Các văn bản biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 109 - 122)

Có thể nói, trong suốt tiến trình phát triển của văn học, cả văn học dân gian lẫn văn học viết Campuchia đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa - văn học Ấn Độ. Bên cạnh tác phẩm Riêmkê (một phiên bản của sử thi Ramayana Ấn Độ) được nhân dân nơi đây u thích, đón nhận và trở thành

món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống hằng ngày thì Jataka (được người Khmer gọi là Xittakhăm) cũng có một vai trị quan trọng. Trải qua

nhiều thế kỷ từ khi du nhập, Jataka ln được nâng niu, gìn giữ và mỗi lần tái tạo dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ hoặc đi vào lời kể của một nhà sư nào đó, người dân Campuchia lại có một văn bản Jataka mới (biến thể) với

nhiều cấp độ khác nhau, chủ yếu là các biến thể ở cấp độ cốt truyện.

Biến thể ở cấp độ cốt truyện

Trong khi khảo sát kho tàng truyện kể dân gian Campuchia, chúng tơi thấy có một số truyện sau vay mượn cốt truyện từ Jataka:

Câu chuyện này là một biến thể từ Jataka 207 (Chuyện vua Assaka -

Tiền thân Assaka). Đó là câu chuyện kể về ơng vua luyến ái vợ cũ và Bồ Tát là người khuyên giải giúp vua thoát khỏi mê hoặc này để trở thành vị vua trị nước đúng đắn. Nhân vật trung tâm là Đức Phật. Đối tượng thuyết pháp là hội chúng Tỳ kheo và nhà vua. Nội dung thuyết pháp là vấn đề ái dục trong đời sống con người.

Nội dung câu chuyện này trong bản kể của Campuchia được giữ nguyên (Một kiếp luân hồi) [49, tr. 263 - 271]. Cái khác nhau ở chỗ, nếu bản kể của Ấn Độ có 4 phần: Câu chuyện hiện tại (Bối cảnh thuyết pháp) - Câu chuyện quá khứ - Nhận diện tiền thân, cuối truyện là bài kệ thì bản của Campuchia, tác giả dân gian trực tiếp đi thẳng vào vấn đề: “Dưới thời vua Assaka, dân chúng tôn sùng Phật giáo, mọi người thi nhau làm phước cúng dường, bố thí để gây lấy dân lành” [49, tr. 263]. Bối cảnh câu chuyện cho thấy khơng khí mộ đạo tràn ngập khắp nơi và đó là bối cảnh của nước Campuchia chứ khơng phài Ấn Độ (trong bản Ấn Độ, đó là nước Kàsi, thành Potali). Tác giả dân gian kết thúc câu chuyện này như sau: “Vua Assaka cúi đầu ngẫm nghĩ, quên mất Đức Phật bên cạnh đã biến từ bao giờ. Hôm sau, ngài ra lệnh hỏa táng thi hài hoàng hậu, đoạn tắm rửa sạch sẽ, chọn một mỹ nhân khác vào cung và thiết triều trị nước” [49, tr. 271]. Câu chuyện này thực chất kể về một vị vua luyến ái. Nội dung tơn giáo mờ nhạt. Hình tượng trung tâm là vua, không phải Đức Phật và trong câu chuyện, Đức Phật không phải là hiện thân của kiếp trước mà như một nhân vật phù trợ luôn ở bên cạnh con người, giúp giải quyết những khó khăn. Trong ý nghĩa như vậy, hình tượng Đức Phật từ Jataka vào truyện cổ Campuchia đã dân gian hóa.

Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 316 (Chuyện hình thỏ trên mặt trăng - Tiền thân Sasa). Câu chuyện nhấn mạnh đức hy sinh của Bồ Tát

trong một kiếp làm con Thỏ.

