4. Về những biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Na mÁ
CÁC VĂN PHẨM (BIẾN THỂ JATAKA) Ở MYANMAR Truyện thứ nhất: Chuyện chó sói và sếu.
Truyện thứ nhất: Chuyện chó sói và sếu.
Truyện này là một biến thể của Jataka 308 (Chuyện Chim Gõ kiến - Tiền Thân Javasakuna).
Nội dung câu chuyện như sau:
Câu chuyện ở hiện tại (Bối cảnh thuyết pháp): Chuyện do Bồ Tát kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về sự vô ơn của Ðề - bà - đạt - đa.
Câu chuyện quá khứ: Trong tiền kiếp, Bồ-tát sinh ra là một con chim Gõ kiến sống trong vùng Tuyết Sơn. Bấy giờ, có một con Sư tử, trong khi ăn mồi, bị một miếng xương mắc trong cổ. Cổ nó sưng lên đến độ nó khơng thể ăn gì được và đau đớn khơn cùng. Chim Gõ kiến đang kiếm đồ ăn, đậu trên một cành cây, trơng thấy Sư tử trong hồn cảnh bi kịch ấy đã giúp nó lấy cái xương ra khỏi cổ và Sư tử vượt qua được nguy kịch này. Một hôm, Chim Gõ kiến (Bồ Tát) nhìn thấy Sư tử đang ăn một con bị rừng mà nó vừa giết. Chim Gõ kiến muốn thử lòng Sư tử liền hỏi xin mấy miếng thịt. Sư tử không những không cho chim Gõ kiến miếng thịt nào mà cịn nói là cái hơm Chim liều mình cứu Sư tử, Sư tử đã khơng ăn thịt nó là may rồi. Chim Gõ kiến thất vọng biết đây đúng là kẻ vô ơn và đọc thêm bài kệ về vấn đề này rồi bay đi.
Phần kết: Bồ Tát nhận diện tiền thân (Bấy giờ, Ðề - bà - đạt - đa là con Sư tử, cịn Ta chính là con chim Gõ kiến)..
(Lược theo bản kể của Hịa thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền/Kinh Tiểu Bộ - tập IV, tr. 289 - 290, Nxb Tôn
giáo, 2015).
Truyện Myanmar Chó sói và sếu kể: Trong một tiền kiếp, Đức Phật
từng là một con Sếu. Một buổi chiều kia, khi Sếu đang đi trên bờ sông, bỗng gặp một môn đồ cũ tên Devadata (Đề - bà - đạt - đa, môn đồ xấu, tâm địa hẹp
hịi), là một con Sói biến hình. Khi sống dưới lốt người theo hầu Đức Phật, lúc nào hắn cũng tỏ ra ghen ghét thầy. Lúc này, nó đang gặp sự cố vì tham ăn nên đã bị mắc ở cổ họng. Thấy vậy, Sếu động lòng thương, thò mỏ dài vào cổ họng chó sói gắp con cá ra. Sói thốt nạn và Sếu giả vờ hỏi xem xứng đáng được thưởng cơng gì. Sói tuy biết Sếu là Đức Phật những vẫn vô ơn nên lầu bầu: “Tạ ơn ư? Thầy phải lấy làm sung sướng khi tôi đã để thầy cho cái mỏ vào cổ họng mà tơi lại cho ra mà khơng làm gì thầy cả. Như thế, thầy cịn nói đến cơng nữa à? Nếu tôi ngậm cái miệng lại thử hỏi thầy có cịn đầu để mà địi tơi tạ ơn nữa khơng?”. Và câu chuyện kết thúc bằng một sự trừng phạt: “Người ta được biết rằng sau nhiều lần vô ơn bạc nghĩa, Trời Phật đã đẩy con chó sói Devadatta xuống địa ngục và xiên vào cái mõm của nó bằng hai cái xiên, một cái từ trên xuống dưới và một cái từ phải sang trái để nó khỏi nói những lời bội nghĩa vong ơn”.
