toàn bộ lãnh thổ Lào, Phạ Ngừm đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuchia và phát triển trên khắp mọi miền đất nước. Chưa hết, ơng cịn mời nhà sư Maha Pasaman (từng là thầy của Phạ Ngừm trong suốt thời gian lưu vong ở Campuchia) đến Luang Prabang để phổ biến đạo Phật [83, tr. 295]. Sử sách ghi chép lại rằng, các lời căn dặn của ông đối với tồn dân và quần thần ln thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Ví dụ: “Các ngươi sắp nhận việc trông coi phong tục tập quán và giữ công lý trong nước Lạn Xạng. Hãy làm sao để khơng có trộm cắp hoặc giết người, khơng có kẻ phản nghịch nữa. Hãy làm sao cho chủ phải cư xử tốt đối với nô lệ, không được giết chúng, cũng không được đánh đập chúng” [99, tr.233].
Sự toàn thắng của Phật giáo Lào được đánh dấu bằng sự kiện vua Phôthixảyrarát ký sắc lệnh về việc cấm thờ “phỉ”, buộc thần dân trong nước phải thờ Phật (1528). Với sắc lệnh ấy, Phật giáo có điều kiện phát triển rực rỡ và đến thế kỷ XVII, đạt đến cực thịnh ở Lào [110, tr. 37].
Phật giáo ở Lào có lúc thăng lúc trầm; khơng ít lần phải đối mặt với những khó khăn nhưng nhờ tính nhân văn cao cả, tơn giáo này vẫn đồng hành cùng nhân dân Lào qua các thời kỳ lịch sử.
Trên đất Lào - xứ sở của hoa Chămpa - người ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của văn hóa Phật giáo: Từ kiến trúc, nghệ thuật đến hội họa, điêu khắc; từ ngôn ngữ, văn tự, văn học, trang phục, ẩm thực đến tín ngưỡng, lễ hội... Và không ở đâu, Phật giáo lại được thể hiện sinh động, lắm màu sắc và rõ nét như trong đời sống của người dân nơi đây. Với hầu hết dân số theo đạo Phật, người dân Lào luôn nhớ những lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, sư sãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhà sư ở đây được tơn kính như lãnh tụ tinh thần, có vai trị quan trọng trong gìn giữ luật lệ, từ phép tắc hành xử đến luật pháp quốc gia, quy định hành chính. Ở Lào, khi đạo Phật trở thành quốc giáo thì Đức Phật, giáo lý nhà Phật và các môn đệ của Ngài được nhân dân xem là ba viên ngọc quý (tam bảo) của mỗi người. Có thể nhận thấy, Phật giáo đã góp phần khơng nhỏ vào việc giúp cho các truyện kể dân gian (trong đó có Jataka) di chuyển đến các vùng đất lạ theo con
đường truyền giáo của mình.
Khi Phật giáo lên ngôi và vua Phạ Ngừm muốn tôn giáo này ngày càng được phổ biến rộng rãi trong cả nước, ơng đã có nhiều hoạt động, hoặc là khuyến khích các nhà sư ra nước ngoài học tập Phật pháp rồi trở về nước truyền lại cho quần chúng; hoặc là mời các vị chư tăng uyên bác, am hiểu kinh Phật ở các nước lân cận sang nước mình thuyết giảng giáo lý nhà Phật. Kết quả là: Vào khoảng thế kỷ thứ XIV, được sự cho phép của quốc vương
Campuchia, một đoàn truyền giáo Khmer cùng với khoảng hơn 20 nhà sư tinh thông đã mang Tam Tạng Kinh sang Lào để giảng giải kinh Phật [110, tr. 35]. Đoàn truyền giáo được nhân dân Lào nồng nhiệt tiếp đón. Phật giáo thời kỳ này nở rộ, số nhà sư tăng lên gấp bội, nhiều người am hiểu kinh Phật và thấm nhuần giáo lý nhà Phật, trong đó khơng ít vị hịa thượng nổi tiếng được cử làm thầy giảng dạy cho con cháu hoàng tộc. Sau, để Phật giáo đến gần hơn với tầng lớp nhân dân, vua Vixun đã tổ chức và chủ trì việc nghiên cứu giáo lý, dịch kinh. Lúc này, bộ Tam Tạng Kinh cũng được dịch từ tiếng Pali sang
tiếng Lào và phổ biến tại các trung tâm Phật giáo sở tại. Lịch sử cho biết, Vixun không chỉ là một vị vua tài ba mà ơng cịn là người mến mộ đạo Phật và là nhà văn, nhà thơ tài năng. Vậy nên thời gian này, ngoài việc dịch hệ thống giáo lý kinh điển Phật giáo, “bộ truyện Xát - ta - khăm (Jataka) cũng được dịch và phổ biến rộng rãi ở Lào. Việc dịch và biên soạn lại truyện Phạ - vệt - xẳn - đon từ tiếng Pali sang thể thơ Lào còn nhằm để tụng (thết) ở chùa” trở nên phổ biến” [93, tr. 24-25]. Vậy là Jataka từ tác phẩm viết bằng ngôn
ngữ Pali đã được chuyển sang ngôn ngữ của dân tộc Lào dưới hình thức thơ ca nên sự lan tỏa của tác phẩm này khá sâu rộng trong đời sống nhân dân, đặc biệt là Jataka cuối cùng, câu chuyện về hoàng tử Phạ - vệt - xẳn - đon với tấm lòng từ bi hỉ xả đã làm rung động trái tim hàng triệu người Lào lúc bấy giờ.