Về truyện Hình thỏ trên mặt trăng [49, tr. 300 - 302] của Campuchia: Giống như truyện của Myanmar, câu chuyện này nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên. Chẳng thế mà mào đầu câu chuyện, tác giả dân gian viết: “Người Cao Miên cho rằng trên mặt trăng có hình con Thỏ ngồi trên hai chân do theo một huyền thoại của Bà la mơn giáo” [49, tr. 300]. Câu chuyện này có ngụ ý: Tác giả vay mượn một huyền thoại Bà la mơn giáo bên Ấn Độ để giải thích hiện tượng tự nhiên của dân tộc mình. Điều này chứng tỏ mục đích giải thích hiện tượng tự nhiên của truyện. Huyền thoại Bà la mơn đó thực chất là huyền thoại về Đức Phật trong Jataka. Nội dung câu chuyện đơn giản chứ không nhiều tầng nhiều lớp như Jataka nguyên gốc. Trong tác phẩm Jataka, con Thỏ là hiện thân của Đức Phật nên được tác giả tập

trung miêu tả nhiều, có đối thoại, độc thoại nội tâm. Ngược lại, trong bản kể của Campuchia, khơng có các hình thức truyện này. Kết cấu đơn tuyến và khơng có thi kệ. Nhân vật phù trợ là nhân vật Hoàng Đế, khơng phải là Thiên chủ Đế Thích như trong Jataka.

Truyện thứ 3: Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật.

Câu chuyện này là biến thể của Jataka 547 (Chuyện Hoàng tử Vessandor). Truyện nhấn mạnh hạnh bố thí của Đức Phật.

Bản kể của Campuchia (Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật) [49, tr. 294 - 299] không phải là câu chuyện tiền kiếp. Khơng có nội dung và đối tượng thuyết pháp. Truyện chỉ đơn thuần kể câu chuyện về một hồng tử xứ nọ. Vì chàng là người cao cả, giàu đức hy sinh, ban bố mọi thứ cho người dân nên triều đình và vua cha bất bình. Thấy vậy, chàng cùng vợ con rời kinh thành lên một ngọn đồi cao tìm nơi trú ngụ ở trong túp lều cỏ. Sau cùng,

hoàng tử được vua cha thấu hiểu, ơng đón chàng về tiếp quản kinh thành và nhường ngôi.

Như vậy, trong Jataka, Đức Phật thông qua tiền kiếp của mình, nhấn mạnh đến khía cạnh lý thuyết của hạnh bố thí (phải làm gì và phải làm như thế nào), cịn truyện dân gian Campuchia, nhấn mạnh đến kết quả của hạnh bố thí (người tu hành thực hiện hạnh bố thí thì được gì). Vì vậy, truyện mới có tên là Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật. Trong Jataka, người ta kể lại câu chuyện trong

quá khứ khi Ngài đã thành Phật. Truyện của Campuchia là câu chuyện về một chàng hoàng tử trong hiện tại, không phải câu chuyện tiền kiếp. Bởi vì chàng là người giàu lịng bác ái, bao nhiêu của cải riêng tây, đến cả kho tàng trong nước đều chia hết cho người nghèo nên sau khi trở về kinh thành, tiếp quản ngôi vị của vua, sống đến trăm tuổi thì thành Phật và được Phật tử sùng bái đến ngày nay. Ý nghĩa truyện do vậy hàm chứa ước nguyện của người dân Campuchia về hình tượng nhân vật Đức Phật. Rằng một người bình thường nhưng nếu thực hiện một cách toàn tâm và trọn vẹn hạnh bố thí thì sẽ được sống lâu và trở thành người giống như Đức Phật.

Truyện thứ tƣ: Quan tòa thỏ.

Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 308 (Chuyện Chim Gõ kiến -Tiền thân Javasakuna). Nội dung cốt truyện kể về sự vô ơn của Đề - bà - đạt - đa đối với Đức Phật thông qua câu chuyện về chim Gõ Kiến (chính là tiền kiếp của Đức Phật) cứu sống Sư tử nọ bị hóc xương ở cổ.