(Theo bản của Ngô Văn Doanh, Truyện cổ Mianma, Nxb Văn hóa
Thơng tin, 2014, tr 69 - 70)
Truyện thứ hai: Cô gái hiếu thảo.
Đây là một biến thể của Jataka 22 (Chuyện tiền thân con chó - Tiền thân Kukura).
Nội dung câu chuyện như sau:
Câu chuyện hiện tại (bối cảnh hiện tại câu chuyện): Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, Bồ Tát đã kể về việc làm lợi ích cho bà con.
Và để làm sáng tỏ điều này, Ngài viện dẫn một câu chuyện trong quá khứ. Câu chuyện trong quá khứ:
Câu chuyện kể rằng trong một tiền kiếp, Bồ Tát từng được sanh làm con chó đầu đàn rất thơng minh, sống trong một nghĩa địa lớn với đàn chó hàng trăm con vây quanh. Thuở ấy, vua Brahamadatta đang trị vì ở Ba-la-nại. Một hơm, vua ngự lên xe được trang hồng đẹp đẽ, được kéo bởi những con
ngựa Sindh giống quý, đi đến khu vườn, trọn ngày vui chơi tại đấy và khi mặt trời lặn, vua mới trở về thành nên đêm hôm ấy, quân hầu phải để xe nhà vua trong sân hoàng cung. Ban đêm, trời mưa, yên cương bị ướt. Các con chó nhà vua thuộc nịi giống tốt, từ trên lầu đi xuống, nhai ăn da và dây cương chiếc xe ấy. Bọn người hầu của vua khơng nghĩ rằng chính các con chó tốt của nhà vua đã làm việc này mà lại đổ lỗi cho đàn chó từ bên ngồi vào. Sau đó, vua sai người giết chúng, khởi lên tai nạn lớn cho lồi chó. Chúng chạy trốn vào nghĩa địa và đến bên cạnh Bồ-tát và hỏi ý kiến. Bồ Tát biết đồng đội của mình bị oan nên vào yếu kiến vua. Bằng lý lẽ, trí lự sắc sảo của mình, Ngài chỉ cho vua chính đàn chó tốt của vua đã nhai và gặm nát yên cương. Sau đấy, Ngài thuyết pháp cho vua về hành vi thiếu suy xét của mình. Vua thấu hiểu, nghe theo lời Bồ-tát khuyến giáo cho đến trọn đời, vua làm các phước đức như bố thí v.v... Vì vậy, sau khi mạng chung, vua sanh lên cõi trời. Lời "Khuyến giáo của con Chó" tồn tại đến mười ngàn năm. Còn Bồ-tát sống đến hết thọ mạng, rồi đi theo nghiệp của mình.
Phần kết thúc câu chuyện: Bồ Tát nhận diện tiền thân.
(Lược theo bản kể của Hịa thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh Việt
Nam Nam Truyền/Kinh Tiểu Bộ - tập III, tr. 104 - 107, Nxb Tôn giáo, 2015).
Truyện Cơ gái hiếu thảo của Myanmar kể: Xưa có vị ẩn sĩ sống ở trong rừng. Một hơm, ngài nhìn thấy có con chó gầy gị tội nghiệp chạy đến túp lều của mình. Với lịng thương xót vơ hạn, ơng đã ni con chó ấy và dùng phép thuật biến nó thành một cơ gái có nhan sắc tuyệt vời. Một ngày nọ, nhà vua đi săn ghé qua, vừa nhìn thấy đã đem lịng u mến và cưới nàng làm vợ. Năm tháng qua đi, hoàng hậu sinh cho nhà vua bảy cô con gái. Sáu cô đầu trở thành vợ của các quan võ và quan văn; cịn nàng Út thì lại lấy một người tiều phu.