Như trên đã đề cập, để thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo, nhà vua Lào ngoài việc mời các nhà sư nước ngồi sang giảng đạo cịn cử các nhà sư của mình đi sang các nước lân bang để tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp. Vậy nên, có tài liệu ghi lại rằng: Vào thế kỷ XIV - XVI, khoảng 25 nhà sư từ Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan sau khi tu học tại Srilanka trên đường về nước đã dừng chân ở một ngôi chùa gần Chieng Mai (nay là Bắc Thái Lan) biên tập và soạn thảo lại Jataka. Người ta gọi Panasa Jataka này là các tác
28]. Trong 50 truyện đó, sự tập trung đáng kể vào 10 Jataka cuối (10
peultimate lives of the buddha). Ở Lào, 10 Jataka đó là Phra Te - mii, Phra Chanok, Suwannasarm, Nemiiraj, Phra Mahosot, Phurittat, Chandra Kumarn, Narort, Witoon và Phra Wetssandor [161].
Bên cạnh việc sáng tạo, dịch và phóng tác các tác phẩm văn học Phật giáo Ấn Độ, các nhà thơ, nhà văn của Lào còn tập trung sức lực vào việc nhuận sắc lại các truyền thuyết, sử thi dân gian của dân tộc. Những truyền thuyết lâu đời của Lào như Khun Bulom, Pu Nhoe Nha Nhoe, Khua Khao Kad, Khun Cheuang… được biên soạn lại nhằm xác tín nguồn gốc cao quý
của dân tộc Lào, nhấn mạnh chủ nghĩa anh hùng và tình yêu quê hương đất nước. Trên tiền đề thuận lợi đó, những biến thể Jataka đã ra đời, trở thành tác phẩm độc đáo của vương quốc Lào Lạn Xạng thế kỷ XVI - XVII. Thời kỳ này, người Lào cũng biên soạn lại tác phẩm Jataka (gồm 50 truyện - ở Lào
gọi là hạ xíp xạt). Trong 50 kiếp đó, họ đặc biệt say mê với câu chuyện cuối
cùng về hoàng tử Vệt - sảnh - đon và biên soạn lại dưới dạng thơ kon hài gồm 1.000 bốt (đoạn) và 13 căn theo nội dung truyện [112, tr. 13].
Ngồi biên soạn, dịch thuật, phóng tác thì văn học thành văn cũng là cầu nối quan trọng đưa các Jataka hòa vào dòng chảy của truyện kể dân gian.
Sau khi vua Phạ Ngừm thống nhất các mương Lào, thành lập quốc gia thống nhất Lạn Xạng (thế kỷ XIV - XVII), nền văn học viết Lào cũng hình thành và phát triển. Trong quá trình xây dựng nền văn học viết truyền thống, bên cạnh việc tiếp nhận các kinh kệ, giáo lý đạo Phật, người Lào tiếp nhận cả đề tài, cốt truyện, hình tượng nhân vật trong Jataka. Nói như tác giả Nguyễn Văn Thồn: “Nếu như Tam Tạng Kinh được sư tăng, những vị cao tăng thơng hiểu thì đối với nhân dân, họ lại ham thích và say mê những câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật. Những Jataka đã trở thành nguồn cảm hứng, trở
Phật, cuộc đời Đức Phật đã trở thành tư tưởng chủ đạo của nhiều tác phẩm. Những con người nhân từ, những tư tưởng từ bi, những nhân vật là tiền kiếp của Đức Phật đã trở thành nguồn cảm hứng cho các cây bút Lào thời trung đại. Lúc này, khi Phật giáo khơng cịn xa lạ với quảng đại quần chúng nữa, câu chuyện về tiền kiếp của Ngài cũng theo dòng văn học Phật giáo mà len lỏi trong các câu chuyện dân gian. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Đức Ninh: “Dòng văn học Phật giáo và dòng văn học dân gian cùng tồn tại, đan cài vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên những tác phẩm như: Phạ - vệt - xẳn - đon, Cham - pa - xi - thon; Nang Tan Tay, Xiêu - xa-vạt, Lan - xỏn - pù, Pù - xỏa - lan, Thạo Hùng Thạo Chương, xỉn - xay, Xu - li - vông, Ka - la - kết, Nang - Tèn - on” [93, tr. 25].