Câu chuyện Quan tòa thỏ [17, tr. 219 - 222] của Campuchia có cốt truyện giống cốt truyện của Jataka 308 này. Cả truyện của Ấn Độ và truyện

của Campuchia vẫn xoay quanh motif : Một con vật được cứu sống đã khơng biết ơn lại cịn bội nghĩa… nhưng nếu trong Jataka, kết thúc hết sức nhẹ

Rắn cắn chết. Đây chính là cái kết của truyện dân gian: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, phù hợp với mỹ học cổ tích, phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người xưa.

Thứ nữa, truyện này thuộc hệ thống truyện liên quan đến xử kiện, gần gũi với truyện cổ dân gian. Nếu trong Jataka, chỉ có 2 con vật đối chất với

nhau qua bài kệ thì trong truyện của Campuchia, 2 người không tự giải quyết được khúc mắc đành phải đi gặp các lồi nhờ phân xử. Sau cùng, chỉ có con Thỏ với trí thơng minh đã nhìn thấu sự việc mới dạy cho Cọp một bài học và trừng trị nó khiến nó phải trả một cái giá đắt bằng mạng sống của chính mình. Kết thúc truyện này, tác giả dân gian viết: “Với cách phân xử thông minh như vậy, Thỏ được mệnh danh là con vật khôn ngoan nhất”. Rõ ràng, như tên truyện, tác giả dân gian ca ngợi Thỏ như vị quan tịa thơng minh, sáng suốt; đồng thời thể hiện ước mơ của người dân Campuchia về sự công bằng. Truyện không liên quan gì đến hình tượng Đức Phật cũng như khơng nhằm mục đích tuyên truyền giáo lý của nhà Phật.

Truyện thứ năm: Thỏ Phea làm vua.

Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 322 (Chuyện tiếng động mạnh). Truyện này trong Jataka phê phán con Thỏ nọ và các loài khác, ca

ngợi Bồ Tát.

Bản kể của Campuchia [17, tr. 326 - 329] có cốt truyện tương tự như cốt truyện của Jataka 322 này.

Trong truyện Campuchia, rõ ràng con Thỏ đã sai nhưng nó biết dùng mưu trí của mình để chữa cháy. Nó bịa chuyện là mình làm vua của khu rừng rồi bắt Cọp cõng. Thỏ không những khơng bị lên án mà cịn được khen. Đây chính là nét riêng của truyện cổ Campuchia. Bởi vì ca ngợi truyện Thỏ cũng là tiếng lòng ngợi ca của người dân Campuchia về những con vật nhỏ bé nhưng thơng minh, biết dùng mưu mẹo của mình thì có thể đánh bại được kẻ to lớn,

chuyện do vậy khơng có nội dung tơn giáo, khơng nhằm thuyết pháp và cũng khơng có thi kệ. Hình tượng con Thỏ là nhân vật trung tâm. Khơng có hình tượng nhân vật của Phật giáo.

Truyện thứ sáu: Vua xử kiện.

Câu chuyện là một biến thể trong Jataka 546. Cốt truyện kể rằng: Trong một tiền kiếp, Đức Phật từng là chàng trai 7 tuổi nhưng có trí tuệ siêu việt tên là Osadha - Kumara. Với trí thơng minh của mình, hiệp sĩ 7 tuổi này đã trả lại công bằng cho mọi người và lật tẩy mọi luận điệu dối trá của kẻ gian tà, ác độc. Một trong số đó là chuyện Đàn bị.