Trong khi đó, cung vua lại xảy ra nhiều việc hết sức kỳ lạ. Từ ngày vua lấy hồng hậu về cung thì mỗi ngày cung điện mất một đôi giày. Quan lại cho truy
lùng khắp nơi nhưng khơng tìm ra kẻ trộm. Một hơm, vua tình cờ nhìn vào đơi ủng của mình và thấy trên đó có những vết răng chó. Vua lập tức ra lệnh truy tìm tất cả các con chó để trừng trị. Lũ chó này liền đến thưa chuyện với con chó đầu đàn. Con chó đầu đàn với trí thơng minh đã chỉ cho nhà vua thấy rằng kẻ phạm tội không phải là những chú chó tội nghiệp đáng thương kia mà chính là các con chó được sống no đủ cùng một mái nhà với vua. Vua đích thân truy tìm và cuối cùng phát hiện ra thủ phạm là hoàng hậu. Vua đã mang hoàng hậu trao trả lại cho vị ẩn sĩ xưa kia rồi quay về cung. Hoàng hậu trở về với kiếp chó ban đầu của mình nhưng trái tim người mẹ ấy thì khơng ngi nỗi nhớ 7 cơ con gái của mình. Hồng hậu trong bộ dạng chó đến nhà cơ con gái nào cũng bị hắt hủi. Chỉ riêng cô Út là dịu dàng hôn lên má mẹ, tắm rửa và chăm lo cho bà. Người mẹ cảm động rơi lệ rồi tắt thở. Khi chết, bà hóa thành một cái cây tồn vàng trước cửa nhà cơ Út. Các cô chị thấy thế, tranh nhau đến bẻ cành, nhưng nhà vua - cha của các cơ gái biết tin này đã nói với cơ Út: “Cái cây này chỉ thuộc quyền một mình con. Chỉ mình con đã che chở cho người mẹ tội nghiệp của mình và vẫn tỏ ra là đứa con yêu đến tận cuối đời mẹ”.
(Theo bản của Phạm Xuân Nguyên, Truyện cổ Mianma, Nxb Văn hóa
dân tộc, 1994, tr. 125 - 132).
Truyện thứ ba: Ông lão trên mặt trăng.
Đây là một biến thể của Jataka 316 (Chuyện hình thỏ trên mặt trăng -
Tiền thân Sasa).
Nội dung câu chuyện như sau:
Câu chuyện hiện tại: Bối cảnh thuyết pháp là câu chuyện ở hiện tại mà Đức Phật muốn thuyết pháp cho các tỷ kheo về hạnh bố thí.
Và câu chuyện quá khứ là:
Một trong những tiền kiếp của Đức Phật là con thỏ. Truyện kể rằng: Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba - la - nại, Bồ - tát sinh ra là một con Thỏ sống trong một khu rừng. Thỏ có ba bạn: Một con Khỉ, một con Chó
săn tìm thức ăn của mình trong một khu riêng biệt và đến chiều tối, chúng đến họp lại với nhau. Thỏ rất thông tuệ, có tài khuyến dụ, thường thuyết về Chân lý cho ba bạn kia; dạy các bạn ấy nên bố thí, nên tuân hành luật đạo đức và giữ gìn ngày trai giới. Chúng đều tiếp thu lời khuyến dụ ấy và mỗi con đến trú ở chỗ riêng của mình trong khu rừng ấy. Để thử lịng của Thỏ thơng tuệ và đức hạnh, Thiên chủ Đế Thích từ cõi trời giả dạng làm Bà - la - mơn đến ăn xin. Lúc đó, Bồ Tát ngồi tâm thân ra thì chẳng có gì liền nói với Thiên chủ: “Này Bà - la - mơn, ngài đến với tơi để kiếm đồ ăn thì thật là đúng lắm. Hôm nay, tôi muốn trao tặng một thứ mà trước đây tôi chưa bao giờ trao tặng và ngài sẽ không phải phạm giới sát sinh. Này bằng hữu, khi ngài chất củi và nhóm lên một ngọn lửa xong thì hãy đến báo cho tôi biết, tôi sẽ hiến mạng sống của tôi và nhảy vào trong lửa. Khi thân tôi đã được nướng chín, ngài hãy ăn thịt tơi rồi hồn thành các bổn phận tu sĩ của ngài”. Cảm động trước phẩm hạnh của Thỏ, Đế Thích muốn phẩm hạnh này của ngài được tỏa sáng muôn đời nên ép một trái núi, lấy nước tinh từ đó ra mà vẽ hình một con Thỏ lên mặt trăng. Sau khi đặt Thỏ vào chỗ nằm bằng cỏ non Kusa, Thiên chủ quay về cung điện của mình ở trên trời.