Như vậy, khá nhiều tác phẩm văn học được sáng tác trong thời kỳ này đều mang hương vị của đạo Phật nói chung và Jataka nói riêng. Trải qua hàng thế kỷ, nhiều nhà sư cùng với trí thức Lào đã dày cơng sáng tác, biên soạn và dịch thuật để tạo ra một kho tàng văn học phong phú đa dạng mà những biến thể Jataka là điển hình. Những biến thể này vừa mang hơi thở của Phật giáo
lại thấm đẫm chất trữ tình, sử thi và âm hưởng dân gian.
Song do đặc điểm của văn học Lào là luôn tồn tại cùng với văn học dân gian nên ngồi yếu tố tơn giáo, yếu tố bác học thì yếu tố dân gian cũng là một trong những con đường để đưa Jataka hòa vào dòng chảy chung của văn học dân tộc. Về đặc điểm này của văn học Lào, tác giả Nguyễn Năm từng nhận định: “Xét đến cùng, chính dịng dân gian này sẽ lơi cuốn thu hút dịng văn học Phật giáo đến với mình. Và chừng nào trở thành dân gian, đến được với dân gian thì nền văn học tơn giáo kia mới trở nên sống động trong lòng người dân Lào” [99, tr.20].
Vậy nên, sẽ có một con đường nữa dẫn đến những biến thể Jataka
Ở các quốc gia Đơng Nam Á nói chung và Lào nói riêng, văn học dân gian đóng vai trị quan trọng.Vì lẽ đó, khi nghiên cứu truyện kể dân gian, người ta không chỉ khảo sát trên văn bản mà phải đặt nó trong tổng thể của văn hóa dân gian bao gồm lễ hội dân gian, kịch dân gian và ngâm thơ - kể chuyện… Các hình thái văn hóa dân gian này chính là nơi bảo lưu các truyện kể và làm cho nó ln ln được tái sinh dưới hình thức mới. Các câu chuyện kể trong Jataka cũng vậy. Là một văn phẩm ở nước ngoài nhưng khi du nhập vào đời sống dân gian đã được bản địa hóa, dân tộc hóa và mỗi lần bản địa hóa lại được bảo lưu, tái sinh dưới dạng thức mới, trở nên sống động và hấp dẫn lạ thường.
Là những cư dân nơng nghiệp, lễ hội có một tầm quan trọng ở Lào, đặc biệt là các lễ hội Phật giáo. Bởi mỗi lần lễ hội diễn ra, người dân lại được đắm chìm trong những lời thuyết pháp của các nhà sư về cuộc đời Đức Phật, thấm sâu hơn về cái “nhân đức, bác ái, từ bi” của Ngài [83, tr. 267].
Người Lào gọi lễ hội là Bun (phước/phúc). Làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Một trong những lễ hội lớn nhất của người Lào là lễ hội Bun Phạ Vệt (Phật hóa thân) được tổ chức mỗi năm một lần. Đây là “lễ hội nghe các nhà sư đọc truyện Phạ Vệt hay còn gọi kiếp Đức Phạ Vệt bằng 1.000 khổ thơ. Lễ hội không chỉ diễn ra trong một bản mà nhiều bản. Bản đăng cai sẽ có giấy mời nhà sư ở các chùa lân cận và đón tiếp tăng ni từ nơi khác về… Truyện Phạ Vệt có đến 14 đoạn kể về cuộc đời của Đức Phạ Vệt từ khi làm vua một vương quốc đã có vợ và 2 con (1 trai, 1 gái). Ấy thế nhưng, Phạ Vệt với lòng từ bi, hỉ xả đã bố thí con voi trắng được coi là biểu tượng của vương quốc rồi bị đuổi khỏi hoàng gia, phải đưa cả nhà vào rừng tu. Phạ Vệt ngày càng tỏ rõ đức hy sinh, bố thí 2 con rồi bố thí cả vợ. Câu chuyện khép lại bằng một kết thúc có hậu: Vợ chồng con cái Phạ Vệt được đồn tụ tại vương quốc của mình và đều trở thành Phật. Truyện Phạ Vệt với những tình
tiết hấp dẫn, ly kỳ và kết thúc đẹp đã làm cảm động mọi tín đồ đạo Phật trên đất Triệu Voi. Trong đêm lễ hội Phạ Vệt, người ta có thể ngồi nghe kể suốt