Ý nghĩa của truyện này trong Jataka: Trong 10 Hạnh ba la mật thì Trí tuệ là hạnh vơ cùng quan trọng đối với các tín đồ Phật giáo. Con người có trí tuệ thì mới đạt đến sự thanh thản và thoát khỏi dục vọng cũng như cõi u minh để đạt đến trạng thái cực lạc tối ưu. Trong các kiếp trước, dù Bồ Tát hiện thân ở dạng nào, vật hay người thì Ngài vẫn ln thể hiện mình là người có trí tuệ. Khi đầu thai làm vua, Ngài am hiểu vương pháp, trị nước đúng mực công minh. Khi đầu thai làm đại thần, Ngài luôn cố vấn cho vua những bài học quý giá trong việc trị nước và hành xử đối với kẻ ngoại bang. Khi đầu thai làm khỉ, làm voi, làm thỏ, Ngài luôn là con đầu đàn. Do vậy, trong Jataka, vấn đề trí tuệ được đề cập đến khá nhiều và khơng ít lần, Bồ Tát thuyết pháp cho các Tỳ kheo về “sự viên mãn của trí tuệ”. Jataka 546 này kết tinh đầy đủ nhất trí tuệ đó mà truyện Đàn bị là một điển hình.

Với người dân Campuchia, đây cũng là câu chuyện được họ rất yêu thích nên từ một sản phẩm của nước Ấn Độ xa xôi, họ đã tái tạo lại câu chuyện mới mang đậm màu sắc dân tộc mình: Truyện Vua xử kiện [49, tr. 442 - 583].

Câu chuyện này theo bản kể của tác giả Lê Hương giống cốt truyện trong

Ý nghĩa của truyện ca ngợi vua nước Campuchia, đồng thời thể hiện ước mơ của người dân nơi đây về một vị vua cơng minh và ái quốc. Vì vậy, nếu như ở Jataka, kết thúc truyện tên ăn trộm bị khơng những chịu hình phạt nặng nề mà còn được nghe Đức Phật thuyết pháp về ngũ giới thì kết thúc truyện của Campuchia chỉ nói rằng, nhờ sự phân xử của vua mà người lấy trộm bị phải trả lại cho người nơng dân. Như vậy, truyện này khơng có hình tượng Đức Phật, cũng khơng nhằm mục đích giáo huấn. Trong ý nghĩa như vậy, màu sắc tôn giáo đã nhường chỗ cho màu sắc dân gian.

Rõ ràng, đã xuất hiện nhiều biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian

Campuchia. Để tiện theo dõi, chúng tơi cụ thể hóa trong bảng so sánh sau:

Số lƣợng truyện Số thứ tự truyện trong Jataka

Bản của Ấn Độ Bản của Campuchia

1 Jataka 207

Tên truyện: Chuyện vua Assaka

Cốt truyện: Kể về một

trong những tiền kiếp làm người Bà la môn của Đức Phật.

Ý nghĩa:

Đức Phật thuyết pháp cho các Tỳ kheo về vấn đề luyến ái và tham dục.

Tên truyện: Một kiếp luân hồi

Cốt truyện: Kể về một

vị vua luyến ái, yêu vợ đến mù quáng đến mức quên hết trách nhiệm của mình.

Ý nghĩa: Ca ngợi Đức

Phật. Chính Ngài đã giúp vua nhận thức được thực tại và quay trở về với trách nhiệm gánh

vác giang san của mình.

2 Jataka 316

Tên truyện: Chuyện con thỏ

Cốt truyện: Kể về một

trong những tiền kiếp làm con thỏ của Đức Phật. Ý nghĩa: Đức Phật thuyết pháp cho các Tỳ kheo về hạnh Bố thí. Tên truyện: Hình thỏ trên mặt trăng Cốt truyện: Giải thích

nguyên nhân xuất hiện hình ảnh con thỏ trên mặt trăng của người dân Campuchia.

Ý nghĩa: Truyện giải

thích hiện tượng tự nhiên.

3 Jataka 547

Tên truyện: Chuyện đại vương Vessantara

Cốt truyện: Nói về một

trong những tiền kiếp là hoàng tử của Đức Phật.

Ý nghĩa: Ca ngợi hạnh

Bố thí của Bồ Tát

Tên truyện: Truyện hoàng tử Vessandor thành Phật

Cốt truyện: Kể về hoàng tử Vessandor

giàu hy sinh và cuối cùng được lên làm vua.