Phần kết: Bồ Tát nhận diện Tiền thân. Con Thỏ ấy là một hiện thân trong kiếp trước của Ngài.
(Lược theo bản kể của Hịa thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền/Kinh Tiểu Bộ - tập IV, tr. 318 - 322, Nxb Tơn
giáo, 2015).
Câu chuyện Ơng lão trên mặt trăng của Myanmar kể: Ngày xửa ngày
xưa, ở một làng nọ, có một ơng lão chun làm nghề giã gạo kiếm sống. Ơng khơng có bạn bè người thân nào khác ngoài con thỏ. Cuộc sống trôi đi thật buồn tẻ và mệt nhồi vì giã gạo xong cịn phải sàng cám nữa và ơng cứ ước
của ông lão thấu tận tâm can Nữ thần Mặt trăng và người đã biến thành cụ bà xuống giúp ông lão rồi ban đêm lại trở về cung trăng. Lịng ơng lão cơ quạnh mỗi khi khơng có cụ bà và ơng lão đã xin nữ thần mặt trăng cho lão cùng với thỏ lên cung trăng. Và từ đó, cứ mỗi độ trăng trịn, lại thấy có hình ảnh chú thỏ trên cung trăng. Như vậy, câu chuyện này thuần túy chỉ để giải thích hiện tượng tự nhiên. Cốt truyện giản lược đi rất nhiều. Những nội dung tôn giáo bị biến mất hoàn toàn, chỉ đơn giản là câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên như con người thời hồng hoang khi đứng trước thế giới tự nhiên bao la mà bí ẩn với nỗi băn khoăn không biết trời từ đâu mà đến, đất từ đâu mà có và họ giải thích bằng trí tưởng tượng của mình. Nội dung câu chuyện bắt đầu bằng cụm từ: “Ngày xửa ngày xưa, trong một làng nọ, có một ơng lão chun làm nghề giã gạo mướn…”. Ơng khơng có bạn bè người thân, chỉ có một con thỏ già làm bạn. Nữ thần mặt trăng vì cảm thương với số phận của ông và đưa ông lên mặt trăng để cho họ được sống như ý nguyện. Truyện kết thúc bằng câu: “Vì thế, đến bây giờ mỗi độ trăng trịn, nếu nhìn kỹ mặt trăng, các bạn sẽ thấy hình ơng lão đang giã gạo và con thỏ già đang ngồi ăn cám bên cạnh”.
(Lược theo bản kể của Ngô Văn Doanh trong Truyện cổ Mianma, Nxb
Văn hóa Thơng tin, 2014, tr. 26 -27).
Truyện thứ tƣ: Con thỏ nhát gan.
Đây là một biến thể từ Jataka 322 (Chuyện tiếng động mạnh - Tiền thân Daddabha).
Nội dung câu chuyện này như sau:
Câu chuyện hiện tại (Bối cảnh thuyết pháp) là câu chuyện ở hiện tại mà Đức Phật muốn thuyết pháp cho các tỷ kheo về một số tà sư ngoại đạo.