Ý nghĩa: Phản ánh nguyện vọng và ước mơ của người dân Campuchia về việc trở thành đấng toàn năng như Đức Phật.

Tên truyện: Chuyện con chim Gõ kiến

Cốt truyện: Kể về một

Tên truyện: Quan tòa thỏ Cốt truyện: Kể về con thỏ

4 Jataka 308

(Tiền thân Javasakuna)

trong những tiền kiếp làm chim Gõ Kiến của Đức Phật.

Ý nghĩa: Phê phán những kẻ ngoại đạo trong tăng đoàn Phật giáo (Đề - bà - đạt - đa).

đã phân xử được khúc mắc giữa Cọp và Rắn.

Ý nghĩa: Phê phán thói vơ

ơn bạc nghĩa của con người. Những kẻ vô ơn cuối cùng cũng bị trừng trị đích đáng như quan niệm của quần chúng về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác (mỹ học cổ tích).

5 Jataka 322

Tên truyện: Chuyện tiếng động mạnh

Cốt truyện: Kể về một

trong những tiền kiếp làm sư tử của Đức Phật.

Ý nghĩa: Thuyết giảng

về thói thiếu suy nghĩ của kẻ tà sư ngoại đạo (mang tính thần Phật giáo).

Tên truyện: Thỏ Phea làm vua

Cốt truyện: Kể về con Thỏ thông minh. Bằng tài trí, khơng những đã thốt tội mà cịn được làm vua của núi rừng.

Ý nghĩa: Ca ngợi những

con vật dù nhỏ bé nhưng thơng minh vẫn có thể thắng được kẻ lớn mạnh hơn mình (giống truyện ngụ ngơn).

Jataka 546

Tên truyện: Chuyện đường hầm vĩ đại

Cốt truyện: Kể về một trong những tiền kiếp là

Tên truyện: Vua xử kiện Cốt truyện: Kể về người nơng dân nọ bị ăn trộm bị và đến nhờ vua

6 chàng trai 7 tuổi thông minh của Đức Phật. Ý nghĩa: Thuyết pháp cho các Tỳ kheo về hạnh Trí tuệ. xử kiện. Ý nghĩa: Phản ánh ước mơ, khát vọng của người dân Campuchia về một vị vua công minh và ái quốc.

Bảng 4.3

Có 6 truyện trong kho tàng truyện cổ dân gian Campuchia là các biến thể của Jataka nhưng được đơn giản hóa về nội dung. Với tính chất như vậy,

Jataka vốn là di sản văn hóa của Ấn Độ đã gia nhập kho tàng folklore đất

nước chùa tháp. Văn học dân gian Campuchia, trong đó có truyện cổ tích, đã phản ánh thực tế cuộc sống, kinh nghiệm sinh tồn, sự khôn ngoan của các thế hệ và tình cảm chân thành chứa chan tình nghĩa giữa những người dân. Các yếu tố thần kỳ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, motif… đã tạo nên sự hấp dẫn của truyện cổ tích Campuchia.

Và cũng giống như Myanmar, người dân Campuchia cũng vay mượn hình thức kể chuyện thuyết pháp để sáng tạo ra các biến thể của riêng mình.

Biến thể ở cấp độ hình thức kể chuyện

Những đoạn thuyết pháp nhiều khi rất dài thường do chính Đức Phật đảm nhiệm; có khi Ngài phó thác cho nhà sư, đôi lúc lại “cài vào miệng” người có đạo hạnh hoặc là tín đồ trung thành của đạo Phật. Tiêu biểu là truyện

Nàng Visakha. Đây là nhân vật xuất hiện trong Jataka 547 là người con gái

của vua, tinh thông Phật pháp. Trong truyện của Campuchia cũng nói rằng sau khi kết hơn, nàng sống với gia đình nhà chồng rất hịa hợp và hiếu thuận,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biến thể jataka trong truyện cổ dân gian đông nam á (Trang 109 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)