Và câu chuyện quá khứ là: Trong một tiền kiếp, Bồ Tát từng là con sư tử dũng mãnh và chín chắn sống trong một khu rừng. Tại nơi Ngài sống có một con thỏ. Một hôm, sau khi ăn xong, thỏ đến nằm bên dưới cây kè nhỏ. Ngay lúc ấy, một trái vilva chín rơi xuống trên ngọn lá kè. Nghe tiếng động,
thỏ liền nghĩ: "Ðất vững chắc này đang sụp xuống". Thế là nó vụt chạy, chẳng ngối cổ nhìn lui. Một con thỏ rừng khác nhìn thấy nó phóng đi và có vẻ hãi hùng sắp chết như vậy cũng lao cổ chạy theo. Rồi cứ thế con thỏ này chạy theo con thỏ khác nối nhau thành một trăm ngàn con phóng chạy. Rồi một con nai, một con heo rừng, một con hoẵng, một con trâu, một con bò rừng, một con tê giác, một con cọp, một con sư tử và một con voi trông thấy chúng chạy qua. Khi chúng hỏi làm sao mà chạy như thế vì đều trả lời rằng đất sắp vỡ ra, chúng cũng phóng chạy với nhau ln. Thế là cả đám lồi vật ấy kéo ra dài cả một dặm.
Khi Bồ - tát trơng thấy đám lồi vật cứ cắm đầu phóng chạy và nghe duyên cớ là đất sắp đến lúc diệt tận, ngài liền nghĩ: “Chẳng có đâu đất đến lúc diệt tận cả. Chắc chắn phải có một tiếng động nào đó mà chúng đã hiểu lầm và nếu chính ta khơng nỗ lực thật nhiều thì chúng sẽ chết hết. Ta phải cứu mạng chúng mới được”.
Sau khi nghe thỏ kể lại đầu đuôi câu chuyện, Sư tử liền đến gốc cây vilva, trông thấy chỗ Thỏ đã nằm dưới bóng cây kè và thấy trái vilva chín đã rơi trên ngọn lá kè kia. Sau khi đã cẩn thận xác nhận rằng đất không bị vỡ, Bồ - tát liền đặt thỏ lên lưng và với tốc độ của Sư tử, phóng về chỗ bọn thú đang đứng, xoa dịu nỗi sợ hãi vơ hình của chúng và tất cả đều nhờ Bồ - tát mà thoát chết.
Kết thúc, Bồ Tát nhận diện Tiền thân.
(Lược theo bản kể của Hịa thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh Việt Nam
Nam Truyền/Kinh Tiểu Bộ - tập IV, tr. 343 - 347, Nxb Tôn giáo, 2015).
Trong truyện của Myanmar Con thỏ nhát gan kể rằng: Một con thỏ nọ đang ngủ dưới cây thốt nốt, có cơn gió thổi qua làm thốt nốt rơi mạnh nơi thỏ nằm. Thỏ giật mình tưởng trời sụp và cúi đầu chạy bán sống bán chết. Các con vật thấy thỏ làm vậy cũng tưởng thật và hoảng hốt chạy theo thỏ. Nhiều
trong số đó đã bị thiệt mạng. Trước cảnh tượng đó, sư tử - chúa sơn lâm và cũng mệnh danh là kẻ khôn ngoan nhất đã nghi ngờ chuyện này và yêu cầu thỏ dẫn đến nơi trời sập xem thử. Sư tử phân tích cho thỏ thấy đấy chỉ là tiếng động mạnh khi quả thốt nốt rơi chứ khơng phải trời sập gì cả. Chỉ vì nơng nổi, thỏ đã gậy tai họa không những cho mình mà cịn bao lồi vật khác.
(Lược theo bản kể của Ngô Văn Doanh trong Truyện cổ Mianma, Nxb
Văn hóa Thơng tin, 2014, tr. 71 -72).
Truyện thứ năm: Xactinho Glaisan.
Đây là một biến thể của Jataka 291(Chuyện cái bát thần - Tiền thần Bhadra -
ghata).
Nội dung câu chuyện như sau:
Câu chuyện hiện tại (Bối cảnh thuyết pháp): Đức Phật muốn thuyết pháp cho các Trưởng giả trong tăng hội Phật giáo về những người lười biếng.
Và Ngài bắt đầu bằng một câu chuyện trong quá khứ: Trong một tiền